e magazine
11/02/2021 08:08
Những điều người lao động cần lưu ý khi đi làm dịp Tết Nguyên đán

11/02/2021 08:08

Với mức lương thưởng cao hơn so với ngày thường, tranh thủ dịp Tết, nhiều lao động đã đăng ký làm thêm tăng thu nhập. Vào dịp Tết Nguyên đán 2021 này, người lao động cần lưu ý những quy định sau đây để đảm bảo quyền lợi của mình.
Những điều NLĐ cần lưu ý khi đi làm dịp Tết Nguyên Đán

Những điều người lao động cần lưu ý khi đi làm dịp Tết Nguyên đán

1. Người sử dụng lao động không có quyền buộc người lao động làm thêm dịp Tết

Cụ thể, theo điểm a, Khoản 2, Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và điểm a Khoản 1 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, một trong những điều kiện tiên quyết để người sử dụng lao động sử dụng người lao động làm thêm giờ ngày Tết là phải được sự đồng ý từ người lao động với 3 nội dung sau:

- Thời gian làm thêm;

- Địa điểm làm thêm;

- Công việc làm thêm.

Như vậy, trong điều kiện bình thường, người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ các ngày lễ, Tết và người sử dụng lao động không có quyền dùng lý do này để kỷ luật người lao động.

Những điều NLĐ cần lưu ý khi đi làm dịp Tết Nguyên Đán

Nhiều cơ sở tuyển dụng lao động thời vụ dịp Tết

2. Người lao động đồng ý làm thêm giờ có thể ký văn bản thỏa thuận riêng

Theo Khoản 2 Điều 59 và Điều 62 Nghị định 145 NLĐ đồng ý làm thêm giờ có thể ký thành văn bản riêng theo Mẫu tham khảo số 01/PLIV; hoặc trong trường hợp làm thêm giờ từ trên 200 đến 300 giờ/năm, người sử dụng lao động phải thông báo cho Sở LĐ-TB & XH theo mẫu văn bản số 02/PLIV.

3. Tiền lương làm thêm giờ dịp Tết 2021

- Cán bộ, công chức đi làm vào ngày Tết Nguyên đán 2021 được hưởng tiền làm thêm giờ theo quy định của pháp luật.

- Viên chức đi làm vào ngày Tết Nguyên đán 2021 được hưởng tiền làm thêm giờ theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Người lao động đi làm vào ngày Tết Nguyên đán được hưởng ít nhất bằng 300% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường, chưa kể tiền lương ngày nghỉ Tết.

Những điều NLĐ cần lưu ý khi đi làm dịp Tết Nguyên Đán

Người lao động làm thêm giờ cần ký văn bản thỏa thuận riêng. Ảnh: Doanh nghiệp và Hội nhập

- Trường hợp làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài các khoản nêu trên, còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết.

4. Giới hạn giờ làm thêm vào ngày Tết: Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần theo Khoản 4 Điều 60 Nghị định 145 .

Những điều NLĐ cần lưu ý khi đi làm dịp Tết Nguyên Đán

Đi làm dịp Tết, người lao động cần ký văn bản thỏa thuận riêng để đảm bảo quyền lợi cho mình

5. Làm thêm giờ trong một số trường hợp đặc biệt dịp Tết

Như đã nêu trên, thông thường người sử dụng lao động không có quyền buộc người lao động phải đi làm trong các ngày lễ, Tết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt theo Điều 108 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động được yêu cầu người lao động làm thêm giờ ngày Tết mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định và người lao động không được phép từ chối, cụ thể:

- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa.

Lưu ý: quy định này không áp dụng đối với trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động.

Những điều NLĐ cần lưu ý khi đi làm dịp Tết Nguyên Đán

Lao động làm thêm dịp Tết lương cao nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro. Ảnh: LĐLĐ Cao Bằng

6. Chế độ thưởng cho người lao động đi làm dịp Tết

- Hiện hành, pháp luật lao động quy định thưởng Tết không phải là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp trong mọi trường hợp. Khoản thưởng được đưa ra căn cứ theo kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động, do đó:

- Người lao động sẽ được thưởng khi đi làm dịp Tết nếu có thỏa thuận trong HĐLĐ, theo quy chế nội bộ doanh nghiệp về thưởng Tết, thỏa ước lao động tập thể và phụ thuộc phần lớn vào doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp và năng suất, hiệu quả công việc của người lao động.

Vì vậy, người lao động nên cân nhắc thỏa thuận với người sử dụng lao động về chế độ, chính sách thưởng thêm khi người lao động làm thêm vào dịp Tết.

Bên cạnh các lưu ý trên thì người lao động khi đi làm cần chú ý phòng dịch Covid-19, tránh các lỗi vi phạm hành chính về giao thông và phòng, chống dịch bệnh.

Bài viết: K. Nguyệt Minh

Đừng để dịch bệnh “theo chân” Tết! Đừng để dịch bệnh “theo chân” Tết!

Năm hết Tết đến, ai cũng muốn về lại quê hương sum họp gia đình, thắp hương tổ tiên, thăm hỏi bà con, bạn bè ...

Mùa Xuân tặng nhau tấm lòng Mùa Xuân tặng nhau tấm lòng

Để chia sẻ với đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn vào dịp Tết nguyên đán Tân Sửu, Tổ chức tài chính ...

Quảng Ninh: Ăn ở không lo, nhưng băn khoăn nhất là quản lý công nhân ở lại đón Tết Quảng Ninh: Ăn ở không lo, nhưng băn khoăn nhất là quản lý công nhân ở lại đón Tết

Tết Nguyên đán năm 2021, tỉnh Quảng Ninh sẽ có ít nhất 10.000 công nhân lao động ngoại tỉnh ở lại đón Tết, chưa tính ...

Xem phiên bản di động