Luật Công đoàn (sửa đổi) mở ra những cơ hội và trách nhiệm mới cho tổ chức Công đoàn

YẾN NHI

Ngày 27/11/2024, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Công đoàn sửa đổi với 6 chương và 37 điều, bổ sung thêm nhiều điểm mới quan trọng so với Luật hiện hành. Đây không chỉ là dấu mốc lịch sử trong công tác xây dựng pháp luật mà còn mở ra những cơ hội và trách nhiệm mới cho tổ chức Công đoàn trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Luật Công đoàn (sửa đổi) tập trung vào việc tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong hoạt động công đoàn, đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch và phù hợp với thực tiễn. Một số nội dung nổi bật bao gồm:

1. Mở rộng phạm vi và đối tượng tham gia

Người lao động Việt Nam không có quan hệ lao động giờ đây có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

Người lao động nước ngoài tại Việt Nam được phép gia nhập và hoạt động tại công đoàn cơ sở, dù không có quyền thành lập hay trở thành cán bộ công đoàn.

Các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có thể gia nhập Công đoàn Việt Nam, khẳng định vị thế của Công đoàn là tổ chức duy nhất đại diện cho người lao động ở cấp quốc gia.

2. Tăng cường vai trò giám sát và phản biện xã hội

Công đoàn được bổ sung quyền giám sát, phát hiện và phản biện xã hội, góp phần nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động và thúc đẩy xây dựng môi trường lao động lành mạnh.

3. Minh bạch tài chính công đoàn

Duy trì mức đóng kinh phí công đoàn là 2%, đồng thời sửa đổi quy định về quản lý, sử dụng tài chính công đoàn để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phải định kỳ báo cáo Quốc hội và chịu sự kiểm toán từ Kiểm toán Nhà nước.

4. Phân cấp rõ ràng trong tổ chức Công đoàn

Quy định rõ 4 cấp công đoàn, đảm bảo sự phân định rành mạch giữa Công đoàn Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động của các cấp công đoàn.

Luật Công đoàn (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mang lại niềm tin và kỳ vọng lớn lao cho hàng triệu người lao động trên cả nước. Đây là cơ hội để tổ chức Công đoàn tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng, đồng hành cùng người lao động và đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước...

Chính phủ nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Công đoàn (sửa đổi) Chính phủ nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Công đoàn (sửa đổi)

Chính phủ vừa có phản hồi với Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc tham gia ý kiến đối với hồ sơ đề nghị xây dựng ...

Luật Công đoàn (sửa đổi): Cần bổ sung hành vi trốn, chậm đóng kinh phí công đoàn Luật Công đoàn (sửa đổi): Cần bổ sung hành vi trốn, chậm đóng kinh phí công đoàn

Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện dự án luật, nhất là cơ chế quản lý tài chính công đoàn được nêu tại hội nghị ...

Góp ý Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi): Việc giữ 2% kinh phí công đoàn là rất cần thiết Góp ý Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi): Việc giữ 2% kinh phí công đoàn là rất cần thiết

Tại Hội nghị tham vấn ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Tổng Liên đoàn về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) diễn ...

Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi): tháo gỡ điểm nghẽn, giúp tổ chức Công đoàn thực hiện tốt vai trò Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi): tháo gỡ điểm nghẽn, giúp tổ chức Công đoàn thực hiện tốt vai trò

Sáng nay (27/11), với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi). Luật Công đoàn (sửa đổi) ...

Để Luật Công đoàn (sửa đổi) đi vào cuộc sống, tổ chức Công đoàn phải không ngừng đổi mới Để Luật Công đoàn (sửa đổi) đi vào cuộc sống, tổ chức Công đoàn phải không ngừng đổi mới

Đó là chia sẻ của đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao ...

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử Laodongcongdoan.vn", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.