e magazine
03/03/2021 09:55
Việc làm sau Tết, doanh nghiệp "khát" lao động phổ thông

03/03/2021 09:55

Doanh nghiệp "khát" lao động phổ thông sau Tết
Doanh nghiệp "khát" lao động phổ thông sau Tết

Doanh nghiệp "khát" lao động phổ thông

Hiện nay, tình trạng "khát" lao động diễn ra khá gay gắt. Đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp thiếu lượng lớn lao động phổ thông và đang rơi vào tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng. Lý do doanh nghiệp thiếu người làm cũng khá nhiều. Khoảng thời gian tạm nghỉ việc khiến công nhân thay đổi việc làm, về quê hương sinh sống, doanh nghiệp chưa có nhiều ưu đãi để giữ chân lao động, còn lao động thì sẵn sàng nhảy việc khi có cơ hội và phúc lợi tốt hơn.

Công nhân có nhiều lựa chọn công việc

Ra Tết, đại diện nhiều doanh nghiệp cho biết, thời gian này họ khó thu hút được lao động, dù đã thông báo tuyển lao động cả tháng trời. Doanh nghiệp cũng tham gia nhiều kênh tuyển dụng như kiên trì tham gia phiên giao dịch việc làm, tham gia vào các diễn đàn, mạng xã hội thậm chí qua cả người quen nhưng vẫn không tuyển dụng đủ, có ngày chỉ nhận được vài bộ hồ sơ.

Theo ghi nhận của phóng viên tại KCN Bắc Thăng Long, nhiều doanh nghiệp đang thông báo tuyển dụng hàng trăm lao động ở nhiều vị trí khác nhau. Trong đó có cả lao động phổ thông như công nhân, sản xuất, nhà kho, kiểm hàng... Mức lương cơ bản chưa tính tăng ca, phụ cấp dao động từ 7 - 10 triệu đồng, nhiều vị trí lương thỏa thuận nhưng cũng chưa tuyển đủ.

Doanh nghiệp "khát" lao động phổ thông sau Tết

Lao động tìm việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương. Ảnh: Dân trí.

Để tuyển dụng được nhân sự, nhiều công ty phải thông qua nhiều kênh như facebook, các sàn giao dịch việc làm tại Hà Nội, qua người quen giới thiệu... song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu công ty.

Như tại Bình Dương, địa phương này có nhu cầu tuyển dụng sau Tết đến nay trên 70.000 người, trong đó lao động phổ thông chiếm 75%. Tuy nhiên, dù đang triển khai rất tích cực các kế hoạch tìm kiếm nguồn lao động để doanh nghiệp ổn định sản xuất hậu dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp vẫn không đủ nhân công.

Doanh nghiệp "khát" lao động phổ thông sau Tết

Công ty TNHH Dệt may VTJ TOMS. Ảnh: Vinatex

Cá biệt, Công ty TNHH Dệt may VTJ TOMS (thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) thông báo tuyển dụng lao động. Ngoài việc in thông tin lên các tờ rơi, thông báo ở sàn giao dịch việc làm, công ty này phải in áp phích dán lên xe ôtô rồi chạy dọc các tuyến đường để tìm kiếm người lao động sau những ngày nghỉ Tết. Nhu cầu tuyển dụng của công ty là 200 công nhân may, 40 công nhân kiểm hàng, 50 lao động phổ thông với mức lương từ 5,5 đến 13 triệu đồng/tháng. Sau khi nộp hồ sơ ứng tuyển, công ty xét duyệt và sẽ cho người lao động học nghề 1 tháng với mức lương 3,5 triệu đồng, sau đó sẽ vào làm việc chính thức. Thế nhưng hiện giờ công ty này chỉ mới nhận được khoảng 60 bộ hồ sơ.

Doanh nghiệp "khát" lao động phổ thông sau Tết

Công ty TNHH Dệt may VTJ TOMS phải in áp phích dán lên xe ôtô rồi chạy dọc các tuyến đường để tìm kiếm người lao động. Ảnh: HT

Cần có nhiều cơ chế thu hút lao động

Một địa điểm kết nối lao động khá hiệu quả giữa doanh nghiệp và lao động là các trung tâm dịch vụ việc làm. Để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động nhất là lao động phổ thông, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội liên kết các trung tâm ở các tỉnh lân cận cung ứng nguồn lao động. Đồng thời, phối hợp với trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh triển khai các chương trình tư vấn việc làm cho người lao động, thu hút người lao động làm việc, đặc biệt là kết nối doanh nghiệp với lao động phổ thông.

