e magazine
12/02/2021 09:05
Chuẩn bị cho chuyến hải hành an toàn trong năm mới

12/02/2021 09:05

“Để có chuyến hải hành an toàn ngay từ đầu năm mới thì công tác chuẩn bị càng kỹ lưỡng bao nhiêu, tàu càng chủ động trên biển bấy nhiêu” – ông Bùi Mạnh Cường - Thuyền trưởng hạng I không hạn chế, nguyên Phó trưởng ban pháp chế quản trị rủi ro, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho biết.
Chuẩn bị cho chuyến hành hải an toàn trong năm mới

Chuẩn bị cho chuyến hải Hành an toàn trong năm mới

“Để hải hành an toàn ngay từ đầu năm mới thì công tác chuẩn bị càng kỹ lưỡng bao nhiêu, tàu càng chủ động trên biển bấy nhiêu” – ông Bùi Mạnh Cường - Thuyền trưởng hạng I không hạn chế, nguyên Phó trưởng Ban Pháp chế quản trị rủi ro, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho biết.

“Thuyền trưởng trước mỗi chuyến hành trình đều phải chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt để con tàu vận hành an toàn trên biển. Việc chuẩn bị cho chuyến đi này đã được “luật hóa” tại Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế (ISM code)” – ông Bùi Mạnh Cường cho biết.

Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế được soạn thảo trên tinh thần của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 (SOLAS - 1974) và các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế do ISO đề ra (ISO-9002). Bộ luật cung cấp một chuẩn quốc tế về quản lý an toàn khai thác tàu và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.

Theo quy định của Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế, các chủ tàu phải xây dựng các nội quy, quy trình, quy phạm khai thác, quản lý tàu và thuyền viên, đề ra nhiệm vụ rõ ràng cho từng người, những thao tác cụ thể khi có tai nạn, sự cố xảy ra... dưới dạng văn bản pháp quy của toàn công ty. Những văn bản này sẽ tạo thành một hệ thống quản lý chất lượng khai thác tàu, gọi là QMS (Quality Management Systems).

Chuẩn bị cho chuyến hành hải an toàn trong năm mới

Có nhiều việc cần phải chuẩn bị để con tàu vận hành an toàn. Ảnh: Pixabay

Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế đã có hiệu lực đối với các tàu chở hành khách, chở dầu, chở hóa chất, chở khí hóa lỏng, chở hàng rời... có dung tích đăng ký dưới 500 GRT từ ngày 01/07/1998 và có hiệu lực với các loại tàu khác từ 01/07/2002.

Từ khi có Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế, trách nhiệm của chủ tàu nặng nề hơn nhiều so với ba quy tắc Hague, Hague - Visby, Hamburg.

Gần đây nhất là Công ước Lao động Hàng hải (MLC 2006) của ILO cũng quy định về tiêu chuẩn an toàn đối với tàu biển. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước này. Từ năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện MLC 2006. Đồng thời ban hành Nghị định về lao động hàng hải nhằm triển khai thực hiện đầy đủ, toàn diện các quy định của MLC 2006 mà Việt Nam là thành viên để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thuyền viên, nâng cao chất lượng đội ngũ thuyền viên để khai thác hiệu quả đội tàu biển của Việt Nam. Từ đó phát triển nguồn nhân lực của ngành Hàng hải theo quy định của MLC 2006, nâng cao an toàn và chất lượng vận tải biển quốc tế.

Chuẩn bị cho chuyến hành hải an toàn trong năm mới

Ông Bùi Mạnh Cường.

Công ước quốc tế quy định trong bất kỳ tình huống nào, bất cứ lúc nào, thuyền trưởng phải đặt vấn đề an toàn lên trên hết. Do đó, buồng của thuyền trưởng bao giờ cũng được bố trí ở cánh gà bên phải con tàu – đó là cánh gà nguy hiểm nhất trên tàu. Buồng thuyền trưởng là nơi nghỉ ngơi, đồng thời cũng là vị trí mà thuyền trưởng quan sát, đánh giá rủi ro, nguy hiểm có thể xảy đến với con tàu để ra lệnh cho sỹ quan, thuyền viên tại buồng lái xử lý kịp thời.

“Trong suốt quá trình làm việc nhiều năm từ thuyền viên cấp thấp trên tàu treo cờ Việt Nam cho đến trên tàu cấp cao treo cờ nước ngoài, tôi cho rằng trong bất kỳ tình huống nào, người lao động hàng hải phải hết sức cẩn trọng. Công tác chuẩn bị là hết sức quan trọng. Nếu không làm tốt công tác chuẩn bị hoặc chuẩn bị không đầy đủ thì khi tiến hành công việc, tàu hành trình trên biển sẽ rất bị động” – ông Bùi Mạnh Cường chia sẻ.

