e magazine
27/12/2020 10:52
Vụ nhà hàng quỵt lương nhân viên: “Người lao động không có hợp đồng vẫn đòi được lương”

27/12/2020 10:52

Trong vụ việc nhà hàng N.S.G (P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng) quỵt lương của 23 người lao động không có hợp đồng lao động, theo nhiều ý kiến cho rằng: “Không có hợp đồng lao động thì khó mà đòi được lương”. Để trao đổi về vấn đề này, PV Cuocsongantoan.vn đã nhờ sự tư vấn pháp luật của Luật sư Vũ Ngọc Hà – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Đồng Nai.
Vụ nhà hàng quỵt lượng nhân viên: “Người lao động không có hợp đồng vẫn đòi được lương”

Trong vụ việc nhà hàng N.S.G (P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng) quỵt lương của 23 người lao động không có hợp đồng lao động, theo nhiều ý kiến cho rằng: “Không có hợp đồng lao động thì khó mà đòi được lương”. Để trao đổi về vấn đề này, PV Cuocsongantoan.vn đã nhờ sự tư vấn pháp luật của Luật sư Vũ Ngọc Hà – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Đồng Nai.

Theo Luật sư Hà, cái thứ nhất là rõ ràng việc nhà hàng không trả lương cho người lao động là một hành vi vi phạm pháp luật vì nguyên tắc là người lao động làm việc đã đảm bảo đúng quy định của pháp luật thì công ty phải trả lương cho người lao động. Về mức hình phạt và xử lý chậm trả lương cho người lao động có quy định rõ tại Nghị định số 28/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Chương II của Nghị định số 28/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm quy định về tiền lương:

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Nếu trong trường hợp mà người lao động yêu cầu mà phía bên sử dụng lao động không thực hiện thì đó là phát sinh tranh chấp lao động, sẽ có hai con đường để giải quyết tranh chấp lao động. Thứ nhất, người lao động có thể khởi kiện người sử dụng lao động ra tòa, cách này sẽ tốn thời gian hơn và phải có quy trình mang tính chuẩn mực theo Bộ luật Tố tụng dân sự.

Con đường thứ hai là có thể làm đơn khiếu nại hoặc tố cáo công ty. Về nguyên tắc khiếu nại thì đầu tiên phải khiếu nại công ty, sau 30 ngày công ty không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì người lao động có quyền khiếu nại lên thanh tra Sở LĐ-TB&XH, rõ ràng ở đây mình thấy được hành vi vi phạm luật của người sử dụng lao động vì vậy người lao động có thể làm đơn tố cáo gửi cho Chánh thanh tra Sở LĐ-TB&XH thành phố để nơi đây xử lý hành vi “quỵt” lương của người lao động.

Vụ nhà hàng quỵt lượng nhân viên: “Người lao động không có hợp đồng vẫn đòi được lương”
Bảng lương của người lao động tháng 7/2020

Tuy nhiên dù là con đường nào đi chăng nữa thì mình vẫn phải chứng minh được mối quan hệ lao động với bên chủ nhà hàng. Vấn đề ở đây, nhiều người lao động hay có tâm lý là khi làm việc không có hợp đồng lao động thì bị chủ quỵt lương sẽ cho rằng mình không đòi được nên thường chấp nhận chịu thiệt thòi.

“Mặc dù không có hợp động lao động, nhưng người lao động vẫn có cách chứng minh thông qua phiếu đơn trả lương hàng tháng, bảng chấm công việc,… người lao động khi có những cái đó là mình có quyền đòi được”, Luật sư Hà cho biết.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Chương II của Nghị định số 28/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động:

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Vụ nhà hàng quỵt lượng nhân viên: “Người lao động không có hợp đồng vẫn đòi được lương”Ông L.V.H. nhắn tin thách thức người lao động.

Vụ nhà hàng quỵt lượng nhân viên: “Người lao động không có hợp đồng vẫn đòi được lương”Chủ nhà hàng nhắn tin đe dọa nhân viên.

Bên cạnh đó, trao đổi về việc chủ nhà hàng đe dọa người lao động khi họ đi đòi quyền lợi chính đáng của mình thì theo Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Đồng Nai: “Đi đòi tiền lương đó là quyền lợi người lao động được hưởng, hành vi đe dọa của chủ nhà hàng là không đúng, nếu trong trường hợp mới chỉ mang tính chất hăm dọa thôi thì chưa thể cấu thành tội phạm được nhưng sẽ bị xử phạt hành chính về tội đe dọa người khác, nhưng nếu trong trường hợp đe dọa mang tính chất nghiêm trọng, đã xử phạt rồi nhưng vẫn tái phạm thì sẽ phạm tội về mặt hình sự và phải xử lý nghiêm.

Vụ nhà hàng quỵt lượng nhân viên: “Người lao động không có hợp đồng vẫn đòi được lương”
Lời cầu cứu của người lao động trên mạng xã hội.


Trước đó, Cuocsongantoan.vn có đăng bài viết “Nhà hàng vừa “quỵt” lương vừa đe dọa nhân viên”. Cụ thể, chủ nhà hàng N.S.G đang nợ lương hai tháng 6 và 7/2020 của 23 nhân viên. Tổng số tiền lương nợ hơn 200 triệu đồng nhưng phía nhà hàng vẫn không có động thái muốn trả tiền. Khi người lao động tìm đến để đòi tiền lương thì ông L.V.H. (chủ sở hữu nhà hàng) đã có hành vi nhắn tin, gọi điện dùng những lời lẽ thách thức đe dọa nhân viên.

PV

Đồ họa: Minh Hồng

Xem phiên bản di động