Theo ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động do khoảng thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, doanh nghiệp buộc phải cho công nhân tạm nghỉ việc. Một số doanh nghiệp lớn buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bởi họ cho rằng không còn cách nào khác, dẫu rất muốn giữ người làm. Tuy nhiên, khi dịch bệnh được kiểm soát, doanh nghiệp cần lao động thì lại không có.

Doanh nghiệp "khát" lao động phổ thông sau Tết Doanh nghiệp "khát" lao động phổ thông sau Tết

Nhiều doanh nghiệp đã có những ưu đãi chế độ và phúc lợi để thu hút lao động.

Bên cạnh đó, nguyên nhân thiếu lao động phổ thông hiện nay một phần nữa là bởi nhiều nhà đầu tư tuyển dụng lao động phổ thông giá rẻ, các doanh nghiệp đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực lắp ráp, may mặc, gia công cần nhiều lao động và có giá trị gia tăng thấp.

Cùng với đó, để đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhiều doanh nghiệp trước đây chỉ tuyển lao động có trình độ THPT trở lên và giới hạn độ tuổi từ 18 - 35, thì nay chỉ cần trình độ tốt nghiệp THCS và yêu cầu độ tuổi từ 18 trở lên. Điều này dẫn đến cạnh tranh gay gắt trong thị trường lao động, các doanh nghiệp ở khu, cụm công nghiệp hút lao động ở vùng nông thôn, tạo áp lực lên các doanh nghiệp quy mô nhỏ nói riêng và nền sản xuất công nghiệp, dịch vụ địa phương nói chung.

Doanh nghiệp "khát" lao động phổ thông sau Tết

Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội.

Ông Thành cũng nhận định, nhu cầu sử dụng lao động phổ thông lớn như hiện nay tại các doanh nghiệp, khu, cụm công nghiệp là xu hướng tất yếu. Để cạnh tranh, các doanh nghiệp phải đưa ra các giải pháp để thu hút lao động.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp tìm cách giữ chân lao động bằng việc cải thiện điều kiện làm việc như lắp đặt hệ thống điều hòa nhiệt độ, bố trí phương tiện đưa đón người lao động, tăng lương, thưởng, thực hiện các chế độ bảo hiểm… Thậm chí doanh nghiệp chấp nhận bỏ ra số tiền lớn để xây dựng nhà ở công nhân cho những lao động địa phương khác thì tình trạng sẽ được cải thiện đáng kể.

Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần phải cải thiện mạnh mẽ điều kiện làm việc, chấp hành tốt quy định của pháp luật về lao động, việc làm, bảo đảm quyền lợi, chế độ cho người lao động. Cơ quan Nhà nước và ngành chức năng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nguồn nhân lực.

Bài viết: Khuê Nguyệt Minh

Ảnh: Trọng Diễn

“Bus khẩu trang” đưa khẩu trang chất lượng phát miễn phí cho người lao động “Bus khẩu trang” đưa khẩu trang chất lượng phát miễn phí cho người lao động

Sau nhiều địa điểm phát khẩu trang trên địa bàn TP HCM, xe bus khẩu trang đã đến với Khu chế xuất Tân Thuận; Nhà ...

Mạnh hơn cả đỡ cháu bé Mạnh hơn cả đỡ cháu bé

Việc không từ nguy nan lao lên đỡ cháu bé rơi từ tầng 12A của Nguyễn Ngọc Mạnh là hành động quả cảm khơi ...

Trên 4,9 triệu đoàn viên, NLĐ thụ hưởng các hoạt động chăm lo Tết năm 2021 Trên 4,9 triệu đoàn viên, NLĐ thụ hưởng các hoạt động chăm lo Tết năm 2021

Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, trong dịp Tết 2021, các cấp công đoàn đã có nhiều hoạt động ...

Xem phiên bản di động