Cứu nạn trên biển: Khó khăn chủ yếu do thiếu phương tiện

Cứu nạn hàng hải đòi hỏi tính khẩn cấp và yêu cầu về phương tiện, thiết bị, nhân lực nhằm kịp thời cứu nạn, cứu hộ cho những con tàu và sinh mạng thuyền viên. Nhưng nguồn lực hạn chế đang là một khó khăn cho công tác này.

Năm 2020, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam đã nhận được tin cứu nạn 557 vụ việc. Trung tâm đã cứu nạn, hỗ trợ 733 người, trong đó, cứu, hỗ trợ trực tiếp 187 người (có 7 người nước ngoài).

Ông Bùi Văn Minh - Tổng giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam chia sẻ: “Tính chất công việc luôn ứng trực 24/24h đòi hỏi anh em phải luôn có sức khỏe tốt, tinh thần vững vàng để sẵn sàng cứu tàu bị nạn. Mới đây nhất là việc cứu hộ tàu Xin Hong (quốc tịch Panama) đã để lại cho lực lượng cứu nạn hàng hải một kỷ niệm sâu sắc. Buồn, vui – cảm xúc đan xen khi họ cứu được 11/15 thuyền viên gặp nạn. Nhưng có 3 người tử vong và 1 người không tìm thấy xác”.

Tàu SAR của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải (vùng III) chuẩn bị cứu nạn. Ảnh: ST

Ảnh: ST

Cứu nạn trên biển: Khó khăn chủ yếu do thiếu phương tiện

Vào hồi 16 giờ 30 ngày 17/12/2020, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam nhận được thông tin tàu Xin Hong (quốc tịch Panama) chở 6.500 tấn đất sét bị nghiêng rồi chìm trên vùng biển Phú Quý (tỉnh Bình Thuận). Trên tàu có 15 thuyền viên (gồm 11 thuyền viên Trung Quốc và 4 thuyền viên Việt Nam). Tàu phát tín hiệu lần cuối rồi bất ngờ mất tín hiệu.

Nhận được thông tin, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam điều tàu SAR 413 (thuộc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực III) tại Vũng Tàu khẩn trương ứng cứu.

Bất chấp sóng to, gió lớn, ngay trong đêm ngày 17/12, lực lượng cứu nạn vượt biển đến đảo Phú Quý. Sóng cao 4 – 5m. Đến sáng ngày 18/12, tàu SAR 413 đã cứu vớt được 13 thuyền viên. Trong đó, 11 thuyền viên còn sống được đưa lên tàu CSB 6007 để chăm sóc y tế.

Cứu nạn trên biển: Khó khăn chủ yếu do thiếu phương tiện

Cứu nạn thuyền viên tàu VIETSHIP 01. Ảnh: ST

Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực III phụ trách vùng biển từ Cà Mau, Kiên Giang tới Trường Sa. Trong bối cảnh nhân lực, vật lực còn hạn chế, việc điều động tàu cứu nạn (SAR) không tránh khỏi khó khăn do vùng bờ biển quá dài. Tàu cứu nạn nhỏ, chỉ chịu được sóng cấp 7, cấp 8, tốc độ cũng chỉ đạt 16 hải lý/giờ, chưa đáp ứng tốt yêu cầu "cứu người như cứu hoả".

Nhất là vào mùa biển động, bão lớn liên tiếp như năm 2020 và đầu năm 2021 vừa qua, ngay cả thủy thủ “cứng nghề” đứng trên tàu còn khó vững. Câu chuyện cứu nạn tàu VIETSHIP 01 tại Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị) ngày 8/10 – 11/10/2020 là một ví dụ.


Tàu CSB 9001 tiếp cận tàu bị nạn.

Ảnh: ST

Cứu nạn trên biển: Khó khăn chủ yếu do thiếu phương tiện

10 thuyền viên “đánh đu” với sóng dữ trong tình trạng không có nước, bụng đói. Sau khi nhận được thông tin, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải đã nhanh chóng triển khai các phương án giải cứu tàu VIETSHIP 01. Những ngư dân dày dặn kinh nghiệm đi biển được huy động. Nhưng do sóng lớn nên tàu cá bị lật chìm, 3 thuyền viên kịp bám lên tàu còn 1 người bơi được về bờ.

Đến sáng ngày 11/10, với nỗ lực của đội cứu hộ bằng trực thăng, 6 thuyền viên đeo bám trên tàu VIETSHIP 01 đã được cứu hộ, đưa vào bờ an toàn. Ngoài ra, có 2 thuyền viên đã tự bơi vào bờ và được đặc công hải quân tiếp cận đưa vào bờ thành công.

Cứu nạn trên biển: Khó khăn chủ yếu do thiếu phương tiện

11 thuyền viên tàu Xin Hong được cứu nạn vào bờ.

Ảnh: ST

Vùng biển nước ta trải dài trên 1 triệu km2 mặt biển, với chiều dài hơn 3.260km bờ biển, vì thế, công tác cứu nạn rất khó khăn. Có rất nhiều “khoảng trống” khó “lấp đầy” trong công tác tìm kiếm, cứu nạn trên biển.

Đơn cử Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn khu vực I (tại Hải Phòng), thời gian chạy tàu từ Trung tâm ra Vịnh Bắc bộ phải mất từ 2 đến 3 giờ, còn nếu tai nạn xảy ra từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế (nơi Trung tâm phụ trách) thì phải hết ngày mới ứng cứu kịp.

Trong khi đó, các phương tiện chuyên dụng tìm kiếm, cứu nạn trên biển của Trung tâm có tầm hoạt động hạn chế. Cả nước chỉ có 7 tàu SAR nhưng phải phụ trách vùng biển đến tận Trường Sa, Hoàng Sa. Tàu nhỏ nhưng độ cao lớn, ăn gió, ăn sóng nên chỉ cần gió cấp 6 là tàu đã rung lắc dữ dội. Trong đó 3 tàu SAR 41 có bán kính 250 hải lý, 4 tàu SAR 27 với bán kính 150 hải lý), mức độ chịu đựng sóng gió nhỏ (SAR 41 dưới cấp 8; SAR 27 dưới cấp 7) và thời gian hoạt động dài ngày trên biển cũng rất hạn chế. Tàu cứu nạn phải chạy ra chạy vào là vì... không đủ nhiên liệu và nước ngọt để ở lại lâu hơn trên biển.

Do vậy, hiện tại, những giải pháp giảm thiểu tai nạn hàng hải vẫn là tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phòng ngừa các phương tiện hoạt động trên biển không bảo đảm an toàn hàng hải, trang thiết bị về thông tin liên lạc, cứu sinh... Đồng thời tăng cường hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tai nạn, kỹ năng sơ cấp cứu cho người đi biển trong thời gian chờ lực lượng cứu nạn hỗ trợ.

Hùng Dũng gãy chân và “ác ý” bình thường Hùng Dũng gãy chân và “ác ý” bình thường
“Đồng phục không cứng nhắc mà rất thoải mái, an toàn khi làm việc” “Đồng phục không cứng nhắc mà rất thoải mái, an toàn khi làm việc”
Phát động "Trai xinh - Gái đẹp các khu công nghiệp" tuần 6 trong năm 2021 Phát động "Trai xinh - Gái đẹp các khu công nghiệp" tuần 6 trong năm 2021

Bài viết: Duy Minh

Ảnh: ST