e magazine
17/08/2021 10:15
Những nữ công nhân vận hành robot ở nhà máy sản xuất ô tô

17/08/2021 10:15

Các nữ công nhân tại Tổ hợp Cơ khí Thaco Chu Lai (Quảng Nam) từ chỗ làm quen, học việc đã nỗ lực học hỏi và từng bước làm chủ máy móc, công nghệ.

những nữ công nhân vận hành robot ở nhà máy sản xuất ô tô

Các nữ công nhân tại Tổ hợp Cơ khí Thaco Chu Lai (Quảng Nam) từ chỗ làm quen, học việc đã nỗ lực học hỏi và từng bước làm chủ máy móc, công nghệ.

Những nữ công nhân vận hành robot ở nhà máy sản xuất ô tôNhững nữ công nhân ở Tổ hợp Cơ khí Thaco Chu Lai (Quảng Nam).

BIẾN CÔNG VIỆC KHÔ KHAN THÀNH NIỀM VUI

Nếu như trước đây ở Tổ hợp Cơ khí Thaco Chu Lai, các nữ công nhân chỉ làm những công việc thủ công, nhẹ nhàng tại các nhà máy ghế, dây điện, suất ăn công nghiệp… thì hiện nay, nhiều nữ công nhân đã tham gia vận hành các loại máy móc, thiết bị, robot hiện đại.

Vượt qua những bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu, các chị đã từng bước làm chủ máy móc thiết bị, khẳng định năng lực trong lĩnh vực đầy mới mẻ, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao.

Những nữ công nhân vận hành robot ở nhà máy sản xuất ô tô
Những nữ công nhân vận hành robot ở nhà máy sản xuất ô tô
Chị Nguyễn Thị Thu Yến đang vận hành thiết bị ở Tổ hợp Cơ khí Thaco Chu Lai.

Là nữ công nhân vận hành máy duy nhất tại xưởng gia công linh kiện cơ khí, Nhà máy sản xuất khuôn, Tổ hợp Cơ khí Thaco Chu Lai nhưng chị Nguyễn Thị Thu Yến bắt đầu làm quen, học việc vận hành máy tiện CNC từ tháng 9/2020. Đến nay, chị đã có thể đứng máy độc lập. Từ đóng nòng, đưa phôi vào máy đến kẹp chấu, thay nòng,… chị đều thực hiện thuần thục và tự xử lý các lỗi kỹ thuật phát sinh trong quá trình vận hành.

Với chị, khó nhất là viết chương trình để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu, bởi nó đòi hỏi phải đọc hiểu bản vẽ, xác định cấu tạo, các thông số kỹ thuật của sản phẩm mẫu và lập trình chuẩn xác trên bảng điều khiển. Chị vẫn nhớ như in cảm giác vui mừng, phấn khích khi sản phẩm đầu tiên do chị tự viết chương trình được tạo ra một cách chính xác, hoàn chỉnh.

Chị Yến chia sẻ: “Trước đây tôi chưa bao giờ tưởng tượng có một ngày, mình có thể vận hành một chiếc máy hiện đại, lại thuộc ngành cơ khí. Ban đầu, tôi khá lo lắng do những kiến thức về máy móc vừa khô, vừa khó nhưng dần dần, khi đã bắt nhịp với công việc, tôi thấy rất thích thú và càng muốn học hỏi nhiều hơn. Bảng điều khiển với hàng chục nút bấm giờ đã không còn là thứ “khó nhằn”! Mỗi khó khăn đã trở thành động lực thôi thúc tôi cố gắng hơn mỗi ngày, để giỏi hơn, chuyên nghiệp hơn”.

ĐIỀU KHIỂN ROBOT THUẦN THỤC SAU 6 THÁNG

Nhìn các thao tác điều khiển robot, gá lắp, tháo phôi một cách thuần thục, ít ai nghĩ chị Trần Thị Thu Can mới đảm nhận vận hành robot hàn tại xưởng hàn linh kiện cơ khí ô tô, Tổ hợp Cơ khí Thaco Chu Lai chưa đầy 6 tháng.

Nhiều năm làm công nhân may, quen lao động thủ công nên lúc mới chuyển sang công việc có tính chất tự động hóa cao, chị không khỏi bỡ ngỡ.

Chị Can kể: “Những ngày đầu tôi và 6 nữ đồng nghiệp khác khá áp lực. Nghe tiếng hàn xoèn xoẹt, tia lửa, xỉ hàn bắn tung tóe, nóng bức, khói hàn gây đỏ mắt… và robot hoạt động liên tục đòi hỏi thao tác lắp đặt, tháo phôi phải nhanh, chính xác và điều chỉnh hướng robot kịp thời. Dần dần với sự hỗ trợ, hướng dẫn tận tình của các anh em trong chuyền, chúng tôi đã tự tin vận hành robot hoạt động hiệu quả”.

Song song đó, chị Can còn nỗ lực học hỏi để tự kiểm tra, sửa lỗi, thay đổi chương trình hàn trên hệ thống điều khiển. Hiện tại các lỗi cơ bản như: lệch mối hàn, đầu péc lỗi, dính dây, robot dừng… chị đều có thể chỉnh sửa, khắc phục.

