Vì sao CASA nhiều ngân hàng giảm mạnh?

05/08/2022 12:51 Đầu tư Trần Thúy
Việc CASA của nhiều ngân hàng giảm mạnh trong thời gian qua có thể được lý giải khi nhìn vào đặc điểm lỏng lẻo của nguồn vốn giá rẻ…
Nguồn vốn giá rẻ giảm mạnh ở nhiều ngân hàng (Hình minh họa).
Nguồn vốn giá rẻ giảm mạnh ở nhiều ngân hàng (Hình minh họa).

Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) là một trong những yếu tố quan trọng cho tăng trưởng về hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM), đặc biệt đặt trong bối cảnh nền kinh tế còn đối mặt nhiều khó khăn như hiện nay.

Tuy nhiên, những con số trong báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm nay tại các nhà băng cho thấy diễn biến không mấy khả quan liên quan đến chỉ số này.

Tỷ lệ CASA giảm mạnh tại nhiều thành viên

Khảo sát tại 27 ngân hàng đã công bố BCTC quý 2/2022 cho thấy, có tới 19 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ CASA sụt giảm trong 6 tháng đầu năm (tương đương tỷ lệ 70,4%). Tỷ lệ CASA bình quân của nhóm theo đó đã giảm khá mạnh, xuống còn 17,1%, từ mức 18,4% hồi đầu năm nay.

Tại KienLongBank, tính tới cuối tháng 6/2022, lượng tiền gửi khách hàng giảm tới 16% so với đầu năm trong khi lượng tiền gửi không kỳ hạn giảm mạnh tới 50,9%, xuống còn gần 3,9 nghìn tỷ đồng.

Tỷ lệ CASA của ngân hàng theo đó giảm mạnh từ 15,5% hồi đầu năm xuống còn 9,1% kết thúc quý 2/2022, nằm trong nhóm những nhà băng có CASA giảm mạnh nhất và ở mức thấp trong nhóm khảo sát.

Tương tự, lượng tiền gửi không kỳ hạn tại VietABank đã giảm tới 48,6% trong kỳ, khiến CASA giảm xuống chỉ còn 6,2%, so với mức 11,9% hồi đầu năm.

Một số thành viên khác cũng ghi nhận lượng tiền gửi này giảm mạnh bao gồm TPBank giảm 5,2 điểm %, VPBank giảm 3,4 điểm %, VIB giảm 2,3 điểm %…

Đáng chú ý, việc tỷ lệ CASA đi xuống không chỉ diễn ra ở các thành viên có quy mô vừa và nhỏ. Những nhà băng vốn luôn đứng đầu hệ thống trong việc thu hút nguồn vốn rẻ cũng ghi nhận lượng tiền gửi không kỳ hạn sụt giảm khá mạnh trong 6 tháng qua.

Duy trì vị trí “quán quân” về tỷ lệ CASA trong suốt vài năm qua, nhưng trong 2 quý đầu năm nay, lượng tiền gửi không kỳ hạn tại Techcombank cũng đã bắt đầu có dấu hiệu đi xuống khi chỉ còn hơn 152,6 nghìn tỷ đồng, giảm 3,9% so với đầu năm. Tỷ lệ CASA đến cuối tháng 6 chỉ còn 47,5%, so với mức cao kỷ lục 50,5% hồi cuối năm 2021.

Tương tự, lượng tiền gửi không kỳ hạn của MB cũng đã “hụt” mất gần 7,2 nghìn tỷ đồng, tương đương 3,9% trong nửa năm qua. Tỷ lệ CASA theo đó cũng giảm 3,3 điểm %, xuống còn 44,3%.

Vì sao CASA nhiều ngân hàng giảm mạnh? ảnh 1

Khảo sát cũng cho thấy, có tới 14/27 nhà băng (tương đương 51,9%) sở hữu tỷ lệ CASA ở mức dưới 15%. Trong đó, VietBank là ngân hàng có tỷ lệ CASA ở mức thấp nhất khi chỉ 5,6% tổng số tiền gửi khách hàng là tiền gửi không kỳ hạn. VietCapitalBank và BacABank lần lượt đứng thứ hai và ba với tỷ lệ CASA ở mức 5,57% và 6%.

Một số ngân hàng khác cũng có tỷ lệ CASA ở mức khiêm tốn bao gồm VietABank (6,2%), LienVietPostBank (7,7%), SHB (8,2%)…

Bối cảnh đã thay đổi

Với lợi thế chi phí vốn thấp, gần như bằng 0%, tiền gửi không kỳ hạn là một cấu phần quan trọng trong huy động vốn của các NHTM.

Ngân hàng sở hữu tỷ lệ CASA càng lớn thì càng có lợi thế hóa giải áp lực chi phí hoạt động, cải thiện lãi biên (NIM), và đây cũng là tiền đề quan trọng giúp họ có lợi thế lớn trong cuộc cạnh tranh lãi suất cho vay.

Chính vì vậy, trong những năm gần đây, thị trường chứng kiến cuộc đua quyết liệt của các nhà băng trong việc giành nguồn vốn quan trọng này.

