|
Khái niệm chứng khoán hóa chính thức xuất hiện vào đầu những năm 70 của thế kỷ trước, một trong những nguyên nhân cơ bản do các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng, cùng với nhu cầu hàng hóa của thị trường tài chính tại Mỹ khi đó không đủ đáp ứng “khẩu vị” nhà đầu tư. |
Thu hút mạnh các nhà đầu tư Việc đặt tên “chứng khoán hóa” bắt nguồn từ thực tế, chứng khoán hóa là một quá trình tài trợ cấu trúc (phát hành chứng khoán nợ để tài trợ vốn) và các công cụ tài chính được sử dụng để có được các nguồn tài trợ có hình thức là các chứng khoán nợ được xã hội hóa đầu tư. Vì sao chứng khoán nợ được hình thành qua chứng khoán hóa lại có thể thu hút được các nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư khó tính nhất (vừa cẩn trọng vừa mong muốn có lợi nhuận cao)? Câu trả lời là do tính vượt trội của chứng khoán nợ hình thành qua chứng khoán hóa so với các loại chứng khoán nợ khác được thể hiện qua những đặc điểm chủ yếu sau: Chứng khoán nợ an toàn hơn Chứng khoán nợ không chỉ được đảm bảo bằng tài sản thế chấp đã được chiết khấu theo giá thị trường mà còn luôn được đảm bảo bởi bên thứ 3 có mức tín nhiệm tương đương với trái phiếu xếp hạng loại A. Chứng khoán nợ minh bạch hơn Chứng khoán hóa yêu cầu cung cấp và thuyết trình số liệu đầy đủ, cập nhật và chính xác cho nhà đầu tư. Chứng khoán nợ bán cho nhà đầu tư phải được cáo bạch và cam kết thực hiện. Xã hội hóa đầu tư cao hơn Khi phát hành các chứng khoán nợ, dù cho xếp hạng tín dụng của tổ chức khởi tạo thấp thì vẫn có thể phát hành những chứng khoán có chất lượng cao. Việc xếp hạng chứng khoán cao không những giúp giảm chi phí nguồn vốn mà còn cho phép các nhà đầu tư lớn như các công ty bảo hiểm (có thể mua cả dưới hình thức phát hành riêng lẻ), đối tượng được coi là đầu tư tinh tế, thường bị cấm đầu tư vào các tài sản có xếp hạng thấp, có thể mua các loại chứng khoán này. Ngoài ra còn thu hút được rất nhiều nhà đầu tư mua, bán chứng khoán nợ khác như: Các quỹ hưu trí, quỹ tương trợ, ngân hàng, nhà đầu tư cá nhân… Yêu cầu cao hơn với công ty định mức tín nhiệm Không phải công ty định mức tín nhiệm nào cũng được lựa chọn, mà phải là những công ty rất uy tín và có kinh nghiệm nhằm đưa ra mức định mức tín nhiệm chính xác và tối ưu đối với chứng khoán nợ được phát hành. |
Chứng khoán là kênh huy động vốn quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội. Ảnh: VNE |
Chứng khoán nợ đa dạng hơn, phù hợp hơn với mọi “khẩu vị” của nhà đầu tư Chứng khoán nợ hình thành từ chứng khoán hóa chủ yếu là các loại như trái phiếu, tín phiếu và cổ phiếu. Chứng khoán nợ thường được chia thành rất nhiều loại, thứ hạng khác nhau về thời gian đáo hạn, tỷ suất sinh lời và mức độ rủi ro, phương thức thanh toán... Nhà đầu tư có rất nhiều sự lựa chọn gói chứng khoán nợ tùy theo sở thích rủi ro của mình (chẳng hạn loại A thì không có rủi ro). Đây cũng chính là động lực kích thích nhu cầu mua các loại chứng khoán nợ hình thành từ chứng khoán hóa. Riêng với chứng khoán không phân loại, không được định mức tín nhiệm, có mức độ rủi ro tín dụng cao nhất (nhưng vẫn luôn được đảm bảo bằng tài sản mà dòng sinh lời phụ thuộc vào biến động của thị trường), do đó có tính chất như cổ phiếu, nó có thể sẽ hưởng nhiều lợi nhuận nhất (và ngược lại), nên rất thu hút các nhà đầu tư ưa mạo hiểm. Chính vì vậy, chứng khoán nợ hình thành qua quy trình chứng khoán hóa là sự lựa chọn của không ít các nhà đầu tư, đặc biệt đối với những nước có thị trường tài chính phát triển như Mỹ, Nhật và EU. Những nước đang phát triển, đang trong quá trình hoàn thiện về mặt thị trường tài chính như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, thì loại chứng khoán nợ này cũng không còn xa lạ với các nhà đầu tư. |
|
Nguồn vốn rẻ hơn cho các doanh nghiệp Tuy nhiên, chứng khoán nợ được hình thành qua chứng khoán hóa có nhiều lợi ích nhưng không phải không có mặt trái; vì vậy khi thực hiện chứng khoán hóa điểm cơ bản nhất là dự tính chính xác dòng tiền phát sinh trong tương lai để có thể tính được mức độ rủi ro của chứng khoán. Với Việt Nam, từ những minh chứng vận hành thành công trong thực tiễn và các nghiên cứu đánh giá của các chuyên gia, có thể khẳng định chứng khoán nợ hình thành qua quy trình chứng khoán hóa giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguồn vốn kinh doanh tối ưu hơn, thu hút được nhiều hơn các nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó sẽ thúc đẩy thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán phái sinh nói riêng phát triển hơn. Chứng khoán nợ hình thành qua quy trình chứng khoán hóa giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguồn vốn kinh doanh tối ưu hơn, thu hút được nhiều hơn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ảnh: VNE Nhưng việc hình thành chứng khoán nợ qua quy trình chứng khoán hóa đòi hỏi từng bước cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động chứng khoán hóa theo hướng thống nhất, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế như: Bảo vệ quyền của người cho vay, tạo điều kiện xử lý nhanh gọn tài sản thế chấp… đồng thời bổ sung các quy định về tổ chức và hoạt động của các đối tượng tham gia quá trình chứng khoán hóa, bảo đảm một hành lang pháp lý đồng bộ giúp cho thị trường chứng khoán phái sinh vận hành hiệu quả, ổn định, trên cơ sở nguyên tắc công bằng, minh bạch, đảm bảo lợi ích chung của nhà đầu tư và sự phát triển bền vững của thị trường. Việc xây dựng quy trình chứng khoán hóa tại Việt Nam đối mặt với không ít thách thức, nhưng với sự nhất trí, quyết tâm cao của Chính phủ để có nguồn vốn giá rẻ hơn cho các doanh ngiệp sao cho dân giàu nước mạnh thì niềm tin đưa chứng khoán nợ vào thị trường đang đến gần là hoàn toàn có cơ sở. |
Khi thực hiện chứng khoán hóa điểm cơ bản nhất là dự tính chính xác dòng tiền phát sinh trong tương lai để có thể tính được mức độ rủi ro của chứng khoán. Nguồn: vncsi.com.vn |
Bài viết: TS. Hoàng Lê Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|