e magazine
09/05/2021 19:47
Giải pháp cho các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách việc làm và thu nhập

09/05/2021 19:47

Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã tạo nên sức ép tiêu cực đối với hệ thống Ngân hàng. Nhiều ngân hàng phải cắt giảm nhân sự, giảm thu nhập của người lao động (NLĐ). Mặc dù vậy, với những nỗ lực của mình, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn có được những kết quả khả quan; song, các NHTM phải có những giải pháp quyết liệt hơn nữa nhằm khắc phục khó khăn cũng như đảm bảo thu nhập cho NLĐ.
Giải pháp cho các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách việc làm và thu nhập cho người lao động

Giải pháp cho các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách việc làm và thu nhập cho người lao động

Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã tạo nên sức ép tiêu cực đối với hệ thống Ngân hàng. Nhiều ngân hàng phải cắt giảm nhân sự, giảm thu nhập của người lao động (NLĐ). Mặc dù vậy, với những nỗ lực của mình, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn có được những kết quả khả quan; song, các NHTM phải có những giải pháp quyết liệt hơn nữa nhằm khắc phục khó khăn cũng như đảm bảo thu nhập cho NLĐ.

Tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đến NLĐ ngành Ngân hàng

Tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đến NLĐ ngành Ngân hàng

Theo thống kê từ báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2020 của 22 ngân hàng, trong 9 tháng đầu năm 2020, có tới 10/22 ngân hàng đã tiến hành cắt giảm nhân sự với tổng số lượng sụt giảm gần 9.000 người1. Cùng với đó, thu nhập của NLĐ ở một số ngân hàng cũng bị cắt giảm để chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 theo sự chỉ đạo của Chính phủ (xem Bảng 1).

Bảng 1: Thu nhập của nhân viên các ngân hàng2.

Giải pháp cho các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách việc làm và thu nhập cho người lao động

Nguyên nhân của tình trạng sụt giảm thu nhập NLĐ ngành Ngân hàng xuất phát từ những tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với hoạt động của các NHTM, cụ thể:

Quy mô tín dụng và huy động vốn đều giảm: Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên nhu cầu vay vốn của nhiều doanh nghiệp sụt giảm. Nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân cũng giảm. Mặc dù hệ thống ngân hàng đã hết sức nỗ lực, nhưng tăng trưởng tín dụng cũng chỉ đạt mức 12,13% trong năm 2020 (thấp nhất từ năm 2014). Cùng với đó, quy mô vốn huy động vốn của các ngân hàng cũng giảm mạnh do 2 lý do chính: Cầu tín dụng của nền kinh tế giảm nên lãi suất huy động vốn cũng giảm và duy trì ở mức thấp do không còn áp lực cạnh tranh khi thanh khoản dồi dào. Mặt khác, những biến động của giá vàng, bất động sản tạo ra cơ hội sinh lời cao nên nhiều người đã rút tiền tiết kiệm để chuyển hướng đầu tư vào vàng, bất động sản thay vì gửi vào ngân hàng.

Nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng: Khó khăn của hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế không chỉ làm cho nhu cầu vốn tín dụng giảm mà còn làm năng lực trả nợ của doanh nghiệp giảm sút. Thông tư số 01/2020/TT-NHNN và Chỉ thị 02/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp tình thế để giải quyết những khó khăn tạm thời nhằm khai thông luồng vốn cho các doanh nghiệp và ngân hàng chứ không phải giải quyết căn nguyên vấn đề. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hầu hết các NHTM đều tăng, mức chung toàn hệ thống vượt qua mốc 2% (so với tỷ lệ nợ xấu năm 2019 là 1,89%).

Thu nhập ngân hàng giảm: Với một hệ thống ngân hàng phụ thuộc chính vào nguồn thu từ hoạt động tín dụng thì quy mô tín dụng giảm kéo theo thu nhập của các ngân hàng giảm. Hơn nữa, nợ xấu gia tăng, đồng nghĩa với việc tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro cũng như giảm lợi nhuận của các ngân hàng. Nhìn vào tốp 10 ngân hàng có mức lợi nhuận lớn nhất trong năm 2020, nhiều ngân hàng tuy vẫn có lợi nhuận (nhưng sụt giảm về quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng lợi nhuận), số ít các ngân hàng đạt được tăng trưởng lợi nhuận nhưng không đạt được mục tiêu đặt ra trong năm).

