Vì sao một số người trở thành bệnh nhân siêu lây nhiễm Covid-19?

Vì sao một số người trở thành bệnh nhân siêu lây nhiễm Covid-19?

Nhiều nhà khoa học và các chuyên gia y tế, cho biết một số bệnh nhân được gọi là “siêu lây nhiễm” vì có thể lan truyền Covid-19 với hậu quả đáng sợ. Vậy, đâu là nguyên nhân?

Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học tại ĐH Tulane, ĐH Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts và Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) được công bố trên Tạp chí PNAS trong tháng 2, đã phần nào tiết lộ về nguyên nhân khiến một số người trở thành bệnh nhân siêu lây nhiễm Covid-19.

Theo đó, sau khi tiến hành quan sát 194 người khỏe mạnh và nghiên cứu thực nghiệm trên động vật linh trưởng, nhóm các nhà khoa học nhận thấy rằng, người mắc bệnh Covid-19 trong tình trạng béo phì và cao tuổi có lượng giọt bắn hô hấp cao hơn gấp 3 lần so với những người khác ở các nhóm nghiên cứu.

Theo các chuyên gia, lượng giọt bắn ở mỗi người thở ra là rất khác nhau, điều này tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng nhiễm virus và chỉ số khối cơ thể BMI (là tỷ lệ giữa trọng lượng của một người với bình phương chiều cao của họ, tính bằng mét).

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho biết, 18% bệnh nhân trong số này là nguồn lây của 80% còn lại. Trên thực tế, tỷ lệ này cũng thường thấy trong các bệnh truyền nhiễm. Điều này cho thấy sự phân bố của các giọt bắn tuân theo quy tắc 20/80.

Theo các nhà khoa học, các giọt bắn do mỗi người thở ra là rất khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng nhiễm virus và chỉ số khối cơ thể (BMI). Ảnh: Indiatimes

Vì sao một số người trở thành bệnh nhân siêu lây nhiễm Covid-19?

Trong khi đó, ở động vật linh trưởng, các giọt bắn tăng lên khi tình trạng nhiễm Covid-19 tiến triển và đạt mức cao nhất sau khi nhiễm bệnh, trước khi giảm xuống mức bình thường sau 2 tuần.

Một điểm đáng lưu ý là khi quá trình lây nhiễm Covid-19 tiến triển, các phần tử virus nhỏ hơn, đạt kích thước 1 micromet vào lúc cao điểm của sự lây nhiễm. Đáng chú ý là các giọt bắn chứa virus có thể tồn tại lâu hơn ở trong không khí, bay xa và xâm nhập vào phổi khi người lành vô tình hít phải.

Vì sao một số người trở thành bệnh nhân siêu lây nhiễm Covid-19?

Tiến sĩ Chad Roy, Giám đốc khoa Sinh học bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Nghiên cứu Tulane National Primate.

Tiến sĩ Chad Roy, Giám đốc khoa Sinh học bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Nghiên cứu Tulane National Primate, nhận định, điều này xảy ra cả ở những người mắc Covid-19 mà không có triệu chứng.

“Chúng tôi đã thấy sự gia tăng tương tự của các giọt bắn trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính ở những bệnh truyền nhiễm khác như bệnh lao. Dường như nhiễm trùng do virus và vi khuẩn trong đường thở có thể làm suy yếu các chất nhầy ở đây, khiến các phân tử chứa virus, vi khuẩn bị đẩy ra ngoài nhanh hơn, nhiều hơn và tiếp tục lây nhiễm cho người khác”, Tiến sĩ Chad Roy cho biết thêm.

Nghiên cứu cũng cho thấy những người trẻ và khỏe mạnh có xu hướng tạo ra ít giọt bắn hơn so với những người già và kém khỏe mạnh.

Tuy nhiên, Giáo sư, Tiến sĩ David Edwards, ĐH Harvard, cho biết: “Mọi lứa tuổi, giới tính đều có nguy cơ nhiễm Covid-19 và trở thành bệnh nhân siêu lây nhiễm nếu tiếp xúc với nhiều người”.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cho biết, hiểu được nguồn gốc và phương sai của việc tạo ra giọt bắn đường hô hấp, cũng như kiểm soát nó thông qua sự ổn định của bề mặt chất nhầy đường thở, có thể giúp tìm ra các phương pháp tiếp cận hiệu quả nhằm giảm lây nhiễm và lây truyền Covid-19. Thế nhưng, các nhà khoa học cho rằng cần phải có thêm các nghiên cứu sâu hơn để xác định được những yếu tố khác có thể làm ảnh hưởng đến số lượng hạt virus mà một người bị nhiễm có thể lây lan.

Vì sao một số người trở thành bệnh nhân siêu lây nhiễm Covid-19?

Theo các nhà khoa học, ai cũng có thể trở thành bệnh nhân siêu lây nhiễm nếu tiếp xúc với nhiều người.

Tính đến sáng nay (21/2), trên thế giới đã ghi nhận 111.593.025 ca nhiễm Covid-19, trong đó có tới 2.470.975 ca tử vong. Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới, với số ca nhiễm lần lượt là 28.670.843 ca, 10.991.091 ca và 10.139.148.

(Theo News.tulane, Indiatimes)

Vì sao một số người trở thành bệnh nhân siêu lây nhiễm Covid-19?
Ấn Độ là một trong ba quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới bởi đại dịch Covid-19. Ảnh: BBC

Bài viết: Ngọc Anh

Thiết kế: Minh Hằng

Yêu cầu kỷ luật mức cao nhất với nữ giáo viên về từ Hải Dương gian dối trong khai báo Yêu cầu kỷ luật mức cao nhất với nữ giáo viên về từ Hải Dương gian dối trong khai báo

Trước trường hợp nữ giáo viên ăn Tết tại vùng dịch Hải Dương nhưng khi trở về lại khai báo là ở Hà Nội, ...

Ngắm nữ công nhân may mặc xinh tươi trong ngày đi làm trở lại Ngắm nữ công nhân may mặc xinh tươi trong ngày đi làm trở lại

Những ngày qua, hàng nghìn công nhân lao động của các công ty may mặc trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đi làm trở ...

Thế giới đã đổi thay Thế giới đã đổi thay

Một năm trước bạn dẫm phải gai, tôi thương bạn lắm nhưng tôi không mảy may lo sợ, hề hấn gì tôi đâu? Năm nay ...