e magazine
09/08/2021 12:29
Biến thể Delta và khả năng bảo vệ của các loại vắc xin phòng COVID-19

09/08/2021 12:29

TS. Kidong Park – Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, vắc xin phòng COVID-19 có tác dụng ngăn mắc bệnh nặng, nhưng không phải là "viên đạn bạc" hay "chìa khóa vạn năng".
Biến thể Delta và khả năng bảo vệ của các loại vắc xin phòng COVID-19

Biến thể Delta và khả năng bảo vệ của các loại vắc xin phòng COVID-19

TS. Kidong Park - Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, vắc xin phòng COVID-19 có tác dụng ngăn mắc bệnh nặng, nhưng không phải là "viên đạn bạc" hay "chìa khóa vạn năng".

PV: Thưa ông, các vắc xin COVID-19 được WHO phê duyệt có hiệu quả như thế nào đối với biến thể Delta?

TS. Kidong Park: Hiện nay, có ít nhất 17 vắc xin đã được triển khai. 7 trong số đó đã được WHO phê duyệt vào Danh sách sử dụng khẩn cấp. Những vắc xin này là Pfizer/BionNTech, AstraZeneca của Oxford, AstraZeneca của Viện Huyết Thanh Ấn Độ, Janssen, Moderna, Sinopharm/BBIP và Sinovac. WHO đang giám sát chặt chẽ hiệu quả của các vắc xin này trong thực tế, bao gồm ảnh hưởng của các biến thể đáng lo ngại lên hiệu quả của vắc xin.

Các dữ liệu tính đến ngày 6/8/2021 cho thấy vắc xin vẫn có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa mắc bệnh nặng COVID-19 bởi biến thể Delta, mặc dù có giảm hiệu quả trong việc ngăn ngừa mắc bệnh có triệu chứng.

Thông điệp từ WHO rất rõ ràng, đó là hãy tiêm bất kỳ loại vắc xin có sẵn khi đến lượt bạn. Vắc xin giúp bảo vệ bạn và cả những người xung quanh bạn. Vắc xin cũng sẽ làm giảm nguy cơ biến thể Delta lan truyền trong cộng đồng và gây ra các biến thể mới.

vắc xin phòng covid-19 ngăn ngừa mắc bệnh nặng

PV: Vậy vắc xin Sinopharm có thể bảo vệ người tiêm trước biến thể Delta không, thưa ông?

TS. Kidong Park: Trong quá trình phê duyệt sử dụng khẩn cấp, WHO đã đánh giá hiệu quả, tính an toàn và chất lượng của vắc xin Sinopharm. Thử nghiệm giai đoạn 3 tại nhiều quốc gia cho thấy 2 liều vắc xin Sinopharm được tiêm cách nhau 21 ngày có hiệu quả là 79% chống lại SARS-CoV-2 không triệu chứng, được tính 14 ngày trở đi sau liều thứ hai.

WHO khuyến nghị sử dụng vắc xin Sinopharm dựa trên Lộ trình Ưu tiên của WHO, với tất cả các biến thể đang có ở Việt Nam hiện nay.

PV: Có ý kiến cho rằng một số vắc xin tốt hơn hoặc hiệu quả hơn các loại khác. Ý kiến của WHO cho vấn đề này là gì?

TS. Kidong Park: Tất cả các vắc xin đã được WHO phê duyệt vào danh sách Sử dụng Khẩn cấp đều đã đạt yêu cầu về hiệu quả, an toàn và chất lượng do WHO đặt ra thông qua tham vấn chặt chẽ với các chuyên gia quốc tế. Các vắc xin đều có hiệu quả rất cao trong việc ngăn ngừa mắc bệnh nặng cần nhập viện do COVID-19 gây ra.

WHO đang theo dõi chặt hiệu quả của các vắc xin này trong thực tế sử dụng, bao gồm ảnh hưởng của các biến thể đáng lo ngại lên hiệu quả của vắc xin. Chúng tôi cũng sẽ cập nhật các khuyến cáo mới nhất liên quan nếu cần thiết.

Thông điệp của WHO là hãy tiêm bất kỳ loại vắc xin nào có sẵn khi đến lượt bạn. Vắc xin giúp bảo vệ bạn và những người xung quanh bạn. Nó cũng sẽ làm giảm nguy cơ biến thể Delta lây lan trong cộng đồng và gây ra các biến thể mới.

Biến thể Delta và khả năng bảo vệ của các loại vắc xin phòng COVID-19

PV: Tại sao chúng ta nên cẩn trọng với biến thể Delta?

TS. Kidong Park: WHO đang giám sát chặt chẽ sự xuất hiện của các biến thể mới và các đặc điểm của chúng (khả năng lây nhiễm và mức độ nặng của bệnh), cũng như ảnh hưởng của nó đến việc chẩn đoán và đối với vắc xin.

