Tập trung nâng cao năng suất và phát triển kỹ năng cho người lao động

Việt Nam - ILO: Thúc đẩy việc làm bền vững cho người lao động

Chương trình hợp tác Quốc gia Việt Nam - ILO về việc làm bền vững (2017 - 2021) đã đi đến giai đoạn cuối và tiếp tục mở đầu cho kế hoạch mới. Theo đó, những thành tựu đã đạt được trong nhiều năm hợp tác giữa các bên được đánh giá cao và Việt Nam cần nâng cao năng suất, kỹ năng cho người lao động trong thời gian tới.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam tại TP.HCM (VCCI-TP.HCM), Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ Chương trình Hợp tác Quốc gia việc làm bền vững Việt Nam – ILO giai đoạn 2017 - 2021.

Chương trình hợp tác quốc gia Việt Nam – ILO về việc làm bền vững là khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa các đối tác ba bên tại Việt Nam và ILO nhằm hướng tới mục tiêu việc làm bền vững ở các nước thành viên và trên toàn cầu. Năm 2021 đánh dấu chặng đường 4 năm Việt Nam và ILO thực hiện Chương trình Hợp tác Quốc gia việc làm bền vững giai đoạn 2017 - 2021 với sự cam kết và tham gia tích cực của các bên liên quan tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ LĐ-TB&XH phát biểu tại Hội thảo. Ảnh N.N

Tập trung nâng cao năng suất và phát triển kỹ năng cho người lao động

Chương trình hợp tác Quốc gia Việt Nam – ILO giai đoạn 2017 - 2021 với 3 ưu tiên quốc gia: Thúc đẩy việc làm bền vững và tạo môi trường thuận lợi cho các cơ hội kinh doanh bền vững; Giảm đói nghèo thông qua việc mở rộng diện bao phủ an sinh xã hội tới tất cả mọi người và giảm các hình thức việc làm không thể chấp nhận được, đặc biệt cho đối tượng dễ bị tổn thương nhất; Xây dựng cơ chế quản trị thị trường lao động hiệu quả tuân thủ những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết: “Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết và đang triển khai các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, xuất hiện nhiều chính sách, xu hướng, thách thức mới về lao động, việc làm trên toàn cầu và trong nước, chúng ta cần rà soát lại các kết quả đạt được, cả về nội dung và cách thức phối hợp. Chính vì vậy, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hội thảo tham vấn các tỉnh phía Nam để cùng đánh giá về kết quả thực hiện về những biện pháp tăng cường trong thời gian còn lại của Chương trình và chuẩn bị xây dựng Chương trình giai đoạn hợp tác tiếp theo 2022 - 2026”.

Tập trung nâng cao năng suất và phát triển kỹ năng cho người lao động

Bà Thái Quỳnh Mai Dung - Trưởng Ban Đối ngoại Tổng LĐLĐ Việt Nam . Ảnh N.N

Đại diện các cơ quan ba bên về lao động ở Trung ương và địa phương, các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ, các cơ quan nghiên cứu… đã thảo luận tích cực đánh giá tiến độ và hiệu quả triển khai chương trình, từ đó rút kinh nghiệm để chuẩn bị xây dựng Chương trình hợp tác giữa Việt Nam và ILO trong giai đoạn 2022 - 2026.

Bà Thái Quỳnh Mai Dung - Đại diện phía Tổng LĐLĐ Việt Nam nhận định rằng Công đoàn luôn thực hiện tốt vai trò của mình đối với người lao động trong các vấn đề như bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, phúc lợi đoàn viên, quan hệ lao động… Trong thời gian tới, Công đoàn sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa vai trò của mình để chăm lo, đảm bảo quyền, lợi ích của đoàn viên người lao động.

Đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh N.N

Tập trung nâng cao năng suất và phát triển kỹ năng cho người lao động

Chương trình Hợp tác Quốc gia việc làm bền vững Việt Nam - ILO đã đạt được những kết quả đáng kể như: Các hệ thống quan hệ lao động được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, các nguyên tắc cơ bản và quyền tại nơi làm việc. Các cơ hội việc làm bền vững tăng lên thông qua áp dụng cách tiếp cận tổng hợp đối với sự tuân thủ và đổi mới nơi làm việc ở cấp ngành.

Trong giai đoạn mới 2022 - 2026, Chương trình Hợp tác Quốc gia việc làm bền vững Việt Nam - ILO có một số đề xuất:

Cải thiện tình hình tuân thủ của các doanh nghiệp, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nâng cao năng suất lao động, cải thiện khả năng cạnh tranh. Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề và phát triển kỹ năng.

Tập trung nâng cao năng suất và phát triển kỹ năng cho người lao động

Lao động phi chính thức cần tiếp cận mạng lưới an sinh xã hội. Ảnh N.N

Phòng cháy hơn chữa cháy, bài học luôn mới Phòng cháy hơn chữa cháy, bài học luôn mới

Mờ sáng ngày 25/3 xảy ra một vụ cháy tại căn nhà nằm sâu trong hẻm trên đường Cao Lỗ (phường 4, quận 8, TP ...

Đồng phục Công ty In Tiến Bộ: Thể hiện sự chuyên nghiệp và trách nhiệm Đồng phục Công ty In Tiến Bộ: Thể hiện sự chuyên nghiệp và trách nhiệm

Áo xanh công nhân là màu áo tượng trưng cho những người lao động làm việc trong xã hội ta từ xưa đến nay.

Hà Nội phát hiện ca nghi nhiễm Covid-19 “thường xuyên ở nhà, không đi đâu xa” Hà Nội phát hiện ca nghi nhiễm Covid-19 “thường xuyên ở nhà, không đi đâu xa”

Sở Y tế Hà Nội thông tin về ca nghi nhiễm Covid-19 mới là bà N.T.N (sinh năm 1943) ở thôn Đôn Thư, xã Kim ...

Bài viết: Dương Thùy

Đồ họa: Russia