e magazine
05/02/2021 10:30
Quảng Ninh: Ăn ở không lo, nhưng băn khoăn nhất là quản lý công nhân ở lại đón Tết

05/02/2021 10:30

Tết Nguyên đán năm 2021, tỉnh Quảng Ninh sẽ có ít nhất 10.000 công nhân lao động ngoại tỉnh ở lại đón Tết, chưa tính số công nhân lao động ngành Than. Hiện nay, vấn đề ăn, ở của công nhân đã cơ bản ổn định. Tuy nhiên, làm sao để công nhân đón Tết an toàn trong những ngày đón chào năm mới đang được các cấp Công đoàn tỉnh hết sức quan tâm.
Quảng Ninh: Lo lắng nhất là vấn đề quản lý công nhân ở lại đón Tết

Quảng Ninh: Lo lắng nhất là vấn đề quản lý công nhân ở lại đón TếT

Tết Nguyên đán năm 2021, tỉnh Quảng Ninh sẽ có ít nhất 10.000 công nhân lao động ngoại tỉnh ở lại đón Tết, chưa tính số công nhân lao động ngành Than. Hiện nay, vấn đề ăn, ở của công nhân đã cơ bản ổn định. Tuy nhiên, làm sao để công nhân đón Tết an toàn trong những ngày đón chào năm mới đang được các cấp công đoàn tỉnh hết sức quan tâm.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có gần 20.000 doanh nghiệp với trên 430.000 lao động. Tính từ ngày 27/1 đến 8h ngày 3/2, toàn tỉnh ghi nhận 42 ca dương tính trong cộng đồng tại các địa phương Vân Đồn, Cẩm Phả, Hạ Long, Uông Bí. Nặng nề nhất là thị xã Đông Triều liên quan đến ổ dịch tại TP Chí Linh (tỉnh Hải Dương).

Tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện giãn cách xã hội tại 2 địa phương là thị xã Đông Triều và huyện Vân Đồn; thực hiện phong tỏa 21 ngày tại 05 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Xã Bình Dương, Thủy An (thị xã Đông Triều); Thị trấn Cái Rồng (huyện Vân Đồn); Phường Cao Thắng, Yết Kiêu (TP Hạ Long). Tỉnh đang tập trung truy vết các đối tượng từ F1 đến F4; đẩy nhanh việc xét nghiệm lấy mẫu và đưa các trường hợp tiếp xúc về 62 khu cách ly tập trung ở tất cả các địa phương trên toàn tỉnh.

Quảng Ninh: Lo lắng nhất là vấn đề quản lý công nhân ở lại đón Tết

Công tác lấy mẫu xét nghiệm, truy vết vẫn tiếp tục được đẩy nhanh. Ảnh: BYT

Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Chỉ thị số 08-CT-TU ngày 3/2/2021 về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bản tỉnh trong tình hình hiện nay. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các ngành, các địa phương triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Trong đó, siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở y tế, trường học, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp... Đồng thời tiếp tục quan tâm, chăm lo Tết cho nhân dân, động viên công nhân, lao động ngành Than và các ngành khác, công nhân trong các khu công nghiệp, khu kinh tế... ở lại đón Tết tại Quảng Ninh nhằm giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh, hạn chế tình trạng thiếu hụt lao động sau kỳ nghỉ Tết...

Quảng Ninh: Lo lắng nhất là vấn đề quản lý công nhân ở lại đón Tết

Cách ly một khu vực có bệnh nhân Covid-19 tại thị xã Đông Triều. Ảnh: ST

Căn cứ vào tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh, LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Đồng thời thành lập các đoàn khảo sát và tham gia các đoàn khảo sát của tỉnh về việc làm, đời sống của người lao động. Trên cơ sở đó, LĐLĐ tỉnh tổng hợp, báo cáo và đề xuất với tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ kinh phí tặng quà cho công nhân. Các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã đề nghị với chuyên môn cùng cấp hỗ trợ kinh phí tặng quà công nhân, viên chức, lao động, huy động nguồn lực xã hội để tạo nguồn tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho người lao động.

