e magazine
28/02/2021 20:20
"Mình không thể chờ việc bên khách sạn như thế này mãi được nữa"

28/02/2021 20:20

“Mình vừa đậu phỏng vấn đi làm cho Công ty TNHH Điện Khí Quốc Quang Việt Nam, không thể chờ việc bên khách sạn mãi được nữa. Có việc là mừng rồi, lúc này mình chưa tính toán được gì”, chị N.T.T.H. chia sẻ.
"Mình không thể chờ việc bên khách sạn như thế này mãi được nữa"

“Mình vừa đậu phỏng vấn đi làm cho Công ty TNHH Điện khí Quốc Quang Việt Nam, không thể chờ việc bên khách sạn mãi được nữa. Có việc là mừng rồi, lúc này mình chưa tính toán được gì”, chị N.T.T.H. chia sẻ.

Chị N.T.T.H. từng là nhân viên làm việc tại Tổ hợp giải trí và thương mại Cocobay (Đà Nẵng). Cuộc sống một năm qua của những người lao động làm trong ngành Dịch vụ và khách sạn như chị H. bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19. Đã có thời điểm, mọi thứ khởi sắc hơn, vậy nhưng, đợt bùng dịch vào cuối tháng 1 chính thức đặt dấu chấm hết cho những hy vọng của chị H.

Hy vọng nhiều, nỗi buồn nhiều

Bắt đầu chuỗi những ngày thất nghiệp do dịch bệnh từ tháng 2/2020, chị H. được công ty thông báo tạm hoãn hợp đồng để chờ đợi tình hình dịch bệnh khởi sắc hơn sẽ trở lại với công việc. Đến tháng 6/2020 khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, Đà Nẵng thực hiện nhiều chương trình kích cầu du lịch. Hoạt động du lịch của thành phố cũng trở nên sôi động với sự quay trở lại của khách du lịch nội địa.

Điều này là tín hiệu mừng với những người lao động trong ngành Du lịch như chị H.. Công ty trở lại hoạt động, chị và nhiều người lao động khác được gọi quay lại làm việc mà mình đã gắn bó nhiều năm qua. Ấy vậy, niềm vui không lâu thì dịch bệnh bùng phát lần thứ 2 vào cuối tháng 7/2020 ngay tại Đà Nẵng và Quảng Nam. Công ty lại gửi thông báo phải dừng tất cả các hoạt động và tiếp tục chờ đợi tình hình dịch bệnh được kiểm soát trở lại.

Lần bùng dịch thứ 2, rất nhiều người lao động làm cùng chị H. chính thức gục ngã khi không thể chờ đợi thêm việc công ty quay trở lại hoạt động được nữa. Mọi người tìm những công việc mới, có người buôn bán online để kiếm thêm thu nhập. Khác với phần đông, chị H. chọn tin tưởng, chị dùng những đồng tiền tiết kiệm cuối cùng để trang trải cho chi phí sinh hoạt, vay mượn những khoản chi tiêu nhỏ để lo cho các con ăn học và chờ đợi công ty tiếp tục trở lại hoạt động sau dịch.

"Mình không thể chờ việc bên khách sạn như thế này mãi được nữa"
Hoạt động du lịch Đà Nẵng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch bệnh.

“Nhiều người khuyên lên xin giấy nghỉ việc rồi tìm một công việc mới, nhưng mình vẫn hy vọng dịch bệnh sẽ được kiểm soát nhanh và khách sạn sẽ khôi phục lại”, chị H. tâm sự.

Ngày nhận được điện thoại của nhân sự gọi quay lại làm việc sau khi Đà Nẵng kiểm soát được dịch bệnh, chị H. không giấu được giọt nước mắt hạnh phúc. Hơn 1 tháng thành phố nỗ lực chống dịch đã có những bước khởi sắc. Thời điểm đó cũng là lúc các khách sạn, khu nghỉ dưỡng thực hiện nhiều hoạt động, công tác tổ chức, sắp xếp để chuẩn bị đón đợt khách du lịch cho dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2021. Nhận lịch làm việc vào các ngày Tết mà không được nghỉ, chị H. vẫn cảm thấy rất vui vì có được khoản tiền lương cao.

Ngày 27/1, dịch bệnh bùng phát trở lại tại Hải Dương, tình hình diễn biến phức tạp khiến hoạt động du lịch tại Đà Nẵng tiếp tục bị ảnh hưởng. Chiều 24 tháng Chạp (5/2/2021), trong cuộc họp đột xuất của công ty, chị H. nhận được thông báo tạm hoãn hợp đồng lần 3. Chỉ đến lúc này, những hy vọng của chị về việc ổn định công việc chính thức sụp đổ.

"Mình không thể chờ việc bên khách sạn như thế này mãi được nữa"Người lao động ngành Du lịch cũng bị ảnh hưởng.

“Mình làm giấy nghỉ việc rồi, không thể đợi thêm được nữa”, giọng chị H. run run gọi tôi trong ngày chị lên giải quyết thủ tục thôi việc tại công ty.

