e magazine
11/09/2021 09:25
Nỗi lòng công nhân có con mắc kẹt tại vùng dịch: "Nhìn các con mà tôi xót xa"

11/09/2021 09:25

Các con của chị Lê Thị Yến (Sinh năm 1994, quê ở Hà Tĩnh) bị mắc kẹt lại Bình Dương do dịch bệnh Covid-19 đã hơn hai tháng. Cả gia đình sống trong cảnh túng thiếu nơi đất khách quê người.
fsfsdf

Con gái lớn của vợ chồng chị Yến đang học online với sự kèm cặp của bố.

"Nhìn các con mà tôi xót xa"

“Hôm nay bạn con được ăn thịt bò hầm đấy mẹ ạ, con cũng muốn ăn”.

Nghe con nói mà lòng chị Yến thắt lại, chưa bao giờ chị nấu được cho con bữa ăn như thế...

Các con của chị Lê Thị Yến (Sinh năm 1994, quê ở Hà Tĩnh) bị mắc kẹt lại Bình Dương do dịch bệnh Covid-19 đã hơn hai tháng. Cả gia đình sống trong cảnh túng thiếu nơi đất khách quê người.

Vợ chồng chị có hai người con, một bé trai 5 tuổi và một bé gái 8 tuổi. Hai vợ chồng trước kia ở quê làm lao động tự do. Chị mò cua bắt ốc, anh làm phụ hồ, bữa được bữa chăng, thu nhập rất thấp, không đủ tiền nuôi các con ăn học và trang trải cuộc sống.

Vì vậy, cách đây một năm ruỡi, anh chị quyết định vào Bình Dương kiếm sống, mang theo cả mong ước xây dựng được một căn nhà nho nhỏ cho con cái có cuộc sống tốt hơn.fsfsdf

Khu vực nơi gia đình chị Yến sinh sống - Ảnh: NVCC

Hè năm nay, vợ chồng chị đón các con vào Bình Dương chơi cùng bố mẹ một thời gian, không may vào đúng đợt dịch bệnh nên các con bị mắc kẹt lại, cháu gái cũng không kịp về quê đón năm học mới, phải học online tại phòng trọ.

Cuộc sống vốn khó khăn nay khó khăn gấp bội. Cả gia đình bốn người nương tựa vào nhau trong căn phòng trọ chật hẹp khoảng 20m2 tại khu Bình Phước B, Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương – khu vực “vùng đỏ” với rất nhiều F0.

fsfsdf

Bữa ăn của gia đình chị là mì tôm - Ảnh: NVCC

“Lúc nào tôi cũng trong tình trạng lo sợ không yên, sợ các con nhỡ không may bị nhiễm Covid thì biết phải làm sao? Ở đây các cháu vừa không an toàn vừa khổ vì nơi ở gò bó, sinh hoạt thiếu thốn.

Tôi chỉ mong các con được về quê, nhưng rồi lại nghĩ, có được mở cửa để về cũng không có tiền mà về… Lực bất tòng tâm” - chị Yến chia sẻ.

Do dịch bệnh, cả hai vợ chồng chị đều thất nghiệp khoảng ba tháng nay. Anh không đi làm phụ hồ được, chị cũng phải dừng việc tại Công ty Showa Gloves Việt Nam.

Thu nhập ít ỏi đến nay về con số không, sống nhờ vào hỗ trợ từ địa phương, mạnh thường quân, nhiều khi khó khăn quá phải lên mạng “cầu cứu”, nhưng việc vào được “vùng đỏ” chỗ chị ở rất khó khăn, nhiều người không thể vào cứu trợ được, hơn nữa càng ngày càng quá tải vì rất nhiều người cần sự giúp đỡ.

Một tháng nay, các con chị đã không còn sữa uống. Cháu 5 tuổi mới 15kg, cháu 8 tuổi được 20kg.

“Nhìn các con mà tôi xót xa. Các cháu có rau ăn rau, có cháo ăn cháo theo bố mẹ, không được như những đứa trẻ khác, có món riêng bổ dưỡng. Sức khỏe của các cháu lại yếu, hay ốm vặt, giờ ốm còn chẳng thể đi bệnh viện”, chị Yến nói.

Chị kể, bình thường các con chị đã ăn ít rồi. Bây giờ cái ăn thiếu thốn, có hôm tụi nhỏ chỉ ăn vài miếng cơm trộn với nước tương, mà nước tương cũng là của người ta cho. Khô khan, khó ăn quá, có lúc các cháu không chịu ăn, chị dỗ thế nào cũng không được.

Những lúc như thế, chị chỉ muốn rơi nước mắt, điều ước có khi nhỏ nhoi đến mức chỉ ước có thêm chút hoa quả cho con. “Tụi nhỏ nhìn người ta có bánh, có hoa quả cũng đòi mẹ mua, nhưng tôi lại chẳng thể làm được gì cho con, nhìn con tội nghiệp lắm”.

