Bài tiếp : “Bệnh nhân 2982: Từ hứng chịu búa rìu dư luận đến sự đồng cảm sẻ chia” nhận được nhiều phản hồi tích cực"

Sau bàn phím ai                        cũng là “quan tòa”

Sau bài viết “Bệnh nhân 2982: Từ hứng chịu búa rìu dư luận đến sự đồng cảm sẻ chia”, Tạp chí điện tử Cuộc sống an toàn đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của cộng đồng mạng, trong đó có nhiều lời động viên và chia sẻ gửi đến bệnh nhân 2982.

Trên facebook, một người có nickname Thỏ Nâu chia sẻ: “Anh này mà không đi khám chắc Quảng Nam và Đà Nẵng sẽ không thể phát hiện nhiều ca bệnh như vậy đâu, nên rất cảm ơn”.

Một bộ phận cư dân mạng đã nhìn nhận khách quan và nhân văn đối với những bệnh nhân không may nhiễm Covid-19. Tuy vậy vẫn còn rất nhiều sự kỳ thị khiến việc trở lại cuộc sống bình thường của họ bị ảnh hưởng.

Sau bàn phím

ai cũng có thể là quan tòa

Kết thúc thời gian điều trị, anh N.T.N. (BN 2982, 28 tuổi, trú TP Hội An, Quảng Nam) tiếp tục thực hiện việc cách ly 14 ngày tại Trung tâm Y tế quận Hải Châu (Đà Nẵng).

Sau giờ cơm tối, anh N. gọi điện cho vợ. Nhiều ngày qua, hai vợ chồng anh vẫn dành cho nhau những lời động viên, chia sẻ cùng nhau niềm vui sau những lần xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.

Ngày đoàn tụ gia đình không còn xa, nhưng anh N. vẫn còn thấp thỏm. Anh sợ “nói trước bước không qua”.

Anh N. khoả lấp bằng cách thường xuyên tập thể dục, ăn uống điều độ để tăng cường sức khỏe, nhanh chóng trở về nhà với gia đình. Anh cũng tâm sự, bản thân đã theo dõi các thông tin đăng tải về mình trên báo chí và trang mạng xã hội sau ngày ra viện.

Sau bàn phím ai cũng là “quan tòa”

Anh N. mong ngóng từng ngày được về với gia đình.

“Sau khi ra viện, các bài báo viết về mình, tôi đọc từng bình luận và cảm thấy rất buồn trước những lời nói như: “Ừ về đó rồi đi bay tiếp đi này”, “Rồi về thì ở nhà, đi ra nữa là ăn mày, ăn cám”,… Họ dùng những từ rất nặng nề trong khi mình và họ không hề quen biết. Hơn ai hết, tôi là cha của những đứa con nhỏ nên không bao giờ mong muốn dịch bệnh đến với bất cứ ai. Khi không may mắc phải, tôi cố gắng khai báo y tế cho rõ ràng và cũng hy vọng tất cả đều bình an. Tôi không nghĩ rằng bản thân phải chịu những lời chỉ trích như vậy”, anh N. tâm sự.

Khi thông tin về lịch trình di chuyển của anh N. bị chia sẻ trên mạng, anh bị cư dân mạng vội vàng "kết tội" bay lắc, gieo rắc mầm bệnh,… mà không cần nghe những lời giải thích

Người đàn ông tiếp tục trải lòng: "Chúng tôi không thể biết được mình có bị nhiễm Covid-19 hay không, cho nên vẫn sinh hoạt, đi lại bình thường. Đến khi có triệu chứng, được xét nghiệm mới phát hiện ra. Nhưng thay vì ánh mắt đồng cảm thì mọi người lại có sự kỳ thị, coi người mắc Covid-19 trở thành tội đồ”.

Sau bàn phím ai cũng là “quan tòa”

18 ngày điều trị, anh N. tuân thủ nghiêm các yêu cầu của bác sĩ và hồi hộp với từng lần xét nghiệm.

Sự động viên, an ủi từ gia đình khiến anh trở nên mạnh mẽ.

“Tinh thần suy sụp thì việc chữa trị cũng chưa chắc hiệu quả. Nếu bản thân thoải mái, ăn uống, tập thể dục, uống thuốc đúng giờ, thì sẽ nhanh khỏe hơn.

Thật sự, tôi có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn đó là nhờ có sự động viên của gia đình và các y bác sĩ của bệnh viện. Những người không có tinh thần vững hoặc không có người động viên thì sẽ rất khó khăn", anh nói.

lo âu ngày trở về

Dù mong ngóng ngày được đoàn tụ với gia đình, được ôm con vào lòng cho thỏa nỗi nhớ song anh N. cũng thấp thỏm nỗi lo “cơm áo gạo tiền”. Trước đây, dịch bệnh đã khiến cuộc sống vợ chồng anh khó khăn. Họ động viên nhau làm việc mong có thêm thu nhập để chuẩn bị đón thành viên mới.

Hằng ngày, những đơn hàng được đóng gói, anh N. làm shipper chuyên nghiệp cho vợ. Ngoài ra, anh còn kiếm thêm thu nhập từ công việc bán vé spa tại khách sạn P.A (Đà Nẵng).

Bây giờ, khó khăn bủa vây trước mắt, lại thêm nỗi lo lắng về những lời kỳ thị cứ chập chờn trong tâm trí.

