Tiêu chuẩn, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND

Tiêu chuẩn, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND

Tiêu chuẩn chung của người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp là phải bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội khóa XV

Tiêu chuẩn chung

Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải bảo đảm các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội. Cụ thể: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm; có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Người ứng cử đại biểu Quốc hội đang công tác tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước ngoài đảm bảo các tiêu chuẩn chung còn phải là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu, xuất sắc; có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng; có năng lực phân tích, hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, có chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với vị trí dự kiến; thể hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, không vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm.

Không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết; những người vi phạm Quy định 126-QĐ/TW ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận. Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền tham gia Quốc hội.

Tiêu chuẩn, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND

Những tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: TTXVN

Các tiêu chuẩn, điều kiện khác

Về độ tuổi, cán bộ, công chức, viên chức lần đầu ứng cử nói chung phải đủ tuổi tham gia 02 khóa Quốc hội trở lên hoặc ít nhất trọn một khóa, nam sinh từ tháng 02/1966, nữ sinh từ tháng 01/1971 trở lại đây. Đại biểu Quốc hội chuyên trách tái cử (trừ các đồng chí Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội) phải còn đủ tuổi công tác ít nhất là 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên tính đến tháng 5/2021, nam sinh từ tháng 8/1963, nữ sinh từ tháng 7/1968 trở lại đây.

Riêng những người ứng cử đại biểu Quốc hội là cán bộ Quân đội, Công an thực hiện theo độ tuổi quy định tại Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân. Đối với những trường hợp tuổi ứng cử cao hơn, như Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các hội theo Kết luận số 58-KL/TW ngày 12/9/2019 của Ban Bí thư do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định.

Đại biểu Quốc hội là cán bộ nữ thuộc đối tượng nghỉ hưu ở tuổi cao hơn theo Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị định của Chính phủ được tính tuổi công tác như nam, người ứng cử lần đầu sinh từ tháng 01/1966, tái cử sinh từ tháng 7/1963 trở lại đây…

Về tiêu chuẩn sức khỏe, được cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận đủ sức khỏe trong thời gian không quá 06 tháng tính đến tháng 5/2021. Cụ thể: Đối với cán bộ ở các cơ quan Trung ương: Do Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương hướng dẫn, xác định cơ sở y tế để khám sức khỏe; Đối với cán bộ ở địa phương: Do Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Tỉnh ủy, Thành ủy hướng dẫn, xác định cơ sở y tế để khám sức khỏe.

Tiêu chuẩn, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND

Ảnh: VTV

Tiêu chuẩn đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026

Tiêu chuẩn chung

Người ứng cử đại biểu HĐND phải bảo đảm các tiêu chuẩn của đại biểu HĐND theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Cụ thể: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Về tiêu chuẩn, điều kiện của đại biểu HĐND chuyên trách, ngoài các tiêu chuẩn chung, người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND chuyên trách ở các cấp phải có trình độ đào tạo đại học trở lên (đối với cấp tỉnh và cấp huyện).

Ở cấp tỉnh, cán bộ ứng cử Phó Chủ tịch HĐND chuyên trách phải là Tỉnh ủy viên trở lên, đang giữ chức vụ từ giám đốc sở hoặc tương đương trở lên và đã được quy hoạch Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên; cán bộ ứng cử trưởng ban chuyên trách của HĐND phải giữ chức vụ từ Phó Giám đốc Sở hoặc tương đương trở lên; ứng cử Phó Trưởng ban chuyên trách của HĐND phải giữ chức vụ từ Trưởng phòng hoặc tương đương trong các sở, ban, ngành ở cấp tỉnh trở lên.

Ở cấp huyện, cán bộ ứng cử Phó Chủ tịch HĐND chuyên trách phải là Huyện ủy viên, giữ chức vụ từ Trưởng phòng hoặc tương đương ở cấp huyện trở lên và đã được quy hoạch Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên; cán bộ ứng cử trưởng ban chuyên trách của HĐND phải giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng hoặc tương đương ở cấp huyện trở lên; ứng cử Phó Trưởng ban của HĐND phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên từ 05 năm trở lên và đã được quy hoạch vào chức vụ từ Phó trưởng phòng hoặc tương đương ở cấp huyện trở lên.

Ở cấp xã, cán bộ ứng cử Phó Chủ tịch HĐND chuyên trách phải là cấp ủy viên, nơi nào có điều kiện thì bố trí ủy viên thường vụ đảng ủy cấp xã. Căn cứ tình hình cụ thể, ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện đối với cán bộ ứng cử phó chủ tịch HĐND chuyên trách cấp xã.

Tiêu chuẩn, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND

Ngày 23/5/2021 là Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Các tiêu chuẩn, điều kiện khác

Về độ tuổi, cán bộ, công chức, viên chức lần đầu ứng cử đại biểu HĐND chuyên trách phải đủ tuổi tham gia 02 nhiệm kỳ HĐND trở lên hoặc ít nhất trọn một nhiệm kỳ, nam sinh từ tháng 02/1966, nữ sinh từ tháng 01/1971 trở lại đây; nhân sự tái cử phải còn đủ tuổi công tác ít nhất là 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên tính từ tháng 5/2021, nam sinh từ tháng 8/1963, nữ sinh từ tháng 7/1968 trở lại đây và sẽ nghỉ hưu khi đến tuổi theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019.

Riêng những người ứng cử đại biểu HĐND là cán bộ Quân đội, Công an thực hiện theo độ tuổi quy định tại Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân…

Về tiêu chuẩn sức khỏe, được cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận đủ sức khỏe trong thời gian không quá 06 tháng tính đến tháng 05/2021.

Bài viết: Ngọc Anh

Thiết kế: Minh Hằng

Cập nhật “Trai xinh – Gái đẹp các khu công nghiệp” ngày 13/5: Hãy luôn mỉm cười! Cập nhật “Trai xinh – Gái đẹp các khu công nghiệp” ngày 13/5: Hãy luôn mỉm cười!

Luôn mỉm cười và nỗ lực hết mình là quan điểm sống của nhiều bạn công nhân khi gửi ảnh về tham dự cuộc thi ...

KCN Đà Nẵng: Vừa tăng cường phòng dịch, vừa đảm bảo quyền lợi người cách ly KCN Đà Nẵng: Vừa tăng cường phòng dịch, vừa đảm bảo quyền lợi người cách ly

Hệ thống phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại các KCN trên địa bàn Đà Nẵng đang được “kích hoạt” tối đa, nhất là sau khi ...

Bình tĩnh mà sống Bình tĩnh mà sống

Những tin tức dịch bệnh dồn dập dội về và tràn đầy trên các phương tiện thông tin đại chúng đang khiến cho không ít ...