Xây dựng đội ngũ công chức chất lượng cao, xóa bỏ “biên chế suốt đời”, “giữ ghế nhờ ngạch”
Người lao động

Xây dựng đội ngũ công chức chất lượng cao, xóa bỏ “biên chế suốt đời”, “giữ ghế nhờ ngạch”

Hồng Ngọc
Tác giả: Hồng Ngọc
Bộ Nội vụ khẳng định, dự thảo Luật cán bộ, công chức (sửa đổi) xác lập chế độ công vụ theo nguyên lý vị trí việc làm là trung tâm, nền tảng, cốt lõi, vận hành xuyên suốt toàn bộ bộ máy hành chính để làm cơ sở xác định biên chế, phân bổ nhân lực.
“Áp KPI” cho công chức

Ngày 14/5/2025, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, các đại biểu đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Phiên họp cho thấy sự đồng thuận cao về việc cần một nền tảng pháp lý mới, hiện đại cho chế độ công vụ.

Đa số đại biểu tán thành sửa đổi toàn diện Luật, đánh giá cao dự thảo đã thể chế hóa chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đảm bảo liên thông từ Trung ương đến cơ sở, phù hợp tinh gọn bộ máy. Các ý kiến tập trung vào phạm vi điều chỉnh, phân loại cán bộ, chính sách nhân tài, đánh giá, tuyển dụng, đào tạo, và vị trí việc làm.

Xây dựng đội ngũ công chức chất lượng cao, xóa bỏ “biên chế suốt đời”, “giữ ghế nhờ ngạch”
Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Ảnh: Quốc hội

Thu hút người tài - cần cơ chế và môi trường phù hợp để cống hiến

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) cho rằng, tài năng công vụ là đặc thù, đòi hỏi chuyên môn, kỹ năng tổ chức, liêm chính, trách nhiệm, bản lĩnh chính trị và phải được phát hiện qua thực tiễn, qua khả năng giải quyết vấn đề phức tạp, tạo ra giá trị công.

Bà Nga nhấn mạnh, những chính sách ưu đãi không nên chỉ dừng lại ở góc độ tiền lương mà quan trọng hơn là trao cho họ cơ hội được cống hiến, được tin tưởng và được trọng dụng. Bà đề xuất cần hệ thống đánh giá không hình thức, trao quyền cho người đứng đầu trong việc phát hiện, sử dụng người tài, đi kèm giám sát khách quan.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk) đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu quy định tài năng theo từng lĩnh vực cụ thể (khoa học công nghệ, quản lý nhà nước, y tế...) để có chính sách áp dụng sát thực hơn.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) cũng cho rằng chế độ ưu đãi vượt trội là cần thiết nhưng cần làm rõ thế nào là người tài, có tiêu chí cụ thể, rành mạch để dễ áp dụng, không tuyển nhầm.

Đánh giá cán bộ theo KPI và hiệu quả công việc phải thực chất, xóa bỏ “bình quân chủ nghĩa”

Đây là nội dung thu hút nhiều ý kiến tâm huyết, được coi là khâu then chốt để nâng cao chất lượng đội ngũ.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) đề xuất xây dựng khung đánh giá riêng cho từng vị trí việc làm, thay vì dùng chung một bộ tiêu chí như hiện nay.

Đại biểu Lê Đào An Xuân (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên) nhấn mạnh, việc đánh giá công chức phải thực chất, có cơ chế kiểm tra độc lập và đặc biệt là không để KPI trở thành hình thức. Bà cho rằng KPI chỉ hiệu quả khi gắn với đặc thù công việc, điều kiện thực hiện và cơ chế thưởng phạt rõ ràng. Chỉ khi đánh giá được sử dụng như một công cụ phát triển đội ngũ chứ không chỉ là thẻ điểm hành chính cuối năm, thì nền công vụ mới có thể chuyển mình. Bà cũng đề nghị quy định trách nhiệm cá nhân người đứng đầu trong đánh giá và giao thẩm quyền xây dựng chỉ số đánh giá theo ngành, lĩnh vực, vị trí việc làm.

Trong khi đó, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị) cảnh báo nếu tiêu chí định tính, chung chung sẽ dẫn đến tình trạng “bình quân chủ nghĩa” trong đánh giá, kéo dài sự trì trệ.

Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình) chỉ ra thực tế “nể nang, ngại va chạm” khiến nhiều cán bộ làm việc cầm chừng vẫn không bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ. Bà đề nghị việc đánh giá phải liên tục theo quý, 6 tháng, 1 năm và “bổ sung thêm cơ chế giám sát chéo, phản biện từ đồng nghiệp và người dân đảm bảo khách quan, toàn diện”.