Để thu hút CASA, nhiều thành viên đã chuyển hướng tập trung sang cho vay bán lẻ, liên tục đưa ra các chính sách miễn các loại phí giao dịch, miễn phí chuyển tiền và rút tiền…

Đặc biệt, nhiều ngân hàng chú trọng đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là phát triển hệ thống ngân hàng giao dịch và gia tăng các sản phẩm, chính sách tiện ích, thiết lập và kết nối những hệ sinh thái mở rộng nhằm thu hút được tệp khách hàng lớn.

Kết quả là, dù có sự phân hóa về tốc độ tăng trưởng CASA ở mỗi thành viên, nhưng nhìn chung, tỷ lệ CASA của toàn hệ thống đã có sự cải thiện tích cực trong vài năm qua.

Tuy nhiên, như trên, nguồn vốn giá rẻ đã bắt đầu trở nên “khan hiếm” hơn trong năm 2022. Điều này có thể được lý giải khi nhìn vào tính chất lỏng lẻo trong cơ cấu cân đối vốn cùng độ nhạy với mức độ thay đổi lãi suất của nguồn vốn, đặt trong bối cảnh lãi suất huy động tại Việt Nam đã và đang dần tăng cao trở lại từ đầu năm nay.

Bởi, khi lãi suất huy động tăng, một phần lượng tiền từ tài khoản thanh toán sẽ được dịch chuyển vào tài khoản tiết kiệm với kỳ hạn dài hơn để hưởng lãi suất hấp dẫn hơn.

Bên cạnh đó, sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, lượng tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp và người dân cũng không còn được dồi dào như trước.

Một lý do quan trọng nữa, nhiều NHTM đã lấp gần đầy room tín dụng sau nửa đầu năm, trong khi Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa nới chỉ tiêu, nguồn tín dụng mới trở nên hạn chế. Khi khó vay vốn mới, các doanh nghiệp có xu hướng tăng cường tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi để tại ngân hàng cho sản xuất kinh doanh và khiến CASA giảm.

Dù vậy, với CASA của hệ thống vẫn mới chỉ đang duy trì ở mức trên dưới 20% như hiện nay, giới chuyên gia cho rằng, dư địa để tăng trưởng vẫn còn rất lớn. Việc gia tăng CASA cũng chính là xu hướng của một ngân hàng hiện đại, của một thị trường hiện đại.

Và để tăng tính bền vững cho nguồn tiền gửi này, điều quan trọng là các thành viên phải ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ, trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và dĩ nhiên là chi phí và lợi ích tối ưu cho họ để giữ chân hoặc cạnh tranh thu hút.

Các tin khác

Quảng Nam có tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Quảng Nam có tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng tổ công tác đặc biệt của UBND tỉnh Quảng Nam về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn.
Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư bất động sản, công nghệ cao, logistics ở Đà Nẵng

Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư bất động sản, công nghệ cao, logistics ở Đà Nẵng

Mitsubishi Corporation Việt Nam, Liên doanh Indochina Kajima là những doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm các lĩnh vực TP. Đà Nẵng đang tập trung thu hút đầu tư như thương mại, công nghệ cao, logistics và bất động sản công nghiệp.
Hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giao dịch thành công ngày đầu khai trương

Hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giao dịch thành công ngày đầu khai trương

Trong ngày đầu khai trương và đi vào hoạt động, hơn 5 triệu trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giá trị gần 1.800 tỷ đồng được giao dịch thành công.
Dược phẩm TV.Pharm dự kiến tăng mức đầu tư cho khu dược phẩm công nghệ cao

Dược phẩm TV.Pharm dự kiến tăng mức đầu tư cho khu dược phẩm công nghệ cao

CTCP Dược phẩm TV.Pharm (Mã UPCoM: TVP) dự kiến tăng tổng mức đầu tư và bổ sung hạng mục đầu tư nhà máy sản xuất thuốc đông dược và nhà máy sản xuất thuốc tiêm GMP-EU thuộc dự án Khu dược phẩm công nghệ cao TV.Pharm.
Đoàn tàu liên vận quốc tế chạy từ ga Sóng Thần, Bình Dương chính thức khai trương

Đoàn tàu liên vận quốc tế chạy từ ga Sóng Thần, Bình Dương chính thức khai trương

Đoàn tàu liên vận quốc tế chở container lạnh chạy tuyến đường sắt Sóng Thần – Đồng Đăng chính thức khai trương vào chiều ngày 14/7. Buổi lễ được tổ chức tại ga Sóng Thần, TP Dĩ An (Bình Dương) do Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội (HARACO) phối hợp cùng các đơn vị khách hàng thực hiện.
2 doanh nghiệp muốn thực hiện dự án gần 300 tỷ đồng tại Thái Nguyên

2 doanh nghiệp muốn thực hiện dự án gần 300 tỷ đồng tại Thái Nguyên

Theo biên bản mở hồ sơ đăng ký vừa được Sở KH&ĐT Thái Nguyên công bố, CTCP Phát triển đô thị Kha Sơn và CTCP Địa ốc Kim Thi cùng quan tâm, nộp hồ sơ thực hiện dự án khu dân cư Kha Sơn.
Chênh lệch kỳ vọng về giá khiến giao dịch bất động sản khó "chốt kèo"