Bảng 2: Tốp 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất năm 20203

NHTM

Lợi nhuận 2019

Lợi nhuận 2020

Tăng ( giảm)

Vietcombank

23.122

23045

(0,3%)

Vietinbank

11.461

16.450

43,5%

Techcombank

12.838

15.800

23,07%

VPbank

10324

13.019

26,1%

Agribank

14.116

12.860

(8,9%)

MB

10.036

10.688

(6,5%)

ACB

7.516

9.596

28,5%

BIDV

10.442

9.017

(13,6%)

HDbank

5.018

5.818

15,9%

VIB

4.082

5.801

42,1%

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh để đảm bảo chính sách thu nhập cho NLĐ

Mặc dù phần lớn NLĐ các NHTM đều có mức thu nhập giảm không lớn trong năm 2020 nhờ vào kết quả nỗ lực của các ngân hàng; nhưng nhìn nhận một cách khách quan, những rủi ro tiềm ẩn vẫn chưa bộc lộ hết do những biện pháp cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo chỉ đạo của NHNN. Những khó khăn của các NHTM hiện nay cũng như giai đoạn “hậu dịch bệnh” còn gia tăng hơn nữa, nên việc cắt giảm nhân sự cũng như giảm thu nhập của NLĐ là một xu thế tất yếu trong thời gian tới đây nếu như các ngân hàng không có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn những tác động tiêu cực do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Giải pháp cho các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách việc làm và thu nhập cho người lao động

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, 10/22 NHTM đã phải cắt giảm tới 9.000 NLĐ. Nguồn: vietnamfinance.vn

Việc đảm bảo thu nhập cho NLĐ phải được các nhà quản trị ngân hàng quan tâm hàng đầu, bởi không chỉ xuất phát từ chiến lược nhân sự mà còn thể hiện chính sách xã hội cũng như vị thế của các ngân hàng. Để làm được điều này, vấn đề cốt lõi phụ thuộc vào những nỗ lực của ngân hàng trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh như mở rộng quy mô cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, cụ thể:

Thứ nhất: Xây dựng chính sách cũng như sản phẩm tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng

Ảnh hưởng của dịch bệnh vẫn sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng quy mô huy động vốn và tín dụng, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Vì vậy, để có thể tăng quy mô tín dụng cũng như chính sách việc làm cho NLĐ, các NHTM cần tận dụng khai thác dư địa tín dụng trong bối cảnh thực tế thông qua việc phát triển thị trường và thiết kế các sản phẩm vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Với các doanh nghiệp vẫn có lợi thế trong kinh doanh do ảnh hưởng của dịch bệnh như kinh doanh online, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu… thì các ngân hàng cần có chính sách phát triển thị trường như chính sách tiếp cận khách hàng, chính sách lãi suất hấp dẫn, thiết kế các sản phẩm cho vay phù hợp và các dịch vụ hỗ trợ đi kèm. Với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh, ngân hàng vẫn có thể mở rộng quy mô tín dụng thông qua việc thiết kế các sản phẩm vay thích hợp nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt cho các doanh nghiệp như tài trợ hàng tồn kho, hỗ trợ xuất khẩu. Bên cạnh việc thực hiện chính sách giảm lãi suất ở mức độ phù hợp, có thể tạo điều kiện cho khách hàng trong việc linh hoạt điều chỉnh phương án trả nợ để đảm bảo phù hợp với dòng tiền thực tế của khách hàng.

Thứ hai: Đẩy mạnh việc đầu tư và ứng dụng công nghệ nhằm phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử

Thực tế cho thấy, dịch bệnh Covid-19 đã có tác động tích cực đến việc sử dụng công nghệ trong các giao dịch nói chung và giao dịch với ngân hàng nói riêng. Từ chỗ thói quen giao dịch chủ yếu bằng tiền mặt, thì nay đại bộ phận người dân đã hình thành nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Đây chính là cơ hội tốt để ngân hàng thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.