Hướng tới nền công vụ hiện đại, lấy vị trí việc làm làm trung tâm và trọng dụng nhân tài

Một trong những đổi mới căn bản được nhiều đại biểu ủng hộ là quy định liên thông đội ngũ cán bộ, công chức từ cấp xã đến cấp tỉnh và thống nhất một chế độ công vụ.

Xây dựng đội ngũ công chức chất lượng cao, xóa bỏ “biên chế suốt đời”, “giữ ghế nhờ ngạch”
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương). Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) đánh giá đây là “một bước tiến cải cách đúng hướng, cần thiết” giúp giải quyết sự phân mảnh, mở cơ hội phát triển bình đẳng cho cán bộ cấp xã và tạo chuỗi phát triển cán bộ từ cơ sở.

Tư duy “không còn biên chế suốt đời” cũng là điểm mới được đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) nhấn mạnh. Ông cho rằng: “Không thể chấp nhận được việc công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”, làm việc cầm chừng mà vẫn được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ”. Ông cũng đề xuất tuyển dụng theo hợp đồng, đánh giá theo KPI và ưu tiên thi tuyển theo vị trí việc làm.

Về vấn đề xử lý công chức không hoàn thành nhiệm vụ, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị) nhận định, hoặc là hoàn thành, hoặc là cho thôi việc. Việc luân chuyển sang vị trí thấp hơn thực chất chỉ là giải pháp tạm thời. Ông cũng cho rằng việc phân loại công chức theo cơ quan công tác (Đảng, Nhà nước, đoàn thể) là không cần thiết và đề nghị linh hoạt trong quy định ngạch, có thể bổ sung ngạch chuyên gia.

Xác lập chế độ công vụ theo nguyên lý vị trí việc làm là trung tâm

Tại phiên họp, thay mặt cơ quan soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã làm rõ nhiều nội dung quan trọng.

Bà nhấn mạnh hai mục tiêu lớn của việc sửa đổi Luật gồm:

Thứ nhất, xác lập cơ sở pháp lý cho việc liên thông đội ngũ cán bộ, công chức từ cấp xã đến cấp tỉnh, hướng đến một chế độ công vụ thống nhất, xuyên suốt.

Thứ hai, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật và chủ trương của Đảng về công tác cán bộ, công chức, đổi mới toàn diện chế độ công vụ theo hướng hiện đại, minh bạch.

Xây dựng đội ngũ công chức chất lượng cao, xóa bỏ “biên chế suốt đời”, “giữ ghế nhờ ngạch”
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Về mối quan hệ giữa vị trí việc làm và ngạch công chức, Bộ trưởng khẳng định, dự thảo luật xác lập chế độ công vụ theo nguyên lý vị trí việc làm là trung tâm, nền tảng cốt lõi, vận hành xuyên suốt toàn bộ bộ máy hành chính để làm cơ sở xác định biên chế, phân bổ nhân lực, là căn cứ duy nhất để tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, trả lương.

Ngạch công chức chỉ là công cụ phụ trợ kỹ thuật, không còn là mục tiêu. Người có năng lực, đủ điều kiện được tuyển dụng vào vị trí việc làm nào thì xét vào ngạch tương ứng.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh, ngạch công chức chỉ là công cụ phụ trợ kỹ thuật, không còn là mục tiêu. “Cán bộ công chức muốn tồn tại phải đáp ứng được yêu cầu vị trí việc làm; xóa bỏ tránh tình trạng giữ ghế nhờ ngạch nhằm tạo động lực cán bộ, công chức phấn đấu, thực thi công vụ trên cơ sở vị trí việc làm” - bà nhấn mạnh.

Về chính sách nhân tài, Bộ trưởng cho biết sẽ tham mưu Chính phủ quy định cụ thể bằng nghị định về cơ chế đặc biệt, linh hoạt, tạo môi trường cống hiến.

Về đánh giá cán bộ, công chức, Bộ trưởng khẳng định chuyển hướng sang đánh giá định lượng, có sản phẩm, minh chứng cụ thể.

Trong thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ tham mưu Chính phủ xây dựng bộ tiêu chí đánh giá dựa trên công nghệ số, dữ liệu số chọn lọc kinh nghiệm từ các quốc gia có nền công vụ hiện đại, kết hợp giữa áp dụng KPI với đặc thù công vụ Việt Nam và kết quả định lượng theo vị trí việc làm để đảm bảo đánh giá thực chất, công khai, minh bạch, chính xác, từ đó làm cơ sở thực hiện nguyên lý là không còn tư duy biên chế suốt đời.

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định khẳng định Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo tổng hợp đầy đủ ý kiến, giao Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo luật trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua.