Chuẩn bị cho chuyến hành hải an toàn trong năm mới
Nhiều tình huống có thể xảy ra khi tàu hành trình trên biển. Ảnh: Pixabay

Trước mỗi chuyến đi, trách nhiệm của thuyền trưởng phải chuẩn bị rất chu đáo không chỉ về vấn đề hàng hóa mà còn phải có trách nhiệm về an toàn đối với con tàu và thuyền viên. Cuộc sống trên biển của thuyền viên rất khắc nghiệt. Do vậy, sự chuẩn bị đó bắt đầu từ việc phải dự liệu được khu vực mà con tàu đến có thể gặp những khó khăn nào, từ lương thực thực phẩm đến điều kiện khí hậu, phong tục, tập quán… ra sao.

Thuyền trưởng cần nghiên cứu các tài liệu, sách để tìm hiểu về vùng, khu vực mà tàu sắp đến. Từ đó, dự liệu được điều kiện hàng hải và những tình huống có thể xảy ra. Sau đó lên kế hoạch về các mục tiêu cần thực hiện. Người thuyền trưởng cần phải kiểm tra lại toàn bộ công tác chuẩn bị của các sỹ quan.

Một trong những công việc không kém phần quan trọng là người thuyền trưởng phải tìm hiểu phong tục, tập quán ở cảng mình sẽ cập bến để khi tàu cập cảng, có cách ứng xử phù hợp, tiếp cận công việc một cách chủ động khi làm việc với nhà chức trách và hoa tiêu lên tàu.

Chuẩn bị cho chuyến hành hải an toàn trong năm mới
Tàu có thể đến vùng có khí hậu khắc nghiệt. Ảnh: Pixabay

“Tôi đã đi khắp các vùng biển trên thế giới và đọc tài liệu qua nhiều kênh uy tín để tìm hiểu kỹ về điều kiện hàng hải ở nhiều vùng biển khác nhau. Có những vùng có điều kiện thời tiết, khí hậu bình thường. Nhưng vùng đó chưa chắc đã an toàn vì có tình trạng cướp biển và trộm cắp. Trong tình huống này, thuyền trưởng phải tổ chức bố trí công tác đảm bảo an toàn phòng ngừa cướp biển và trộm cướp trên tàu” – ông Bùi Mạnh Cường chia sẻ.

Thuyền trưởng còn phải đọc tài liệu nói về dòng chảy, không khí… để biết thời tiết, khí hậu ở các vùng biển. Theo ông Bùi Mạnh Cường, thông thường, về vùng biển nằm từ đường xích đạo trở về hai phía bán cầu (ở vĩ độ 20 trở lên) có điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt. Do vậy, để chủ động có nhiều thông tin hơn về vùng biển mà mình chưa biết rõ, ngoài nghiên cứu tài liệu, thuyền trưởng còn có thể học hỏi, trao đổi, nắm bắt thông tin và kinh nghiệm của bạn hàng hải, của tàu khác đã từng tới vùng biển đó.

Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở nhiều quốc gia trên thế giới như hiện nay, công tác đảm bảo an toàn cho mỗi hành trình còn phải đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch. Hầu hết các nước đều áp dụng quy định tàu vào cập cảng để làm hàng thì thuyền viên không được lên bờ và phải cách ly ngay tại tàu. Việc cung cấp nhu yếu phẩm cũng trở nên khó khăn hơn. Trong môi trường, không gian làm việc khép kín, tâm lý và tinh thần của thuyền viên cũng dễ bị căng thẳng hơn. Do vậy, Ban chỉ huy tàu cần quan tâm, giải tỏa căng thẳng tâm lý cho các thuyền viên bằng những biện pháp hết sức chân tình để giảm xung đột trên tàu.

Năm 2021: Tuổi Sửu cần làm gì để tránh được họa bất ngờ? Năm 2021: Tuổi Sửu cần làm gì để tránh được họa bất ngờ?
Cựu thuyền trưởng và kí ức  đón Tết trên tàu viễn dương Cựu thuyền trưởng và kí ức đón Tết trên tàu viễn dương
Cách bài trí bàn thờ                                              ngày Tết Cách bài trí bàn thờ ngày Tết

Bài viết: Duy Minh

Thiết kế: Duy Minh

Xem phiên bản di động