Infographic
09/10/2020 07:30
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 9/10

09/10/2020 07:30

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 9/10, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 36,7 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có hơn 1,066 trệu ca tử vong và hơn 27,6 triệu ca đã khỏi bệnh. Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới ở cộng đồng.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 7/10 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 6/10
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 9/10
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 9/10

Mỹ, sau 6 ngày có kết quả dương tính với Covid-19, Tổng thống Trump đã trở lại Phòng Bầu dục ngày 7/10.

Bác sĩ của Nhà Trắng - ông Sean Conley ngày 7/10 thông báo tình hình sức khỏe của Tổng thống Trump cho biết ông Trump không còn triệu chứng của Covid-19 trong 24 giờ qua và không bị sốt trong hơn 4 ngày.

Trong khi đó, số ca mắc Covid-19 tại Brazil đã vượt quá 5 triệu người, số ca tử vong cũng đang tăng gần lên mức gần 150.000 ca. Hiện Brazil đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) về số ca tử vong do Covid-19.

Theo Bộ Y tế Brazil, dù số ca nhiễm mới theo ngày tại Brazil đã giảm kể từ thời điểm đỉnh dịch hồi tháng 7 vừa qua, các chuyên gia y tế vẫn cảnh báo rằng nước này đang không tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp giãn cách xã hội và có nguy cơ đối mặt với làn sóng dịch bệnh thứ hai khi trở lại cuộc sống bình thường quá nhanh.

Nhà dịch tễ học Roberto Medronho thuộc Đại học Liên bang Rio de Janeiro cảnh báo rằng số ca nhiễm mới có thể tăng cao hơn nữa nếu việc xét nghiệm được tiến hành rộng rãi hơn. Đặc biệt, qua mùa Đông tới, thời tiết nóng lên, người dân Brazil sẽ đổ về các bãi biển, quán bar và nhà hàng mà không thực hiện các biện pháp phòng dịch.

Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ cho biết nước này đã ghi nhận thêm 70.818 ca mắc Covid-19 trong 24 giờ qua, trong đó có 106.554 trường hợp tử vong, tăng 1.000 ca so với một ngày trước.

Theo giới chuyên gia, căn cứ vào diễn biến số ca dương tính và phục hồi trong thời gian qua, làn sóng lây nhiễm tại Ấn Độ dường như đang có xu hướng dịu bớt. Số ca nhiễm theo ngày (tính trung bình của giai đoạn 7 ngày) tại Ấn Độ đạt 93.617 ca vào ngày 16/9, mức cao nhất từ trước tới nay. Trong 3 tuần kể từ đó, số ca nhiễm theo ngày đã giảm xuống, vào ngày 7/10 là 74.623 ca và ngày 8/10 là 78.524 ca. Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn cảnh báo trong bối cảnh mùa lễ hội tại Ấn Độ sắp đến gần, số ca mắc Covid-19 tại Ấn Độ có thể tăng cao trở lại.

Bộ Y tế Argentina cho biết nước này đã ghi nhận 15.454 ca mắc mới Covid-19, nâng tổng số ca mắc tại nước Nam Mỹ này lên 856.369 ca. Đây là số ca nhiễm mới theo ngày thuộc hàng cao tại Argentina. Số ca tử vong đã tăng thêm 484 ca lên 22.710 ca. Buenos Aires, tỉnh lớn nhất tại Argentina, đã ghi nhận tổng cộng 451.286 ca nhiễm và là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất tại quốc gia Nam Mỹ này.

Giới chức y tế Croatia cho biết nước này ghi nhận 542 ca nhiễm mới, mức tăng theo ngày cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số ca mắc lên 18.989 ca, trong đó 310 ca tử vong.

Ngày 8/10, Nga thông báo 11.493 ca mắc mới Covid-19, gần bằng số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất ghi nhận vào thời điểm đỉnh dịch hồi tháng 5 vừa qua (với 11.656 ca vào ngày 11/5), nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 1.260.112 ca.