Khi chưa dịch bệnh, tiết kiệm vài bữa, cố gắng thì lâu lâu chị cũng nấu được món thịt, món cá cho con cải thiện, còn bây giờ thì không thể. Giờ có cái ăn qua ngày đã là rất tốt đối với gia đình chị.

fsfsdf

Căn nhà ở quê của gia đình chị Yến - Ảnh: NVCC

Buổi sáng, cả nhà bốn người chia nhau hai gói mì tôm, buổi trưa, buổi tối có ít rau được hỗ trợ chia ra nấu vài bữa, hôm nào có trứng cũng chỉ dám chiên hai quả.

Trước khi bị mắc kẹt ở Bình Dương, các con chị sống cùng bà nội ở quê. Bà năm nay cũng đã 66 tuổi. Căn nhà ở quê ọp ẹp, mái nhà phải phủ lớp bạt tránh dột khi mưa lớn, gian bếp là túp lều lụp xụp.

Mỗi tháng, anh chị dành dụm gửi về cho các con được khoảng một triệu rưỡi để đóng học và ăn uống. Cuộc sống nơi quê nhà cũng rất khó khăn nhưng vẫn hơn nơi đất khách quê người. Ở quê chi phí rẻ hơn, mà các con còn có không gian chạy nhảy, nô đùa thoải mái.

Còn giờ đây, cả ngày chỉ quanh quẩn trong 4 bức tường phòng trọ, những đứa trẻ hiếu động không khỏi bức bối, buồn chán. “Con nhớ bà, nhớ thầy cô, nhớ các bạn quá, con muốn về” – con gái lớn của chị nói.

Vào năm học mới, cháu lớn học online bằng điện thoại của bố. Chị Yến lên mạng xin cho con được một bộ sách giáo khoa cũ, vài tập vở. Đồ dùng học tập hiện vẫn chưa có nhưng với chị như vậy là may mắn lắm rồi. Con gái chị rất háo hức, mong đến giờ học để được gặp cô giáo, bạn bè qua mạng.

fsfsdf

Thực phẩm trong gói hỗ trợ An sinh gia đình chị Yến được nhận - Ảnh: NVCC

Trong căn phòng trọ, đứa trẻ được bố kèm cặp học online, nhiều lúc bị sao nhãng vì em nhỏ quấy, ồn ào, mọi thứ diễn ra trong cùng một không gian chật hẹp.

Nếu sắp tới, các cháu học sinh ở Hà Tĩnh được trở lại trường học thì liệu việc học của con chị có bị gián đoạn, có phải học lại vào sang năm? Chị nghĩ đến đây mà lo lắng.

Đây không chỉ là câu chuyện riêng của gia đình chị Yến. Còn rất nhiều gia đình có con em bị mắc kẹt, rơi vào tình cảnh khốn khó, về cả vật chất và tinh thần.

Mỗi gia đình là một hoàn cảnh khác nhau, nhưng họ đều chung một nỗi lo cho con em của mình, khi chúng đang phải cùng bố mẹ đương đầu với khó khăn trong vùng dịch, ảnh hưởng về sức khỏe và học tập, đều chung một mong ước là con cái được trở về quê hương, được vui chơi và học tập trong yên bình.

Được biết, từ khi dịch bệnh bùng phát lần thứ 4, gia đình chị Lê Thị Yến đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương.

Mặc dù trong điều kiện quá tải và khó khăn, UBND phường Bình Chuẩn (Thuận An, Bình Dương) đã hỗ trợ hai vợ chồng chị với số tiền 800.000 đồng/người, đồng thời cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu cho gia đình chị.

Vào khoảng cuối tháng 8, với hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chị còn được nhận gói hỗ trợ An sinh với mức thực phẩm thiếu yếu lớn hơn.

Chị Yến xúc động chia sẻ: “Cảm xúc lúc đó của tôi thực sự dâng trào, đúng vào lúc trong nhà hết sạch không còn gì để ăn thì được hỗ trợ. Vậy là hôm nay các con tôi được một bữa ăn ngon rồi.

Chính quyền địa phương thực sự rất quan tâm, lo lắng cho dân, nhưng tôi hiểu số lượng người dân cần được cứu trợ quá đông, họ không thể nào cũng một lúc đến được với tất cả các trường hợp, chỉ có thể gắng hết sức, nhanh nhất có thể.

Vậy nên, tôi đóng góp vào “cuộc chiến” chống dịch này bằng sự tin tưởng và lạc quan, ngay cả trong gian khó”.

Thực hiện: Kỳ Anh

"Mấy tháng nay thất nghiệp, lấy tiền đâu lo cho con vào năm học mới?" "Mấy tháng nay thất nghiệp, lấy tiền đâu lo cho con vào năm học mới?"

Đó là chia sẻ của một nữ công nhân đang thất nghiệp do ảnh hưởng bởi Covid-19 và nỗi lo lắng khi có hai đứa ...

Ranh giới Ranh giới

Đó là tên bộ phim tài liệu vừa chiếu lúc 20h10 tối qua 8/9/2021 trong chương trình VTV Đặc biệt của Đài truyền hình Quốc ...

Bộ Y tế đồng ý cho tiêm kết hợp 2 loại vắc xin Moderna và Pfizer Bộ Y tế đồng ý cho tiêm kết hợp 2 loại vắc xin Moderna và Pfizer

Tối 8/9, Bộ Y tế cho biết, nếu tiêm mũi 1 vaccine do AstraZeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc xin ...

Xem phiên bản di động