Ép buộc công nhân viết đơn xin thôi việc trái pháp luật là thiếu đạo đức |
Công nhân Dư Thị Hoa (đang ở trọ tại Bình Chuẩn - Thuận An, Bình Dương) cho biết cô đã bị ép, bị thuyết phục nghỉ việc dù đang có thai, hiện cô đang ở nhà chăm con.
Phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn (Cuocsongantoan.vn) vừa có cuộc trao đổi với Luật gia Nguyễn Thanh Lương - Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh, tập trung xung quanh các nội dung pháp luật quy định đối với người lao động (NLĐ) thai sản. |
1 / Thưa Luật gia, xin ông cho biết những kiến thức pháp luật nào mà công nhân thai sản cần phải ghi nhớ? Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Người sử dụng lao động (NSDLĐ) không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) đối với NLĐ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ những trường hợp sau: Nếu NSDLĐ là cá nhân bị chết, bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết. Nếu NSDLĐ không phải là cá nhân thì thuộc các trường hợp: Chấm dứt hoạt động; Bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật mới. Ảnh minh họa. Trường hợp HĐLĐ hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết HĐLĐ mới. Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định 7 trường hợp NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ, trong đó có 2 trường hợp lao động nữ đang mang thai hoặc đang nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nếu không có sự đồng ý giữa hai bên. Nếu vi phạm, NSDLĐ phải bồi thường ít nhất là 2 tháng lương theo HĐLĐ và phải thực hiện các điều sau: Phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết, phải trả tiền lương, đóng BHXH, BHYT, BHTN trong những ngày NLĐ không được làm việc và phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng 2 tháng tiền lương theo HĐLĐ. |
Trường hợp NLĐ không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả theo quy định trên, NSDLĐ phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 để chấm dứt HĐLĐ. Trường hợp NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý thì ngoài khoản tiền NSDLĐ phải trả theo quy định trên, phải bồi thường thêm cho NLĐ một khoản chi phí bằng ít nhất 2 tháng tiền lương theo HĐLĐ để chấm dứt HĐLĐ đã ký. Trường hợp HĐLĐ hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết HĐLĐ mới. |
2/ Thưa Luật gia, căn cứ vào đâu để cho rằng NSDLĐ ép, thuyết phục hoặc dùng cách nào đó để đuổi việc NLĐ thuộc diện thai sản? Thực tế hiện nay đã và đang xảy ra tình trạng một số công ty sa thải công nhân diện thai sản bằng nhiều cách lách luật như o ép, thuyết phục, hoặc bắt, yêu cầu... công nhân thai sản ký vào đơn xin nghỉ việc. Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, các trường hợp NLĐ bị sa thải trong các trường hợp sau đây: 1. Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc. 2. Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của NSDLĐ, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của NSDLĐ hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động. 3. Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. 4. Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng (thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động). |
Ảnh minh họa. |
Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp nêu trên, NSDLĐ phải báo trước cho NLĐ ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng. |
3/ Thưa Luật gia, nếu NLĐ cho rằng mình bị ép nghỉ việc trái pháp luật thì họ nên làm gì? Nếu NSDLĐ buộc NLĐ phải nghỉ việc mà không thuộc các trường hợp trên là đã vi phạm pháp luật về lao động. NLĐ phải nắm rõ về quyền của mình để kiên quyết từ chối ký đơn đồng ý nghỉ việc nếu không tự nguyện. Điều 131 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc, bị buộc nghỉ việc... vì lý do nào đó, nếu thấy không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại với NSDLĐ, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định. Nếu công ty không giải quyết thì có thể yêu cầu hoà giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động hoặc khởi kiện ra Toà án cấp quận - huyện - thành phố để giải quyết. Nếu là đoàn viên công đoàn thì có quyền yêu cầu tổ chức Công đoàn đại diện khởi kiện ra tòa án. |
Luật gia Nguyễn Thanh Lương - Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh Trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong lao động, công nhân không nên viết đơn, ký đơn xin thôi việc trái ý muốn của mình, đặc biệt trong hoàn cảnh đang có thai. NSDLĐ nào ép buộc hoặc dùng các cách thuyết phuc, dụ dỗ, gây sức ép... công nhân, đặc biệt là công nhân diện thai sản viết đơn, ký đơn thôi việc trái nguyện vọng của họ thì trên hết đó là hành vi thiếu đạo đức nhân văn, bị xã hội lên án đồng thời là vi phạm pháp luật. |
Vụ công nhân bị dập nát hai bàn tay: Công ty và gia đình nạn nhân thoả thuận bồi thường Seojin đã có thông báo bồi thường cho nạn nhân vụ tai nạn lao động dập nát hai bàn tay |
“Nhà tôi ba đời” sợ 'thần y'!
Trong khi cuộc chiến giữa 'thần y' Võ Hoàng Yên và các “vị thần” khác vẫn chưa ngã ngũ thì “bãi chiến trường” của ... |
Đồng phục Công ty CP Bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh: An toàn và chuyên nghiệp
Với gam tím than làm chủ đạo, đồng phục cán bộ, công nhân lao động Công ty Công ty CP Bia Sài Gòn – Nghệ ... |
Phạm Nguyễn thực hiện |