Dịch bệnh khiến chị rơi vào cơn bĩ cực khi hết lần này đến lần khác gieo cho chị H. hy vọng rồi lại dật tắt.

Lao vào tìm việc

Tạm gác lại những nỗi buồn, chị H. nộp hàng chục bộ hồ sơ xin việc tại Khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc, Quảng Nam để tìm kiếm cơ hội. May mắn hơn nhiều hồ sơ đã nộp, chị được Công ty TNHH Điện khí Quốc Quang Việt Nam tuyển dụng.

“Mình vừa đậu phỏng vấn đi làm cho Công ty TNHH Điện khí Quốc Quang Việt Nam. Thứ 2 (1/3) này là bắt đầu đi làm, có việc là mừng rồi, lúc này mình chưa tính toán được gì”, chị N.T.T.H. chia sẻ.

Không may mắn như chị H., anh Nguyễn Văn Đức, (quê Quảng Nam, làm hướng dẫn viên du lịch) vẫn chưa tìm được công việc nào để làm.

“Tôi nộp nhiều hồ sơ rồi nhưng chưa thấy nơi nào gọi phỏng vấn, có thể vì hồ sơ không có kinh nghiệm trong các ngành đó nên khó đậu hơn”.

Để xoay xở thêm chi phí cho gia đình, anh Đức tham gia chạy xe ôm công nghệ. Vậy nhưng, anh Đức xác định đây không phải làm công việc chính anh muốn làm mà chỉ để kiếm thêm thu nhập.

"Mình không thể chờ việc bên khách sạn như thế này mãi được nữa"Hội An trở nên vắng lặng do dịch bệnh.

"Mình không thể chờ việc bên khách sạn như thế này mãi được nữa"
Người lao động ngành Du lịch loay hoay tìm việc làm.

Theo ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND TP Hội An, Quảng Nam thì chủ trương của thành phố là “không bỏ trứng tất cả vào một giỏ nữa”, nghĩa là không dồn hết cho du lịch nữa mà sẽ ưu tiên thêm cho những ngành sản xuất để Hội An có được những cơ sở sản xuất đủ tầm để tạo việc làm cho người lao động.

“Hiện nay, vẫn có những ngành nghề không bị tác động bởi Covid-19. Dĩ nhiên, những ngành nghề công nghiệp ở Hội An sẽ là công nghiệp sạch. Các doanh nghiệp du lịch hiện nay tại Hội An đều phải tái cơ cấu lại, tái cân đối lại hoạt động. Một số doanh nghiệp vẫn mong muốn là dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát để có được các hoạt động kích cầu”, ông Sơn cho biết.

Cũng theo ông Sơn, hoạt động đào tạo nghề cho người lao động thì được tổ chức thường xuyên qua các năm. Đối với Hội An thì có đề xuất bổ sung thêm một số nghề khác như nghề nấu ăn, Spa, chăm sóc sắc đẹp, hoặc chèo thuyền thúng,…

“Ngành nghề nào đã được Trung ương hỗ trợ thì mình tận dụng, còn với những ngành nghề phù hợp với địa phương mình tự đào tạo thì vận dụng nguồn ngân sách địa phương. Hiện nay do khó khăn của dịch bệnh thì nhu cầu thực tế là tìm kế sinh nhai nên người lao động ngành Du lịch chủ động tìm kiếm các công việc phù hợp. Ví như toàn bộ người dân thôn 7, Cẩm Thanh, lâu nay làm nghề chèo thúng du lịch để kiếm thu nhập thì bây giờ họ quay lại tiếp tục ra biển, hoặc nuôi trồng thủy hải sản, một số quay lại trồng rau, buôn bán nhỏ, hoặc làm tại các khu công nghiệp. Người dân cũng chủ động để thích nghi với điều kiện khó khăn như hiện nay”, Chủ tịch UBND TP. Hội An chia sẻ.

Xuân Hậu

Đồ họa: Minh Hồng

Công nhân vùng dịch gồng mình vượt “bão” Covid-19 Công nhân vùng dịch gồng mình vượt “bão” Covid-19

Dịch Covid-19 bùng phát lần 3, Hải Dương là trọng điểm vùng dịch, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn bị ảnh hưởng đến hoạt động ...

Hơn 10.000 công nhân khu nhà trọ huyện Cẩm Giàng được nhận hỗ trợ Hơn 10.000 công nhân khu nhà trọ huyện Cẩm Giàng được nhận hỗ trợ

Các cấp công đoàn tỉnh Hải Dương mới đây đã chuyển lương thực, thực phẩm về huyện Cẩm Giàng, để trao tận tay hơn 10.000 ...

Hàng ngàn công nhân Simone Tiền Giang tiếp tục ngừng việc, đội nắng đòi quyền lợi Hàng ngàn công nhân Simone Tiền Giang tiếp tục ngừng việc, đội nắng đòi quyền lợi

Hôm nay đã là ngày thứ 3 công nhân thuộc Công ty TNHH Simone Tiền Giang, thuộc Khu công nghiệp Tân Hương, tỉnh Tiền Giang ...

Xem phiên bản di động