Giải pháp cho các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách việc làm và thu nhập cho người lao động

Dịch bệnh Covid-19 đã có tác động tích cực đến việc sử dụng công nghệ trong các giao dịch với ngân hàng. Nguồn: agribank.com.vn

Thứ ba: Phát triển các hoạt động phi tín dụng nhằm gia tăng thu nhập từ những hoạt động này

Trong năm 2020, những ngân hàng có được kết quả kinh doanh tốt, đảm bảo thu nhập cho NLĐ là những ngân hàng có tỷ lệ thu nhập từ hoạt động phi tín dụng đạt mức cao (như ngân hàng VCB là một ví dụ điển hình, thu nhập phi tín dụng năm 2020 của VCB là 49,8%). Do vậy, các NHTM cần phát triển mạnh mảng hoạt động này như dịch vụ thanh toán, bancassurance; dịch vụ ngoại tệ… Để phát triển được các hoạt động phi tín dụng, ngân hàng cần chú trọng trong việc đầu tư, ứng dụng công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt có định hướng chiến lược và chính sách phù hợp cho từng giai đoạn.

Thứ : Tiếp tục thực hiện quá trình tái cấu trúc ngân hàng một cách mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa, đặc biệt là quản lý và xử lý nợ xấu

Không thể phủ nhận những tác động tiêu cực của dịch bệnh đến hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên, cũng giống như những khủng hoảng trong giai đoạn 2011-2013 đã khiến các NHTM thấy được những điểm yếu cần được khắc phục; đây chính là thời điểm mà các nhà quản trị ngân hàng thấy cần phải có một chiến lược cải tổ nếu như muốn tồn tại và phát triển. Việc tái cấu trúc sẽ góp phần tiết giảm chi phí hoạt động, giúp cho các ngân hàng có thể thực hiện chính sách lãi suất thấp cũng như thu nhập của NLĐ không bị giảm sút trong giai đoạn khó khăn.

Các ngân hàng cần đẩy nhanh từ việc cấu trúc lại mô hình tổ chức, nhân sự, danh mục tài sản, thu nhập, khách hàng theo hướng phân tán rủi ro và phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Đặc biệt, cho dù dịch bệnh qua đi nhưng hậu quả lớn nhất mà các ngân hàng phải hứng chịu là nợ xấu ngân hàng. Vì vậy, việc quản lý nói chung cũng như xử lý nợ xấu nói riêng vẫn phải được thực hiện một cách tích cực, chủ động từ phía các ngân hàng thay vì trông chờ vào các biện pháp từ cơ quan quản lý Nhà nước.

Tài liệu tham khảo:

1. Lộ diện Top 10 lợi nhuận ngân hàng năm 2020, Báo Doanh nghiệp và Tiếp thị

2. Tốp 10 ngân hàng có thu nhập nhân viên cao nhất năm 2020, Báo Kinh tế và Tiêu dùng

3. Nhân sự ngân hàng biến động mạnh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Bài viết: TS. Lã Thị Lâm

Học viện Tài chính

Công đoàn Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW rưng rưng bày tỏ với Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Công đoàn Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW rưng rưng bày tỏ với Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn

Dù được thông báo trước, nhưng chị Doãn Thị Nguyệt - cán bộ Công đoàn Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vẫn luống cuống ...

NLĐ ngành Đường sắt chung sức vượt khó, tập trung cao độ phòng, chống dịch bệnh NLĐ ngành Đường sắt chung sức vượt khó, tập trung cao độ phòng, chống dịch bệnh

Thời gian qua, nhiều khó khăn cùng lúc bủa vây ngành đường sắt, trong đó, dịch bệnh Covid -19 đã ảnh hưởng nặng nề đến ...

Vì sự an toàn của những người lính áo trắng Vì sự an toàn của những người lính áo trắng

Một tin rất đau lòng được chia sẻ trên tất cả các phương tiện truyền thông ngày hôm qua (7/5). Một nữ nhân viên y ...

Xem phiên bản di động