Những nữ công nhân vận hành robot ở nhà máy sản xuất ô tô
Những nữ công nhân vận hành robot ở nhà máy sản xuất ô tô

Sự hướng dẫn tận tình của các đồng nghiệp nam giúp chị Trần Thị Thu Can nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc.

Để nâng cao hiệu quả công việc, chị đang tiếp tục học lập trình các chương trình hàn cho robot và luôn tỉ mỉ, cẩn thận trong từng mối hàn, tạo ra sản phẩm chất lượng cao.

Đồng hành cùng chị Can vượt qua những khó khăn trong công việc là chồng chị, anh Võ Văn Tính - công nhân chuyền hàn linh kiện xe tải, Tổ hợp Cơ khí Thaco Chu Lai. Vợ chồng cùng là công nhân xưởng hàn nên anh chị dễ dàng thấu hiểu, sẻ chia và động viên nhau hoàn thành tốt công việc.

Từ một công nhân bắn keo tại xưởng sơn, Nhà máy Bus, Tổ hợp Cơ khí Thaco Chu Lai, tháng 2/2021, chị Trần Thị Nga được điều chuyển sang làm việc tại xưởng gia công thép tấm, Nhà máy gia công thép.

Những nữ công nhân vận hành robot ở nhà máy sản xuất ô tô

Mặc dù khá căng thẳng do môi trường làm việc toàn máy móc, thiết bị và tiếng ồn động cơ nhưng với nỗ lực vượt khó và tinh thần học hỏi, chỉ sau hai tuần nhận việc, chị Nga đã có thể vận hành máy đột - dập 15 tấn một cách nhịp nhàng, theo kịp tiến độ sản xuất chung.

Chị Nga chia sẻ: “Thấu hiểu những khó khăn của tôi cũng như các nữ công nhân vận hành máy nên các cán bộ quản lý, công nhân luôn tạo điều kiện giúp đỡ, nhiệt tình hướng dẫn trong quá trình làm việc. Sự hỗ trợ tận tình và không khí làm việc vui vẻ đã giúp chúng tôi thêm tự tin, quyết tâm hoàn thành công việc”.

khẳng định vai trò nữ giới

KCN Thaco Chu Lai, Quảng Nam có gần 1.900 nhân sự nữ nhưng tập trung chủ yếu ở nhà máy ghế, dây điện và suất ăn công nghiệp. Tại Tổ hợp Cơ khí Thaco Chu Lai, số lượng nhân sự nữ chỉ chiếm 8% do đặc thù công việc.

Những nữ công nhân vận hành robot ở nhà máy sản xuất ô tô
Những nữ công nhân vận hành robot ở nhà máy sản xuất ô tô

Chị Trần Thị Nga vận hành máy ở Tổ hợp Cơ khí Thaco Chu Lai.

Hầu hết các công đoạn đều sử dụng máy móc, thiết bị công nghệ, điều hành máy nên phải có thể lực tốt và am hiểu về kỹ thuật, lập trình nên thông thường công việc này do nam giới thực hiện.

Tuy nhiên, với những ưu thế như sự cẩn trọng, tỉ mỉ, chăm chỉ, chịu khó…, Ban lãnh đạo Tổ hợp Cơ khí Thaco Chu Lai có chủ trương khuyến khích lao động nữ tham gia vận hành các loại máy móc, thiết bị như robot hàn, máy tiện CNC, máy hàn bấm, máy cán, máy dập, máy cắt…

Khám phá xe chuyên dụng phục vụ tiêm vắc xin Covid- 19 lưu động do Thaco sản xuất:

Đến giữa năm 2020, những nhân sự nữ đầu tiên đã được tuyển dụng và điều chuyển vào các vị trí trên. Điều này cũng góp phần phát triển đa kỹ năng cho nhân sự, đáp ứng yêu cầu luân chuyển giữa các lĩnh vực sản xuất.

Hoàn thành tốt công việc đặc biệt này, các nữ công nhân đã khẳng định vai trò của nữ giới trong những ngành nghề đòi hỏi cao về kỹ thuật và ứng dụng công nghệ.

Khi bà con nghèo “tiến thoái lưỡng nan” Khi bà con nghèo “tiến thoái lưỡng nan”

Những hình ảnh bà con “chạy dịch” vật vạ trên đường về quê nhưng buộc phải quay lại vẫn ám ảnh và làm nhiều người ...

Hành trình 30 ngày từ TP Hồ Chí Minh về huyện đảo Phú Quý tránh dịch của cô gái 9x Hành trình 30 ngày từ TP Hồ Chí Minh về huyện đảo Phú Quý tránh dịch của cô gái 9x

Từ TP Hồ Chí Minh về huyện đảo Phú Quý vốn chỉ mất chưa đầy 1 ngày. Nhưng dịch Covid-19 khiến hành trình của cô ...

Hàng trăm suất cơm nghĩa tình của nhóm công nhân trao gửi bà con vùng dịch Hàng trăm suất cơm nghĩa tình của nhóm công nhân trao gửi bà con vùng dịch

Gần 10 ngày qua, CLB tình nguyện gồm nhiều anh chị em công nhân tự tay làm hàng trăm suất cơm nghĩa tình để

Bài: T.L. - Nam Trân

Ảnh: Thaco Chu Lai

Xem phiên bản di động