Chênh lệch kỳ vọng về giá khiến giao dịch bất động sản khó "chốt kèo"

Báo cáo tâm lý người tiêu dùng vừa được Batdongsan công bố cho thấy, giao dịch nhà đất sở dĩ khó thành công do kỳ vọng giữa người bán và người mua vẫn còn nhiều chênh lệch.
Quảng Nam mời đầu tư Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ

Quảng Nam mời đầu tư Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm đầu tư dự án Nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghiệp phụ trợ tại lô CN5, CN6, Cụm Công nghiệp Tam Mỹ Tây, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Mê Linh phải trở thành thành phố trong thành phố, lấy công nghiệp làm nền tảng

Mê Linh phải trở thành thành phố trong thành phố, lấy công nghiệp làm nền tảng

Đây là ý kiến của Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ tại Hội thảo “Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mê Linh đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050” do UBND huyện Mê Linh phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tổ chức sáng 30/6.
Thừa Thiên Huế: Sẽ đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng xây cầu vượt phá Tam Giang

Thừa Thiên Huế: Sẽ đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng xây cầu vượt phá Tam Giang

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua dự án xây dựng cầu vượt phá Tam Giang nối thị trấn Phú Đa và xã Vinh Xuân (huyện Phú Vang) với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng.
Khởi công xây dựng đường Vành đai 4 là kết quả quan trọng, đạt kỷ lục bàn giao mặt bằng

Khởi công xây dựng đường Vành đai 4 là kết quả quan trọng, đạt kỷ lục bàn giao mặt bằng

Kể từ khi Quốc hội ra nghị quyết đến ngày khởi công tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là tròn một năm, đó là thông tin vừa được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chia sẻ.
Vốn ngoại rót vào bất động sản giảm 43% trong nửa đầu năm 2023

Vốn ngoại rót vào bất động sản giảm 43% trong nửa đầu năm 2023

Theo số liệu Tổng cục Thống kê, vốn FDI giải ngân vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt 502,1 triệu USD, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nghiên cứu lợi thế của huyện Mê Linh, động lực phát triển chính là đường Vành đai 4

Nghiên cứu lợi thế của huyện Mê Linh, động lực phát triển chính là đường Vành đai 4

Mục tiêu xây dựng huyện Mê Linh thành một vùng đô thị công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp sinh thái kết hợp công nghệ cao.
Hải Phòng được một tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc ngoại 'rót' thêm 1 tỷ USD

Hải Phòng được một tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc ngoại 'rót' thêm 1 tỷ USD

Tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc vừa quyết định rót thêm 1 tỷ USD vào dự án ở thành phố cảng Hải Phòng.
Có 11 dự án điện tái tạo được phát điện thương mại lên lưới

Có 11 dự án điện tái tạo được phát điện thương mại lên lưới

EVN cho biết, 11 nhà máy/phần nhà máy với tổng công suất 545,72MW đã hoàn thành thủ tục COD, được phát điện thương mại lên lưới.
Quảng Bình xác định tạo đột phá cải cách hành chính để đến gần nhà đầu tư

Quảng Bình xác định tạo đột phá cải cách hành chính để đến gần nhà đầu tư

Với mục tiêu “Đưa Quảng Bình đến gần nhà đầu tư”, Quảng Bình xác định tạo đột phá từ cải cách hành chính, chuyển từ nền hành chính quản trị sang nền hành chính phục vụ, tạo môi trường an toàn, thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.
Công ty CP Nước sạch Quảng Trị đầu tư gần 74 tỉ đồng nâng cấp Nhà máy nước Tân Lương

Công ty CP Nước sạch Quảng Trị đầu tư gần 74 tỉ đồng nâng cấp Nhà máy nước Tân Lương

Để đáp ứng nhu cầu nước sạch cho người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, ngày 23/6, Công ty CP Nước sạch Quảng Trị tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy nước Tân Lương, với tổng mức đầu tư gần 74 tỉ đồng.
Hiện thực giấc mơ xây dựng KKT thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn

Hiện thực giấc mơ xây dựng KKT thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung vừa có buổi làm việc với tỉnh Quảng Trị về Đề án xây dựng Khu kinh tế (KKT) thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn (Lào). Về phía tỉnh Quảng Trị, có ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tham dự buổi làm việc.
Tập đoàn Đèo Cả triển khai nhiều gói thầu lớn trong năm 2023

Tập đoàn Đèo Cả triển khai nhiều gói thầu lớn trong năm 2023

Tập đoàn Đèo Cả đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2023 dự kiến đạt hơn 6.700 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2022. Với kế hoạch sản xuất kinh doanh này, Tập đoàn đặt kế hoạch chi trả cổ tức tối đa 80% lợi nhuận sau thuế.
Bộ Công thương đề xuất nhiều cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công thương đề xuất nhiều cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương cũng đề xuất các cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà.
Xem thêm
Phiên bản di động