e magazine
24/01/2021 07:15
“Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến thuyền viên rất cực”!

24/01/2021 07:15

“Tâm lý anh em sỹ quan, thuyền viên rất căng thẳng do bị hạn chế đi lại, quá hạn hợp đồng, không thể thay thế về nhà với gia đình” - ông Phạm Gia Hiến - Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam chia sẻ về khó khăn và sự vất vả của đội ngũ sỹ quan, thuyền viên mắc kẹt ở nước ngoài vì dịch bệnh Covid-19.
“Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến thuyền viên rất cực”!

“Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến thuyền viên rất CỰC"!

“Tâm lý anh em sỹ quan, thuyền viên rất căng thẳng do bị hạn chế đi lại, quá hạn hợp đồng, không thể thay thế về nhà với gia đình” - ông Phạm Gia Hiến - Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam chia sẻ về nỗi vất vả của đội ngũ sỹ quan, thuyền viên mắc kẹt ở nước ngoài vì dịch bệnh Covid-19.

Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam có gần 1.000 lao động, 15 tàu tàu vận tải và 3 đến 5 tàu thường xuyên thuê ngoài. Những năm gần đây, ngành Vận tải biển rơi vào suy giảm sâu, kéo dài đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, tác động đến đời sống người lao động của công ty. Đặc biệt là lực lượng sỹ quan, thuyền viên thường xuyên làm việc trong điều kiện lao động vất vả, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro. Đội ngũ này làm việc trên biển từ 6 đến 10 tháng/năm, "làm bạn" với biển khơi, thiếu thốn tình cảm, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý.

Càng khó khăn hơn khi năm 2020, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp và đời sống vật chất, tinh thần của sỹ quan, thuyền viên.

“Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến thuyền viên rất cực”!

Tàu của Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam. Ảnh: VOSCO

Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động của khối thuyền viên. Nhiều nước ra lệnh phong tỏa biên giới, cảng biển, hàng không. Các nước gia tăng các biện pháp phong tỏa và cách ly làm cho việc sản xuất và giao thương tê liệt, nhu cầu vận chuyển giảm mạnh. Từ đó khiến nguồn hàng khan hiếm, mức cước vận chuyển rất thấp, tàu không thể vào cảng làm hàng. Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam cũng như nhiều doanh nghiệp khác trên thế giới, không thể thay thế thuyền viên khi cần thiết.

“Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến thuyền viên rất cực”!

Ông Phạm Gia Hiến - Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam

Trong suốt thời gian hành trình trên biển, thuyền viên thường xuyên sống và làm việc trong môi trường khó khăn như sóng điện từ, tiếng ồn, rung động… Hoạt động thường ngày đơn điệu dễ gây cảm giác buồn chán. Môi trường lao động chỉ một giới là nam. Thêm vào đó là tâm lý xa gia đình, người thân, thiếu phương tiện thông tin, giải trí.

Nhiều thuyền viên phải bất đắc dĩ làm việc trên tàu với thời gian dài hơn thời gian theo hợp đồng đã ký và rất nhiều giấy tờ của thuyền viên đã hết hạn. Việc cung ứng thực phẩm, đồ dùng thiết yếu cho tàu cũng gặp nhiều khó khăn. Kéo theo đó là giá cả và chi phí cấp thực phẩm, nhu yếu phẩm, nước ngọt cho các tàu tăng lên.

Khi tàu đến các cảng, ngay cả khi tàu về Việt Nam, thuyền viên trên tàu được giám sát ở chế độ đặc biệt, thuyền viên không được lên bờ, thậm chí không được xuống cầu cảng. Cùng với nỗi lo về dịch bệnh, việc sống và làm việc dài ngày trong một không gian hạn chế đã gây ra căng thẳng tâm lý cho thuyền viên.

“Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến thuyền viên rất cực”!Công đoàn thăm hỏi sỹ quan, thuyền viên khi tàu cập bến trước dịch Covid-19

“Trước tình hình đó, Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam đã chỉ đạo các tàu đặt thực phẩm và đồ dùng thiết yếu đủ dùng trong thời gian dài đề phòng trường hợp tàu đến các cảng không thể cung ứng, thuyền viên bị thiếu thực phẩm và vật phẩm. Ngay khi Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh Covid-19, công ty đã cố gắng tìm cách ký hàng để đưa tàu về Việt Nam nhằm thay thế thuyền viên. Dù rằng có những chuyến tàu phải chấp nhận chạy "rỗng" hoặc đi chệch hướng, công ty chịu thiệt hại phát sinh nhiều chi phí và cả chi phí đưa thuyền viên đi cách ly.

Đến nay, về cơ bản, công ty đã bố trí thay thế được các thuyền viên xuống tàu từ trước khi có dịch Covid-19 nên ổn định tâm lý một bộ phận người lao động" – ông Phạm Gia Hiến cho biết.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đã hạn chế các chuyến bay từ các nước có biến chủng của virus SARS-CoV-2 và tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19, vẫn còn nhiều thuyền viên của công ty bị mắc kẹt ở nước ngoài. Hiện nay, nhiều thuyền viên của công ty đã có thời gian công tác trên tàu từ 14 - 20 tháng và có 74 thuyền viên làm việc trên tàu 12 tháng.

Trong hoàn cảnh đó, công đoàn đã tích cực tham gia phòng, chống dịch Covid-19. Công đoàn đã phối hợp với chuyên môn và bộ phận nhân sự của công ty đến thăm hỏi gia đình sỹ quan, thuyền viên, chia sẻ và giải thích những khó khăn của doanh nghiệp trong vấn đề thay thế thuyền viên khi dịch bệnh bùng phát trên thế giới.

Đồng thời tham gia đánh giá các yếu tố nguy cơ, phối hợp với chuyên môn chỉ đạo các đội tàu hoạt động sản xuất kinh doanh trên các tuyến đường biển quốc tế. Thường xuyên trao đổi với thuyền trưởng các tàu để nắm bắt tình hình, động viên sỹ quan, thuyền viên…

Từ đó, hầu hết thuyền viên đã đồng cảm, chia sẻ, có tinh thần hợp tác với doanh nghiệp.

“Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến thuyền viên rất cực”! Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam thống nhất chủ trương ưu tiên cao nhất hỗ trợ, động viên đội ngũ thuyền viên - những người lao động chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19. Ảnh: CĐ
Đặc biệt quan tâm đến người lao động không về quê ăn Tết vì khó khăn Đặc biệt quan tâm đến người lao động không về quê ăn Tết vì khó khăn
"Mày tuổi gì?" "Mày tuổi gì?"
Không để người lao động bị bỏ lại phía sau trong dịp Tết Nguyên đán 2021 Không để người lao động bị bỏ lại phía sau trong dịp Tết Nguyên đán 2021

Bài viết: Duy Minh

Ảnh: CĐ, VOSCO

Thiết kế: Duy Minh

Xem phiên bản di động