Theo báo cáo chưa đầy đủ, đến nay đã có gần 18.000 người lao động được thăm hỏi, trợ cấp từ các nguồn. Trong đó, tỉnh Quảng Ninh đã cấp 2,614 tỷ cho LĐLĐ tỉnh tổ chức thăm trên 5.000 công nhân có hoàn cảnh khó khăn, gia đình công nhân tử vong do tai nạn lao động. UBND các địa phương trích gần 1 tỷ đồng trợ cấp cho 1.862 lao động.

Quảng Ninh: Lo lắng nhất là vấn đề quản lý công nhân ở lại đón Tết Quảng Ninh: Lo lắng nhất là vấn đề quản lý công nhân ở lại đón Tết

Đã có gần 18.000 người lao động tại Quảng Ninh được thăm hỏi, trợ cấp. Ảnh: ST

Các cấp công đoàn trích kinh phí trên 3,8 tỷ tổ chức các hoạt động chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán. Trong đó, LĐLĐ tỉnh trích ngân sách gần 1 tỷ đồng; LĐLĐ cấp huyện, ngành trích 800 triệu thăm hỏi trên 10.000 công nhân lao động và vận động xã hội hóa được trên 1,1 tỷ đồng chăm lo cho người lao động.

Mặc dù tỉnh Quảng Ninh đang đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch, phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trước Tết Nguyên đán nhưng diễn biến dịch bệnh còn đang rất phức tạp, đặc biệt nguy cơ lây lan từ ổ dịch ở tỉnh Hải Dương sang địa bàn giáp ranh là thị xã Đông Triều và các địa phương trong tỉnh là rất lớn. Do đó, nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và hoạt động của các doanh nghiệp, ngoài việc tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng, chống dịch, Công đoàn sẽ phối hợp với Ban Quản lý khu kinh tế, các ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp vận động công nhân ngoại tỉnh ở lại địa phương đón Tết.

Đến tới điểm này, 100% doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Hải Yên, Khu công nghiệp Cảng biển Hải Hà; một số doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và trên địa bàn đang triển khai chủ trương này. Dự kiến có khoảng gần 10.000 công nhân lao động ở lại đón Tết.

“Đây là năm đầu tiên Quảng Ninh có số lượng công nhân lao động ở lại đón Tết đông như vậy. Các doanh nghiệp, công đoàn cơ sở đã quan tâm điều kiện ăn ở của người lao động an tâm đón Tết. LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng phương án tổ chức đón xuân, vui Tết, quản lý công nhân lao động ở lại ăn Tết sao cho tươi vui, an toàn để công nhân không hụt hẫng khi xa gia đình. Đồng thời xây dựng phương án bố trí sản xuất trước và sau Tết; phương án nghỉ sau khi dịch bệnh được kiểm soát cho công nhân lao động.

Công đoàn cũng phối hợp bố trí cán bộ chăm lo cho công nhân, viên chức, lao động ở lại ăn Tết, trực Tết và đối tượng bị cách ly do dịch. Tuy nhiên, vấn đề lo lắng nhất hiện nay là việc quản lý công nhân ở lại Quảng Ninh trong những ngày Tết để đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19” - đồng chí Nguyễn Thị Ninh Hường - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh chia sẻ.

Công chứng viên mắc Covid-19 ở Hà Nội đi quán cà phê, tiệm massage tại TP HCM Công chứng viên mắc Covid-19 ở Hà Nội đi quán cà phê, tiệm massage tại TP HCM

Trong thời gian ở TP HCM, nhân viên tại văn phòng công chứng số 3 (số 6, phố Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, ...

“Vắc xin” tinh thần “Vắc xin” tinh thần

10 ngày hoặc một mốc thời gian cụ thể nào đấy để chúng ta khống chế đợt dịch bùng phát lần này có lẽ vẫn ...

Những người “ưu tiên chống dịch trước, gia đình xin để lại phía sau” Những người “ưu tiên chống dịch trước, gia đình xin để lại phía sau”

Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 3, ngành Y tế đã huy động nguồn nhân lực nhiều nhất từ trước đến nay với ...

------

Bài viết: Duy Minh

Thiết kế: Duy Minh

Xem phiên bản di động