Biến thể Delta là một biến thể đáng lo ngại mà WHO đang theo dõi và giám sát trên toàn thế giới. Các dữ liệu tính đến ngày 6/8/2021 cho thấy biến thể Delta có khả năng lây truyền cao hơn và tăng nguy cơ phải nhập viện. Delta đã xuất hiện tại 135 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, tin tốt là vắc xin vẫn rất hiệu quả trong việc phòng ngừa mắc bệnh COVID-19 nặng do biến thể Delta gây ra. Nhưng hiệu quả về phòng ngừa nhiễm bệnh có triệu chứng có vẻ suy giảm.

Do vậy, có nhiều cách để chống lại biến thể Delta như: Tiếp tục các biện pháp 5K. Hãy tiêm bất cứ loại vắc xin nào có sẵn khi đến lượt bạn.

Biến thể Delta và khả năng bảo vệ của các loại vắc xin phòng COVID-19

TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân.

Ảnh: BYT

PV: WHO đánh giá việc triển khai tiêm vắc xin tại Việt Nam có hiệu quả không? Việt Nam cần làm gì để ngăn chặn biến thể Delta?

TS. Kidong Park: Mục tiêu toàn cầu của WHO là tiêm phòng đủ liều cho ít nhất 10% dân số của mỗi quốc gia trên thế giới trước tháng 9/2021, 40% cho đến cuối năm 2021 và 70% vào giữa năm 2022. Đây là những cột mốc chúng ta cần phải đạt được để kết thúc đại dịch.

Rất nhiều các quốc gia đang đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung vắc xin, không chỉ riêng Việt Nam. Do đó, cần đẩy mạnh hoạt động tiêm chủng ở tất cả các tỉnh/thành phố, huyện, và xã để đạt được mục tiêu đề ra của chính phủ, cũng như khuyến nghị của WHO.

WHO khuyến cáo ưu tiên tiêm chủng cho nhân viên y tế, nhân viên tuyến đầu chống dịch và những người có nguy cơ cao hơn mắc bệnh nặng và tử vong ( ví dụ như người cao tuổi và những người có bệnh nền).

Tôi muốn nhắc các bạn rằng vắc xin an toàn và hiệu quả là chìa khóa để kết thúc đại dịch COVID-19. Nhưng nó không phải “viên đạn bạc” (hay “chìa khóa vạn năng”). Chúng ta cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp 5K. Những biện pháp này là rất quan trọng, kể cả khi bạn đã được tiêm phòng, nhất là ở các địa phương đang có các ca lây nhiễm cộng đồng.

vắc xin covid-19 không phải là "viên đạn bạc"

PV: WHO đánh giá thế nào về khả năng kiểm soát dịch bệnh lần thứ 4 tại Việt Nam? Những giải pháp Việt Nam cần làm là gì?

TS. Kidong Park: Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đang đối mặt với tình hình dịch bệnh rất phức tạp và đáng lo ngại. Số lượng các ca mắc bệnh và tử vong hằng ngày tại TP Hồ Chí Minh và các vùng lân cận ở mức cao. Nguy cơ tiếp tục lây truyền virus trong cộng đồng là rất cao.

Số ca bệnh nặng, số ca tử vong, số ca nhiễm được dự báo sẽ gia tăng. Các cơ sở y tế ở các “điểm nóng” quá tải khi ứng phó với tình hình hiện tại. Hệ thống y tế chịu nhiều áp lực và nhân viên y tế đang làm việc quá sức. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu rằng Chính phủ đang tập trung mọi nỗ lực để tiếp tục trận chiến này.

Nhiệm vụ trước mắt là rất lớn và cuộc chiến chống lại đại dịch sẽ còn dài và cần rất nhiều nguồn lực. WHO tiếp tục tin tưởng vào phương pháp tiếp cận của Chính phủ do Ban chỉ đạo quốc gia đứng đầu ngay từ khi bắt đầu đại dịch này.

Nhưng không chỉ Chính phủ và hệ thống y tế có vai trò trong việc kiểm soát sự bùng phát dịch bệnh. Mọi người đều có trách nhiệm đảm bảo Việt Nam một lần nữa chiến thắng COVID-19. Người dân cần tiếp tục thực hiện khuyến cáo 5K và hãy tiêm loại vắc xin có sẵn ngay khi đến lượt. Những biện pháp này vô cùng quan trọng!

Biến thể Delta và khả năng bảo vệ của các loại vắc xin phòng COVID-19
Biến thể Delta và khả năng bảo vệ của các loại vắc xin phòng COVID-19

Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam.

------

Hỗ trợ khẩn cấp cho người dân Nghệ An sống ở vùng dịch phía Nam Hỗ trợ khẩn cấp cho người dân Nghệ An sống ở vùng dịch phía Nam

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành văn bản hỏa tốc về việc hỗ trợ người dân Nghệ An ở TP Hồ Chí Minh, Bình ...

Infographic: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới Infographic: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu ...

Ngừng việc hơn 1 tháng, nữ công nhân vẫn quyết tâm bám trụ TP HCM vì "chuyện bao đồng” Ngừng việc hơn 1 tháng, nữ công nhân vẫn quyết tâm bám trụ TP HCM vì "chuyện bao đồng”

Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 ở TP HCM khiến những người như chị Nguyễn Thị Ánh (38 tuổi, quê Ninh Bình, công nhân Tổng ...

Bài viết: Hà Vy

Xem phiên bản di động