Vaccine ngừa Covid-19 sẽ “phủ sóng” và kế hoạch tiêm chủng cho người dân Thủ đô

Việt Nam gấp rút tiến hành thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19. Ảnh: ST

Vaccine ngừa Covid-19 sẽ “phủ sóng” và kế hoạch tiêm chủng cho người dân Thủ đô

Chiều qua, ngày 4/3/2021, Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành đã phát biểu tại cuộc họp thường kỳ của UBND thành phố trước sự quan tâm đông đảo của báo giới về vấn đề “nóng hổi” nhất hiện nay: Mức độ “phủ sóng” của vaccine ngừa Covid-19 và kế hoạch tiêm chủng cho người dân Thủ đô.

Vaccine ngừa Covid-19 sẽ “phủ sóng” và kế hoạch tiêm chủng cho người dân Thủ đô

Đồng chí Nguyễn Anh Dũng, Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội phát biểu tại cuộc họp báo. Ảnh: baodautu.vn

Bắt đầu cuộc họp, đồng chí Nguyễn Anh Dũng đã điểm qua về tình hình kinh tế - xã hội của Thủ đô trong những tháng đầu năm. Về cơ bản, dù ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nhưng tình hình kinh kế đã có nhiều khởi sắc đáng kể, đạt nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, những thông số trong báo cáo đã chỉ ra rằng việc xuất, nhập khẩu hàng hóa đã phục hồi mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng trong cuộc họp này, đáng chú ý nhất vẫn là vấn đề làm sao để đảm bảo nguồn cung ứng vaccine ngừa Covid-19 cho toàn dân Thủ đô. Bàn về vấn đề trọng tâm này, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) của thành phố, ông Khổng Minh Tuấn, cho biết trong tuần qua, Chính phủ đã có Nghị quyết về việc nhập khẩu và sử dụng loại vaccine này. Tình hình đại dịch tại Việt Nam tuy đang trong tầm kiểm soát, thế nhưng chúng ta không được phép lơ là, chủ quan.

Vaccine ngừa Covid-19 sẽ “phủ sóng” và kế hoạch tiêm chủng cho người dân Thủ đô

Ông Khổng Minh Tuấn thông tin tại buổi họp báo. Ảnh: laodong.vn

Tính đến thời điểm này, vaccine vẫn được đánh giá là “thần dược cứu tinh” có khả năng khống chế đại dịch tương đối cao. Bởi thế, tất cả các quốc gia trên thế giới vẫn đang miệt mài trong cuộc “chạy đua marathon” để nghiên cứu và sản xuất vaccine. Không nằm ngoài đường đua đó, bên cạnh việc nhập khẩu vaccine ngừa Covid-19, Việt Nam vẫn đang gấp rút tiến hành các công đoạn thử nghiệm lâm sàng và chờ kết quả.

Học viện Quân y tiến hành tiêm thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19. Ảnh: nhandan.com.vn

Vaccine ngừa Covid-19 sẽ “phủ sóng” và kế hoạch tiêm chủng cho người dân Thủ đô

Khẩn trương triển khai nghiên cứu vaccine là thế, nhưng liệu mức độ “phủ sóng” của loại thần dược này có được dày đặc như mong muốn của tất cả người dân? Thống kê cho thấy, tính đến thời điểm này trên thế giới hiện có tất cả 8 loại vaccine ngừa Covid-19. Phần lớn chúng được nghiên cứu bởi các công ty và viện nghiên cứu của Anh, Nga, Mỹ, Hàn Quốc. Tin vui nhất là quá trình thử nghiệm lâm sàng của các loại vaccine này đều cho ra kết quả ngừa bệnh tương đối cao. Ví dụ điển hình như vaccine AstraZeneca (loại vaccine mà Việt Nam chúng ta nhập khẩu trong tháng 2 vừa qua) có hiệu quả phòng ngừa lên tới 90% nếu ban đầu tiêm nửa liều và sau đó tiêm một liều đầy đủ.

Thông tin đại chúng cho hay, lô vaccine AstraZeneca được nhập về Việt Nam vừa qua gồm hơn 117.000 liều. Con số tuy được coi là ít ỏi nhưng đã giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên của châu Á tiếp cận với loại vaccine được đánh giá là uy tín hàng đầu trên thế giới. Đối với vaccine NanoCovax, chúng ta đã hoàn thiện thử nghiệm đợt đầu và cho ra kết quả khả quan. Dự kiến đến cuối tháng 4/2021 sẽ bước sang giai đoạn 3.

Vaccine ngừa Covid-19 sẽ “phủ sóng” và kế hoạch tiêm chủng cho người dân Thủ đô

Lô vaccine AstraZeneca được nhập về Việt Nam vừa qua gồm hơn 117.000 liều. Ảnh: baochinhphu.vn

Bàn về vấn đề ngân sách và giá cả, CDC cho biết nguồn kinh phí nhập lô vaccine dành cho nhân dân toàn Thủ đô sẽ được kết hợp giữa những nguồn tài trợ do các cá nhân và tổ chức đóng góp, cá nhân sử dụng vaccine tự chi trả, và ngân sách của Nhà nước. Vì lý do số lượng vaccine chưa có nhiều, nên đối tượng ưu tiên số 1 sẽ là Hải Dương, ổ dịch lớn nhất của cả nước, và sau đó sẽ là các tỉnh, thành có ổ dịch từ lớn đến nhỏ. Hà Nội cũng nằm trong số 13 tỉnh, thành được xét ưu tiên cấp vaccine bởi trong thời gian qua Thủ đô cũng ghi nhận những ca mắc mới. Thời gian tiến hành tiêm tại thành phố sẽ được bắt đầu sớm nhất có thể.

Trên tinh thần đoàn kết toàn dân chống dịch, Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam cho biết, sẽ đưa ra giá vaccine ngừa Covid-19 bằng một con số ưu đãi nhất có thể. Dự kiến chỉ vài trăm nghìn đồng/liều.

Song song với việc nhập khẩu vaccine, các nhà nghiên cứu trong nước cũng đang nỗ lực hết mình trong công cuộc nghiên cứu để tìm ra “thần dược” gắn danh “made in VietNam”. Cụ thể, trong tháng 3 này, Việt Nam sẽ thử nghiệm lâm sàng loại vaccine thứ 2 mang tên COVIVAC. Điều này đã mang đến nhiều hy vọng tích cực cho người dân Thủ đô nói riêng và toàn dân cả nước nói chung.

Bài viết: Huế Trần (T.H)

Chính sách mới tháng 3/2021: Thêm nhiều quyền lợi cho người lao động Chính sách mới tháng 3/2021: Thêm nhiều quyền lợi cho người lao động

Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XIV ngày 20/11/2019 đã đi đến thống nhất về nhiều nội dung mới có liên quan đến ...

Tiếng Hàn là môn học “bắt buộc” từ lớp 3 đến lớp 12? Tiếng Hàn là môn học “bắt buộc” từ lớp 3 đến lớp 12?

Trước thắc mắc của nhiều người, đại diện Bộ GD-ĐT mới đây vừa đưa ra lý giải của từ “bắt buộc” trong quyết định ...

Nữ công nhân Nhà máy Dệt 8-3 và con phố mang tên ngày Quốc tế Phụ nữ Nữ công nhân Nhà máy Dệt 8-3 và con phố mang tên ngày Quốc tế Phụ nữ

Giữa lòng Thủ đô, có một con phố với cái tên thật lạ: Phố 8-3. Con phố nhỏ với những dãy nhà tập thể khoác ...