
Các đại biểu đều cho rằng dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) lần này đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, đã cụ thể hóa về quyền đại diện của Công đoàn được Hiến pháp quy định, trong đó có quyền giám sát, phản biện của Công đoàn. Do đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần tiếp tục kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền ủng hộ các quy định trong dự thảo Luật.
![]() |
Bà Hoàng Thị Khánh, nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhất trí cao với việc giữ 2% kinh phí công đoàn. Ảnh: Trần Yến |
Đặc biệt các đại biểu nhất trí cao với việc giữ 2% kinh phí công đoàn, cho rằng rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng yêu cầu, mong muốn của người lao động. Về tài chính công đoàn cần đảm bảo công đoàn được chủ động, giảm bớt các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo việc giám sát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng...
Nhiều ý kiến bày tỏ đồng tình, đánh giá cao với quy định tại Khoản 4 Điều 26 đảm bảo về tổ chức bộ máy, cán bộ công đoàn của dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).
Khoản 4, điều 26 Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) quy định: Tổng Liên đoàn quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là người làm việc theo hợp đồng lao động trong các cơ quan chuyên trách của công đoàn và công đoàn cơ sở theo từng giai đoạn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, số lượng đoàn viên công đoàn, người lao động và khả năng tài chính của công đoàn.
Nhiều ý kiến cho rằng đây là quy định là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi số lượng đoàn viên liên tục tăng, công đoàn cơ sở liên tục phát triển.
Bà Nguyễn Thị Thu Hồng, nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đồng tình cao khi Ban soạn thảo đã thống nhất và đưa được điều này vào Dự Luật.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Thu Hồng, nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: Hải Nguyễn |
“Tôi cho rằng, nếu được thông qua, điều khoản này sẽ tạo nhiều thuận lợi hơn nữa cho cán bộ công đoàn cơ sở hoạt động”, bà Hồng nhấn mạnh.
Cũng góp ý vào Điều 26, ông Dương Văn Sao, nguyên ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, nên nghiên cứu bổ sung thêm vào khoản 3, Điều 26 liên quan đến cán bộ công đoàn ngoài theo địa bàn, có thể thêm yếu tố ngành nghề.
Ông Đinh Ngọc Quý, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội - đơn vị thẩm tra dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) cho biết, dự thảo Luật đã kế thừa những vấn đề cốt lõi nhất của Luật Công đoàn trước đây; đồng thời trao đổi với các đại biểu về quan điểm, quá trình xây dựng dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam trân trọng cảm ơn những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đồng chí nguyên lãnh đạo Tổng Liên đoàn vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi); đồng thời cho biết, Tổng Liên đoàn sẽ tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) để trình Quốc hội.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang cũng khẳng định, Luật Công đoàn (sửa đổi) được xác định là đạo luật khó, vừa bảo đảm để công đoàn thực hiện tốt vai trò là tổ chức chính trị - xã hội, vừa làm tốt vai trò là tổ chức đại diện, bảo vệ người lao động.
Tổng LĐLĐ Việt Nam xác định, việc sửa đổi Luật Công đoàn lần này phải đảm bảo cho Công đoàn Việt Nam, tổ chức rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, ngày càng lớn mạnh, hoạt động hiệu quả, thu hút được đông đảo người lao động tham gia.
![]() |
Quang cảnh Hội nghị tham vấn ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Tổng Liên đoàn về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) diễn ra chiều ngày 8/10. Ảnh: Trần Yến |
Sửa Luật Công đoàn cần kế thừa những nội dung đã khẳng định được tính hợp lý, ổn định, hiệu quả trong quá trình thực hiện; việc sửa đổi phải phù hợp với thể chế chính trị, phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
“Việc sửa Luật Công đoàn trong bối cảnh hiện nay cũng đã có nhiều thay đổi so với thời điểm ban hành Luật Công đoàn 2012, cùng với đó là yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản mà Việt Nam đã và sẽ tham gia, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; tình hình công nhân, công đoàn cũng có những thay đổi quan trọng…”, đồng chí Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh.
![]() |
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hải Nguyễn. |
Trong thời gian vừa qua, được sự phân công của Quốc hội, Tổng Liên đoàn đã tích cực phối hợp với các cơ quan có liên quan chuẩn bị dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5, 6/2024)
Trên cơ sở ý kiến của các Đại biểu Quốc hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, đến nay cơ bản đã hoàn thành, chuẩn bị trình Quốc hội xem xét thông qua vào Kỳ họp thứ 8, dự kiến báo cáo tại hội trường vào ngày 24/10, thông qua vào ngày 26/11.
"Quá trình chuẩn bị dự thảo Luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá là nghiêm túc, thận trọng, chất lượng. Kết quả đạt được đến nay là sự cố gắng rất lớn của Tổng LĐLĐ Việt Nam", đồng chí Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh.
![]() Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt ... |
![]() Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện dự án luật, nhất là cơ chế quản lý tài chính công đoàn được nêu tại hội nghị ... |
![]() Ngày 21/4, Viện Công nhân và Công đoàn phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức tọa đàm khoa học về những ... |