e magazine
07/10/2020 15:12
Việc làm thời vụ: Công nhân khốn khổ vì bị quỵt lương

07/10/2020 15:12

Tìm kiếm việc làm thời vụ là nhu cầu của rất nhiều lao động hiện nay. Tuy nhiên, không phải lúc nào công nhân thời vụ cũng được bảo vệ đúng quyền lợi.

Việc làm thời vụ: công nhân Khốn khổ vì bị quỵt lương

Tìm kiếm việc làm thời vụ là nhu cầu của rất nhiều lao động hiện nay. Tuy nhiên, không phải lúc nào công nhân thời vụ cũng được bảo vệ đúng quyền lợi.

Việc làm thời vụ: Công nhân khốn khổ vì bị quỵt lương

Nhiều người thường coi việc làm thời vụ là giải pháp tình thế hiệu quả khi chưa lựa chọn được công việc lâu dài. Thực tế, để tìm kiếm một công việc thời vụ không quá khó. Tuy nhiên, nếu thông qua những người tuyển dụng trung gian và không có hợp đồng lao động với chủ doanh nghiệp thì khi xảy ra vấn đề liên quan đến quyền lợi, người lao động sẽ không biết phải kêu ai?

Việc làm thời vụ: Những nỗi lòng không ai tỏ

Trường hợp của chị Vũ Thị Út, trú tại thôn Khê Khẩu, xã Văn Đức, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương là một điển hình. Chị Út từng đi làm công nhân thời vụ tại Khu công nghiệp Đình Trám, Bắc Giang. Chị cho biết, thời gian đầu năm 2020, do dịch Covid-19 bùng phát, chị nằm trong danh sách cắt giảm nhân sự của một công ty dệt may. Chị lên mạng xã hội tìm một công việc thời vụ để lo cho kinh tế gia đình. Đọc được thông tin tuyển dụng công nhân thời vụ thông qua tài khoản facebook có tên Quang Tuấn, chị đã liên lạc và vào làm việc thời vụ cho Công ty Autum ở Khu công nghiệp Đình Trám từ tháng 2/2020. Tiền lương theo thỏa thuận là 6,5 triệu đồng/tháng. Làm được hai tháng, chị Út nhận lương đều đặn thông qua người tuyển dụng. Sự việc chỉ bắt đầu từ tháng thứ ba và thứ tư khi chị Út không còn nhận được lương. Không biết hỏi ai, chị liên hệ trực tiếp người đã tuyển dụng mình thì liên tục bị khất lần, khất lượt. Vì không nhận được tiền lương nên chị quyết định nghỉ việc. Sau đó người tuyển dụng này còn chặn cả facebook và zalo của chị.

Chị Út bức xúc cho biết: “Không nhận được tiền lương như vậy khiến cuộc sống của gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt đó lại là thời gian dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ. Đến nay, sau hơn 4 tháng tôi đã nhiều lần đến công ty để liên hệ nhưng vì không có hồ sơ và cũng không ký hợp đồng lao động với công ty nên họ không xem xét giải quyết cho tôi. Người tuyển dụng thì cũng bặt vô âm tín. Chắc tôi sẽ mất số tiền này”.

Từ chia sẻ của chị Vũ Thị Út, chúng tôi thử liên lạc với số máy của người đàn ông tên Tuấn đã tuyển dụng chị, song, số điện thoại hiện không còn hoạt động.

Việc làm thời vụ: Công nhân khốn khổ vì bị quỵt lương

Khác với câu chuyện của chị Út, anh Đinh Văn Chiến (Hiệp Hòa, Bắc Giang) lại gặp vấn đề về bảo hiểm y tế khi đi làm thời vụ. Nhờ người quen giới thiệu, anh Chiến vào làm thời vụ tại Công ty Sản xuất bánh kẹo Đức Minh (Khu công nghiệp Quế Võ 1, Bắc Ninh) nhưng không ký hợp đồng. Sau khi làm việc 7 tháng, anh Chiến phải đi nằm viện dài ngày vì mắc bệnh suy thận độ 3. Tuy nhiên, do không ký hợp đồng nên anh không được đóng bảo hiểm xã hội cũng như bảo hiểm y tế. Lúc này anh mới trình bày với công ty giải quyết quyền lợi thì không được đáp ứng.

Anh Chiến chia sẻ: “Chỉ vì quá tin tưởng người tuyển dụng tư vấn mà mình không tìm hiểu kĩ càng các quy định để ký hợp đồng. Bây giờ mới nhận ra sai lầm thì đã quá muộn. Vốn là trụ cột chính trong gia đình mà bây giờ mình phải điều trị kéo dài, gia đình đã khó khăn vì nuôi 3 đứa con ăn học, nay lại thêm chi phí nằm viện của mình nữa, chắc không kham được. Có lẽ mình sẽ xin viện về nhà uống thuốc nam”.

Việc làm thời vụ: Những nỗi lòng không ai tỏ

Tìm kiếm công việc thời vụ thông qua trung gian thực tế có thể rút ngắn thời gian tuyển dụng, giúp người lao động nhanh chóng được đi làm, song cách làm này cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến người lao động không được bảo đảm quyền lợi về tiền lương, bảo hiểm xã hội, hay bảo hiểm y tế...

Anh Hồ Văn Hợp (Tam Đa, Từ Sơn, Bắc Ninh), một người làm tuyển dụng lao động thời vụ chia sẻ: Thực tế tuyển dụng lao động thời vụ trên mạng xã hội không phải là xấu hay lừa đảo. Tôi từng làm tuyển dụng lao động thời vụ hơn 3 năm nay, đã tuyển hàng trăm công nhân cho các công ty khác nhau. Nhưng chưa từng để người lao động nào phải khiếu kiện về vấn đề tiền lương hay bất cứ quyền lợi gì. Công việc nào cũng có người này người kia, việc có người bị quỵt lương đúng là đôi khi có xảy ra, tuy nhiên đó chỉ là trường hợp cá biệt. Mọi người khi có nhu cầu đi làm thời vụ tốt nhất hãy tìm đến những nhà tuyển dụng uy tín để tìm hiểu cụ thể. Sau đó cân nhắc và tìm hiểu thêm về công ty mà mình định xin việc, rồi mới đưa ra quyết định”.

Việc làm thời vụ: Công nhân khốn khổ vì bị quỵt lương

Theo Khoản 2, Điều 12, Bộ luật Lao động 2012, đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói. Còn đối với công việc có thời hạn 3 tháng thì việc giao kết bắt buộc phải lập thành văn bản.

Song, một phần do thiếu hiểu biết, một phần do tâm lý ngại làm thủ tục nên nhiều người đã chấp nhận xin việc thông qua những người trung gian. Đó chính là nguyên nhân khiến người lao động không biết kêu ai khi xảy ra tranh chấp về quyền lợi, bởi gần như họ không có bất cứ một thông tin nào làm “cơ sở” bảo vệ cho chính mình.

Sức hút từ những công việc thời vụ cho người lao động là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để tìm kiếm được một chỗ làm ổn định, bảo đảm quyền lợi, người lao động nên liên hệ trực tiếp với các đơn vị tuyển dụng, chủ doanh nghiệp để được ký hợp đồng lao động. Đặc biệt, từ ngày 1/1/2021 tới đây, hợp đồng thời vụ sẽ không còn, mọi quan hệ lao động với công việc dưới 36 tháng đều được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn, kể cả những công việc chỉ thực hiện trong một vài tháng. Hi vọng đây sẽ là cơ hội bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người lao động.

Bài và ảnh: Phương Thuận

Xem phiên bản di động