Thực trạng chất lượng cuộc sống cho nữ công nhân ngành May tại TP HCM

Thực trạng chất lượng cuộc sống cho nữ công nhân ngành May tại TP HCM

Đa số nữ công nhân làm việc trong ngành May mặc trên địa bàn TP HCM chủ yếu sinh năm 1980 đến 1999. Theo khảo sát, công việc của nữ lao động thuộc nhóm ngành này được coi là ổn định, nhưng chất lượng cuộc sống chưa cao. Chính vì thế, các đơn vị liên quan cần đưa ra những giải pháp để cải thiện, nâng cao giá trị tinh thần cho nữ lao động.

Theo khảo sát của Ban Nữ công - LĐLĐ TP HCM, có khoảng hơn 50% công nhân đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Chủ yếu nữ công nhân ngành May thường làm việc tại doanh nghiệp ngoài Nhà nước (chiếm trên 65%) và doanh nghiệp FDI chiếm 33%, còn lại là các đơn vị tự do. Hầu hết họ đi làm với vai trò là công nhân, chỉ một số ít được giữ chức quản lý như chuyền trưởng, chuyền phó. Công việc của công nhân ngành May tương đối ổn định, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhóm đối tượng lao động này.

Bà Lê Thị Kim Thúy -Phó Chủ tịch LĐLD TP HCM chủ trì Hội nghị "Khảo sát về đời sống nữ công nhân ngành May ". Ảnh N.N

Thực trạng chất lượng cuộc sống cho nữ công nhân ngành May tại TP HCM

Về tình trạng hôn nhân, hầu hết nữ công nhân ngành May đang có chồng (trên 61%). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tỷ lệ công nhân ly hôn cũng khá cao (trên 6%) cho thấy rằng việc nữ công nhân có gia đình xong ly hôn cũng phổ biến tại TP HCM. Về nhà ở, chủ yếu nữ công nhân ngành May ở nhà thuê (chiếm 54,6%), nhà riêng của vợ, chồng (chiếm 20,9%), nhà của bố mẹ, người thân (chiếm 21,8%). Rất ít công nhân lao động ở trong nhà lưu trú (chỉ chiếm hơn 2%).

Thực trạng chất lượng cuộc sống cho nữ công nhân ngành May tại TP HCM

Cán bộ công đoàn đại diện công đoàn các cấp tham dự hội nghị. Ảnh N.N

Những khó khăn của công nhân ngành May phổ biến nhất phải kể đến như: Không quen ngồi lâu, không quen áp lực công việc, không biết may chuyên nghiệp. Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng được công nhân khá quan tâm. Ngoài ra, khi làm việc tại các công ty may với tần suất và thời gian khá nhiều, người lao động sẽ không có nhiều thời gian lo cho gia đình, không thể đưa đón con đi học…

Theo ông Phạm Văn Hiền - Phó Chủ tịch Công đoàn các KCN - KCX TP HCM, nữ công nhân hiện nay không chỉ gặp khó khăn về nhà ở, trình độ học vấn mà đời sống tinh thần cũng khá nghèo nàn. Người lao động dành nhiều thời gian cho công việc, luôn mong muốn tăng ca để có thêm thu nhập nhưng điều đó đồng nghĩa với việc họ không có thời gian cho bản thân. Nhiều công nhân được hỏi đã trả lời rằng thời gian rảnh chủ yếu làm việc nhà hoặc ngủ. Đây là sự lựa chọn dễ hiểu của người lao động bởi ngoài những hoạt động đó họ không biết phải làm gì.



Nữ công nhân ngành May đang gặp nhiều áp lực trong cuộc sống và công việc. Ảnh N.N

Thực trạng chất lượng cuộc sống cho nữ công nhân ngành May tại TP HCM

Nhiều cán bộ công đoàn cũng đưa ra ý kiến, góp ý và giải pháp để nâng cao chất lượng đời sống người lao động ngành May. Theo khảo sát của LĐLĐ TP HCM, số lượng công nhân ngành May muốn chuyển đổi nghề là rất ít (chỉ chiếm 10,9%).

Nguyên nhân là đa số công nhân đã quen với công việc hiện tại và không có nhu cầu thay đổi.

Tuy nhiên, người lao động trong ngành này cũng mong muốn được hỗ trợ về vấn đề sức khỏe, an sinh xã hội như: Thủ tục hành chính, khám sức khỏe, hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, tìm bạn khác giới đối với lao động còn độc thân… Các vấn đề về pháp luật, quấy rối tình dục nơi làm việc cũng được người lao động lựa chọn cần được tư vấn.

Thực trạng chất lượng cuộc sống cho nữ công nhân ngành May tại TP HCM

Bà Nguyễn Thị Thủy - Phó Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam. Ảnh N.N

Theo bà Nguyễn Thị Thủy - Phó Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam, người lao động ngành May từ trước đến nay đều thuộc top lao động gặp những khó khăn về đời sống, việc làm.

Trên thực tế, TP HCM là một đô thị lớn thu hút đông lao động từ các tỉnh lẻ từ miền Bắc đến các tỉnh miền Tây lên làm việc. Điều này đặt ra vấn đề khó khăn về nhà ở, sinh hoạt và văn hóa tinh thần.

Thực tế, hiện nay các doanh nghiệp may lớn tại TP HCM đã chuyển dần cơ sở về các tỉnh, thành phố lân cận. Cho nên, người lao động theo đó trở về quê hương làm ăn là điều tất yếu. Việc này rất thuận tiện cho người lao động được gần gia đình. Nhưng đó cũng là nguyên nhân dẫn đến lao động ngành May tại TP HCM có chiều hướng giảm.



Lời cầu cứu của chị đồng nát liệt hai chân khi bị cây đổ vào người Lời cầu cứu của chị đồng nát liệt hai chân khi bị cây đổ vào người

Nguyễn Thị Nhị, 40 tuổi, làm nghề đồng nát nuôi gia đình, giờ đây liệt cả hai chân sau khi bị cây bàng trên phố ...

Chiến dịch Hoa Kim Tước và giọt nước mắt ông đại sứ Chiến dịch Hoa Kim Tước và giọt nước mắt ông đại sứ

Ấn Độ đang khủng hoảng nghiêm trọng vì dịch Covid-19. Và quang cảnh bi thương nơi nước bạn, dư luận mới giật mình trước ...

136 triệu người đứng trước nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi làm việc 136 triệu người đứng trước nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi làm việc

Nguy cơ lây nhiễm Covid-19, có thể trầm cảm, lo lắng... là những vấn đề mà hàng triệu nhân viên chăm sóc y tế đang ...

Bài viết: Nguyễn Nga

Thiết kế: N.N