Giới chức Nga cũng cho biết trong vòng 24 giờ qua, nước này cũng ghi nhận 191 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 22.056 ca.

Cùng ngày 8/10, Ba Lan ghi nhận 4.280 ca nhiễm mới, mức tăng cao nhất theo ngày từ trước đến nay tại nước này, và 76 ca tử vong.

Bộ trưởng Y tế Italy, ông Roberto Speranza cho biết nước này sẽ quy định bắt buộc xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với những người nhập cảnh từ Anh, Hà Lan, Bỉ và CH Séc, trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại về tình trạng gia tăng các ca mắc mới Covid-19 trên toàn châu Âu.

Giới chức Đức đã cảnh báo về nguy cơ dịch Covid-19 lây lan không thể kiểm soát vào mùa Thu và mùa Đông trong bối cảnh số ca nhiễm mới theo ngày gia tăng một cách đáng lo ngại.

Phát biểu trong cuộc họp báo sáng 8/10 ở Berlin, Bộ trưởng Y tế Jens Spahn nhấn mạnh số ca nhiễm mới đang gia tăng trở lại, trong đó số người trẻ tuổi bị nhiễm cao, tuy nhiên số ca tử vong và các ca được chăm sóc đặc biệt vẫn ở mức thấp. Theo số liệu cập nhật sáng cùng ngày của Viện dịch tễ Robert Koch (RKI), trong vòng 24 giờ qua, số ca nhiễm mới ở Đức đã tăng trên 4.000 ca, mức tăng cao nhất theo ngày kể từ giữa tháng 4.

VIỆT NAM

Tính đến 18 giờ ngày 8/10, Việt Nam ghi nhận thêm 1 ca mắc mới Covid-19, là ca nhập cảnh đã được cách ly ngay, nâng tổng số mắc lên 1.100 ca.

Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 9/10

Ca bệnh 1100 (BN1100): Nam, 29 tuổi, có địa chỉ ở phường Hưng Đạo, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Ngày 26/9/2020, bệnh nhân từ Liên bang Nga nhập cảnh Sân bay Cần Thơ trên chuyến bay QH9495, được chuyển đến cách ly tập trung tại Ký túc xá sinh viên tỉnh Bạc Liêu ngay sau khi nhập cảnh.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 14.250 người, trong đó:

Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 9/10

Hiện Việt Nam đã nối lại một số đường bay thương mại và tiếp tục đưa công dân có nguyện vọng về nước, sẽ có nguy cơ lây lan dịch Covid-19.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, quản lý, theo dõi, giám sát chặt chẽ người nhập cảnh; xét nghiệm cho người nhập cảnh theo quy định.

Tuyệt đối không để lây nhiễm trong các cơ sở cách ly và từ cơ sở cách ly ra ngoài cộng đồng, đặc biệt khi thực hiện cách ly tại các cơ sở lưu trú, khách sạn hay các đơn vị cách ly ngoài quân đội. Đồng thời các trường hợp khai báo y tế không trung thực, không thực hiện cách ly theo quy định sẽ bị xử lý nghiêm

Để phòng chống dịch trong trạng thái “bình thường mới”, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, nhất là khi đi ra ngoài và khi về nhà. Bên cạnh đó, hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết; hạn chế tụ tập đông người; giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét tại các khu vực công cộng.

Mỗi hộ gia đình cần thực hiện vệ sinh nhà cửa, lau bề mặt, nền nhà, vật dụng bằng các chất tẩy rửa thông thường. Đặc biệt đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, công tắc điện... vệ sinh ít nhất 1 lần/ngày...

Người dân cũng cần kiểm tra thân nhiệt hàng ngày, thông báo kịp thời với cơ sở y tế các trường hợp có dấu hiệu sốt, ho, khó thở.

Xem phiên bản di động