Phiên thảo luận sôi nổi và những đóng góp mang tính xây dựng cao cho thấy quyết tâm lớn trong việc cải cách toàn diện nền công vụ. Việc dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) được hoàn thiện và sớm đi vào cuộc sống, với những thay đổi mang tính đột phá, được kỳ vọng sẽ tạo ra một đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiệu quả, liêm chính, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của đất nước và nâng cao niềm tin của nhân dân. Đây là bước tiến quan trọng, đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu lực cao.

Video: Ý kiến của một số đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận

Tin mới hơn

Tại sao công nhân hay bị mất ngủ?

Tại sao công nhân hay bị mất ngủ?

Không phải mất ngủ vì quá vui, cũng không phải vì đang yêu… Mà là thứ mất ngủ mỏi mệt – một kiểu trằn trọc, vô định, chẳng rõ vì đâu mà mắt cứ mở to suốt đêm.
Lợi ích kép từ tăng thuế thuốc lá: Cơ hội vàng để bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Lợi ích kép từ tăng thuế thuốc lá: Cơ hội vàng để bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và cải thiện chất lượng sống của người dân, chính sách thuế - đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với thuốc lá - đang nổi lên như một công cụ kinh tế - xã hội đa chiều, không chỉ giúp tăng thu ngân sách mà còn bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm chi phí y tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Những bàn chân công đoàn chưa dừng bước

Những bàn chân công đoàn chưa dừng bước

Họ là những cán bộ Công đoàn từng đi khắp nẻo cơ sở, lắng nghe người lao động, vun đắp niềm tin vào tổ chức. Khi công việc buộc phải dừng lại, họ lặng lẽ tiếp tục làm nốt những việc còn dang dở... Hành trình ấy thấm đẫm tinh thần của những con người đã từng ngày cống hiến, gìn giữ giá trị cốt lõi của công đoàn bằng chính sự tận tâm và lòng yêu nghề.

Tin tức khác

Những gương sáng "Học không bao giờ cùng" ở Lâm Đồng

Những gương sáng "Học không bao giờ cùng" ở Lâm Đồng

Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng vừa phối hợp cùng Hội Khuyến học tỉnh xét chọn, tôn vinh và trao học bổng “học không bao giờ cùng” cho đoàn viên, người lao động tiêu biểu trong phong trào tự học.
Những “đóa hoa Tháng 5” ở Lâm Đồng

Những “đóa hoa Tháng 5” ở Lâm Đồng

Với những cách làm hiệu quả triển khai thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong công nhân lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng xét chọn và tôn vinh 50 công nhân lao động tiêu biểu trong Phong trào thi đua “Công nhân Lâm Đồng làm theo lời Bác”.
Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 2: Khi pháp luật “chạm” tới từng phận người

Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 2: Khi pháp luật “chạm” tới từng phận người

Sau 6 năm kể từ ngày những công dân Lào đầu tiên nhập quốc tịch Việt Nam - có thể thấy rõ những đổi thay không chỉ diễn ra trên giấy tờ mà đã thấm vào từng nếp sống của người dân nơi biên cương.
60% công nhân Thủ đô sống chật chội, tạm bợ: Nhà ở xã hội cần bước ngoặt mới

60% công nhân Thủ đô sống chật chội, tạm bợ: Nhà ở xã hội cần bước ngoặt mới

Không gian sống chật chội, thiếu thốn tiện ích và chi phí thuê trọ cao đang là gánh nặng đè nặng lên vai hàng vạn công nhân tại Thủ đô. Tại Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và công nhân lao động năm 2025, những tâm tư, nguyện vọng về nhà ở xã hội đã được nói thẳng, nói thật, từng bước tháo gỡ.
Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 1: Hành trình từ bóng tối ra ánh sáng

Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 1: Hành trình từ bóng tối ra ánh sáng

Sau nhiều năm sống mặc cảm, không hợp pháp trên đất Việt, giờ đây, họ chính thức có quyền công dân, được sinh sống và lao động, sản xuất một cách “danh chính ngôn thuận” với gia đình, làng bản.
Tiếp cận thông tin - “chìa khóa” phát triển bền vững của người lao động Dệt May Việt Nam

Tiếp cận thông tin - “chìa khóa” phát triển bền vững của người lao động Dệt May Việt Nam

Đề tài khoa học cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: “Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin của người lao động Dệt May Việt Nam” do đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm làm chủ nhiệm không chỉ có ý nghĩa lý luận, mà còn mang tính ứng dụng thiết thực trong việc xây dựng môi trường lao động minh bạch, dân chủ và bền vững.
Xem thêm