Bệnh nghề nghiệp và những biện pháp phòng tránh cơ bản người lao động cần biết

Bệnh nghề nghiệp và những biện pháp phòng tránh cơ bản người lao động cần biết

Hiện nay, bệnh nghề nghiệp là một trong những vấn đề được các doanh nghiệp, người lao động quan tâm hàng đầu. Đặc biệt, người lao động cần nắm vững một số kiến thức cơ bản để hạn chế tối đa rủi ro của bệnh nghề nghiệp. PV Cuộc sống an toàn đã có cuộc trao đổi với TS.BS Trịnh Hồng Lân - Phân Viện trưởng - Phân viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động và Bảo vệ môi trường miền Nam về vấn đề này.

PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về thực trạng khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại các đơn vị doanh nghiệp hiện nay?

TS.BS Trịnh Hồng Lân: Theo tôi thấy, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM nói riêng và các đơn vị chúng tôi đã từng đến kiểm tra, giám sát nói chung đều thực hiện tương đối đúng thủ tục, quy trình. Tại các đơn vị doanh nghiệp đều đã tuân thủ đúng việc khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp hằng năm cho người lao động đang làm việc tại công ty đó. Những cơ sở y tế liên kết với doanh nghiệp để khám bệnh nghề nghiệp cũng tuân thủ đúng các thủ tục và nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên, để nói về chất lượng thì vấn đề khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại các đơn vị doanh nghiệp hiện nay chưa cao. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa phân biệt rõ được thế nào là khám sức khỏe định kỳ; thế nào là khám bệnh nghề nghiệp. Cho nên, tại nhiều đơn vị, khi hỏi về hai khái niệm này, cán bộ chuyên trách còn lúng túng.

Người lao động được khám sức khỏe định kỳ hằng năm. Ảnh N.N

Bệnh nghề nghiệp và những biện pháp phòng tránh cơ bản người lao động cần biết

PV: Với những doanh nghiệp mà ông đã có dịp đi kiểm tra, giám sát về tình hình khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, ông có nhận xét gì?

TS.BS Trịnh Hồng Lân: Như đã nói ở trên, với nhiều đơn vị doanh nghiệp, điển hình là doanh nghiệp ngành May mặc đã tuân thủ đúng các thủ tục về kiểm tra sức khỏe, bệnh nghề nghiệp. Nhưng khi viết báo cáo vào hồ sơ lại không đúng mẫu đã quy định hiện hành. Điều này tưởng như vô hại nhưng thực tế lại rất quan trọng vì mẫu hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp và khám bệnh định kỳ của người lao động là khác nhau và là hai bộ hồ sơ độc lập.

Bất kỳ người lao động nào đã được ký hợp đồng lao động đều có hai loại hồ sơ về sức khỏe, đó là hồ sơ khám sức khỏe định kỳ và hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp. Do vậy, nhiều doanh nghiệp cần chú ý hơn về vấn đề này để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

Bệnh nghề nghiệp và những biện pháp phòng tránh cơ bản người lao động cần biết

Người lao động Công ty May Việt Thịnh đang khám sức khỏe định kỳ.

PV: Điển hình đối với người lao động ngành May mặc họ sẽ thường mắc phải một số bệnh nghề nghiệp gì?

TS.BS Trịnh Hồng Lân: Hiện nay, người lao động làm việc trong lĩnh vực may mặc thường có nguy cơ mắc các chứng bệnh nghề nghiệp về cột sống do ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài; tiếng ồn ảnh hưởng đến thính giác; bụi bông nếu tiếp xúc hàng ngày cũng làm ảnh hưởng đến phổi của người lao động. Ngoài ra vấn đề ảnh hưởng đến thị lực cũng rất quan trọng vì người lao động làm việc trong lĩnh vực may mặc thường xuyên phải tập trung cao độ để may từng đường kim, mũi chỉ chính xác… Chưa kể nếu người lao động làm trong xưởng nhuộm vải sẽ thường xuyên tiếp xúc hóa chất, rất có hại cho cơ thể.


Bệnh nghề nghiệp và những biện pháp phòng tránh cơ bản người lao động cần biết

Để phòng tránh bệnh nghề nghiệp, người lao động cần được khám sức khỏe.

PV: Biện pháp cần có để hỗ trợ người lao động hạn chế được tối đa nhất rủi ro mắc bệnh nghề nghiệp là gì, thưa ông?

TS.BS Trịnh Hồng Lân: Để hạn chế rủi ro do bệnh nghề nghiệp gây ra, người lao động cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của mình. Mặc dù doanh nghiệp đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp thường xuyên nhưng người lao động cũng cần tự bảo vệ mình. Ví dụ như để bảo vệ đôi mắt trong suốt thời gian dài (8 tiếng) tập trung cao độ vào sản phẩm, máy khâu thì người lao động tự chủ động điều chỉnh mắt. Khoảng 45 phút một lần để mắt nghỉ ngơi thư giãn bằng cách thả lỏng cơ thể, nhắm mắt điều hòa và sử dụng thuốc nhỏ mắt chống mỏi mắt hằng ngày nếu cảm thấy đôi mắt quá mỏi. Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm có dinh dưỡng tốt cho mắt như cá hồi, viên uống bổ mắt… Để hạn chế tình trạng đau nhức cột sống do ngồi lâu, người lao động cũng nên đi lại sau 45 - 60 phút làm việc để giãn cơ… Ngồi trong phòng nhuộm vải, bụi bông, người lao động nên sử dụng khẩu trang chống bụi mịn PM 2.5 để bảo vệ hệ hô hấp của mình.

PV: Xin cảm ơn ông!

Bệnh nghề nghiệp và những biện pháp phòng tránh cơ bản người lao động cần biết

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên giúp người lao động an tâm làm việc.

Một tấm biển báo của lòng nhân hậu và trách nhiệm Một tấm biển báo của lòng nhân hậu và trách nhiệm

Lọt thỏm giữa hàng trăm các tin tức sự kiện của tuần qua; từ tin lớn quan trọng như kết quả bầu chọn các lãnh ...

Cả nhà thu nhập 4 triệu đồng/tháng, công nhân ước mơ có nhà giá rẻ Cả nhà thu nhập 4 triệu đồng/tháng, công nhân ước mơ có nhà giá rẻ

Dự án nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang dự kiến được triển khai từ đầu năm 2022 với ...

Thị trường lao động có bước chuyển mình mới Thị trường lao động có bước chuyển mình mới

Thị trường lao động tại Việt Nam nói chung, tại các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội, Bình Dương… có sự chuyển biến ...

Bài viết: Hoài Thương

Đồ họa: Russia