“Tôi lo lắm nhưng không dám nói ra, vợ mang bầu, gia đình sắp thêm thành viên mới, cuộc sống lúc này không dư dả, tôi vẫn phải đi ship từng đồ ăn thức uống để có thêm thu nhập”, anh tâm sự.

Sau bàn phím ai cũng là “quan tòa”

Anh N. trong ngày được xuất viện.

Anh N. mong muốn mọi người có cái nhìn cảm thông, chia sẻ với bệnh nhân không may bị nhiễm Covid-19 như anh.

“Dù tôi đã được xét nghiệm âm tính, thực hiện cách ly nghiêm túc, nhiều người vẫn sợ tôi sẽ lại tái bệnh. Nhưng để được xuất viện, tôi đã trải qua hơn 1 tháng điều trị, với 3 lần xét nghiệm âm tính và tiếp tục thực hiện cách ly. Nếu có tái phát, các bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện quy trình điều trị. Khi tôi được về với gia đình có nghĩa là tôi đã khỏe và an toàn với cộng đồng. Vì vậy, mọi người nên tin tưởng vào các y bác sĩ của chúng ta”, anh N. chia sẻ.

Một nữ công nhân tên X. từng là trường hợp F1 chia sẻ với PV rằng chị bàng hoàng khi nhận được yêu cầu của chủ trọ là chuyển đi sau thời gian cách ly.

Rời quê hương ra Đà Nẵng lập nghiệp được hơn 4 năm, chị X. luôn cố gắng mỗi ngày để trang trải cuộc sống cũng như gửi thêm chi phí về cho bố mẹ. Chỗ trọ này vừa gần nơi làm, chi phí lại phù hợp nên chị X. đã gắn bó hơn 2 năm.

Những đợt trước, khi dịch bệnh bùng phát, chị X. luôn ý thức phòng tránh dịch. Vậy nhưng, lần này, chị vô tình trở thành F1 của một bệnh nhân làm việc cùng.

“Chủ trọ nói rằng tôi đi chơi lung tung nên mới thành F1, nhưng điều đó không đúng. Họ bảo tôi phải dọn đi”, chị X. kể lại.

Một tháng trước, có lẽ, trong suy nghĩ của chị X., anh N. không ai hình dung được những khó khăn mà mình và gia đình gặp phải do liên quan đến Covid-19.

Phải thừa nhận Covid-19 khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn, nhưng những lời "phán xét" của các "quan tòa" sau bàn phím khiến cho ngày trở về của họ đầy nỗi lo âu.

Những người như chị X., anh N. vốn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, vì vậy họ cần những sự động viên, cảm thông từ mọi người hơn là những chỉ trích.

Kỳ thị và phân biệt đối xử không làm hạn chế được dịch Covid-19 mà ngược lại còn có nguy cơ khiến cho dịch bệnh khó kiểm soát hơn. Sự kỳ thị sẽ làm cho mọi người "sợ" khai báo y tế, xét nghiệm, không tự cách ly triệt để. Chỉ có sự đoàn kết, đùm bọc mới trở thành sức mạnh chiến thắng dịch bệnh.

Sau bàn phím ai cũng là “quan tòa”

Bộ Thông tin & Truyền thông đề nghị không công bố danh tính, lịch trình bệnh nhân.

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có văn bản số 1631/BTTT-CBC gửi tới Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long về việc cung cấp thông tin cho báo chí.

Văn bản chỉ rõ việc công bố danh tính và công khai lịch trình di chuyển của nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 gần đây đã bộc lộ nhiều bất cập. Những thông tin này được Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) ở các địa phương công bố (phần nhiều dựa trên nội dung khai báo của người bệnh) và sau đó được báo chí đăng tải, mạng xã hội đăng tải, suy diễn thêm, khiến cho dư luận, cộng đồng bám theo bình luận, bàn tán, kỳ thị, xâm phạm đời tư, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự của người nhiễm bệnh và cuộc sống, sinh hoạt của gia đình họ.

Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị không công bố cho báo chí danh tính, chi tiết về lịch trình di chuyển và chi tiết về quá trình tiếp xúc của bệnh nhân. Thay vào đó, chỉ công bố, khuyến cáo các điểm đến có nguy cơ về dịch tễ (nơi đã từng có người dương tính với Covid-19 đến) để người dân đã từng di chuyển, tiếp xúc tại khu vực đó thực hiện ngay các biện pháp tự bảo vệ mình và những người xung quanh theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Sau bàn phím ai cũng là “quan tòa”

Bài viết, ảnh: Xuân Hậu

21 công nhân bị cách ly, chủ trọ hỗ trợ toàn bộ thực phẩm 21 công nhân bị cách ly, chủ trọ hỗ trợ toàn bộ thực phẩm

“Trân trọng những gì ta có, ngay cả những niềm vui bé nhỏ và cảm tạ với tất cả những gì ta được nhận”, lời ...

Vận động doanh nghiệp mua vắc xin để tiêm phòng dịch Covid-19 cho công nhân lao động Vận động doanh nghiệp mua vắc xin để tiêm phòng dịch Covid-19 cho công nhân lao động

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ban Thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mới đây vừa có văn bản ...

Chính phủ khẩn trương, doanh nghiệp nhiệt tình, đồng lòng chống dịch Chính phủ khẩn trương, doanh nghiệp nhiệt tình, đồng lòng chống dịch

Trong những ngày căng thẳng và u ám vì dịch bệnh này, chúng ta vẫn thấy loé lên những đốm sáng, những ngọn lửa thắp ...