Thứ hai 04/12/2023 03:37

Vay tín dụng đen: Công nhân ám ảnh, người bị liên quan bức xúc

Đời sống - MAI LIỄU

Tín dụng đen len lỏi trong đời sống công nhân lao động, để lại nhiều hệ lụy tiêu cực cho người vay và những người liên quan.
Công nhân vay tiền, lãnh đạo bị gọi điện khủng bố, đe dọa đòi nợ Ám ảnh bẫy “tín dụng đen” Tỷ lệ vay “tín dụng đen” trong công nhân lao động
Vay tín dụng đen: Công nhân ám ảnh, người bị liên quan bức xúc
Hằng ngày, có rất nhiều lời mời chào vay vốn qua tin nhắn điện thoại, mạng xã hội Facebook, Zalo. Ảnh:ML

Trả xong nợ như được sống lại

Nhớ lại quãng thời gian bị đòi nợ kiểu khủng bố, anh Hoàng Tuấn, công nhân một công ty ở KCN Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An chưa dứt nỗi ám ảnh.

Anh kể, năm 2021, anh quyết định rời Đắk Lắk về quê làm việc. Thời điểm ở trong đó do túng thiếu nên anh phải bán chiếc xe máy với giá 7 triệu đồng để trang trải cuộc sống và có tiền về quê. Khi về, anh xin vào làm việc tại một công ty trong KCN Nam Cấm, cách nhà 8 cây số. Đi làm trở lại nhưng không có xe máy nên anh phải vay tiền để mua xe.

Không thể vay ngân hàng, anh em họ hàng hay bạn bè, qua Facebook, thấy một người chị trong xã làm nhân viên của một công ty tài chính, chuyên đăng thông tin cho vay tiền nhanh chóng, giải ngân trong ngày, thủ tục đơn giản, chỉ cần chụp chứng minh nhân dân gửi qua Meserger là được, anh Hoàng Tuấn liền liên hệ để vay tiền. Rất nhanh chóng, anh được chuyển cho vay 18 triệu đồng, hợp đồng được làm sẵn gửi qua tin nhắn Meserger, anh chỉ cần nhắn tin xác nhận đồng ý mà không cần phải ký.

Theo hợp đồng, 18 triệu tiền vay sẽ phải trả trong 3 tháng, tháng đầu tiên phải trả 550 nghìn đồng tiền lãi, tháng thứ 2 tăng lên 750 nghìn đồng và tháng thứ ba là 1 triệu đồng tiền lãi và 18 triệu đồng tiền gốc.

Đi làm tháng đầu tiên, mức lương của anh Tuấn chỉ được 5,5 triệu đồng, trừ đi các khoản còn được 4,8 triệu đồng, trong khi anh là con trai một phải lo các chi phí sinh hoạt trong gia đình cho cha mẹ già yếu.

Vay tín dụng đen: Công nhân ám ảnh, người bị liên quan muộn phiền
Tín dụng đen hiện diện thường xuyên trong các hội nhóm của công nhân lao động và khi công nhân túng thiếu sẽ dề dàng tìm đến những lời mời chào. Ảnh: ML

Tháng đầu tiên chưa trả được nợ, anh Tuấn trao đổi với người cho vay về khả năng cuối năm mới trả được. Vậy là người cho vay thông báo đã chuyển hồ sơ của anh sang một công ty giám sát và đòi nợ độc lập.

Từ đây, họ nhắn cho anh về việc phải nhanh chóng trả nợ và khoản nợ của anh đã được tính sang cách khác, đó là vay 1 triệu mỗi ngày chịu lãi suất 3.000 đồng, 18 triệu thì mỗi ngày chịu lãi 54.000 đồng, một tháng khoảng 1.620.000 đồng. Khi anh Tuấn đang hoang mang về cách tính lãi này và trả lời chưa thể trả nợ thì các đối tượng liên tục nhắn tin, gọi điện đe dọa, khủng bố tinh thần anh và người thân trong nhà, các đối tượng còn dọa sẽ đến nhà, đến công ty anh quậy phá khiến anh vô cùng lo lắng.

Gần 3 tháng như vậy, xác định không thể chờ góp lương để trả nợ và càng chờ thì lãi suất càng tăng cao, anh Tuấn ngậm ngùi năn nỉ một người thân cho vay tiền trả nợ, may mắn là họ cho vay. Ngoài tiền gốc, tiền lãi, các đối tượng còn yêu cầu anh Tuấn trả cả tiền công đòi nợ, tổng khoản tiền phải trả sau gần 4 tháng vay là hơn 25 triệu đồng.

Anh Tuấn than thở: “Phải vay tiền với lãi suất “cắt cổ”, tôi cũng rất hối hận, rất tiếc nhưng đáng sợ nhất là gần 4 tháng mất ăn mất ngủ, họ đòi tiền cả ngày, cả đêm. Tôi đi làm về đã mệt, mẹ đau, rồi bị đòi tiền kiểu “khủng bố” khiến tôi chán nản, bất lực và ám ảnh. Khi trả được nợ, nhận được tin nhắn xóa nợ trên điện thoại, tôi như được sống lại. Giờ đây dù còn nhiều khó khăn nhưng tôi sẽ cố gắng vượt qua, tôi rất mong công nhân lao động đừng mắc bẫy tín dụng đen”.

Nhiều công nhân khổ sở vì tín dụng đen

Chị N., phụ trách nhân sự Công ty TNHH Sangwoo Việt Nam (KCN VSIP - Nghệ An) bức xúc cho biết, trong hai tuần qua, chị liên tục nhận được các tin nhắn, cuộc gọi yêu cầu nhắn cho một công nhân tên Bính trong công ty trả nợ, dù công ty không có công nhân nào tên như vậy. Các đối tượng nhắn tin liên tục bằng nhiều số điện thoại và thách thức, đe dọa khiến chị không dám nghe và nhận tin nhắn từ các số điện thoại lạ.

"Công ty có 1.500 công nhân lao động. Tôi làm nhân sự nên sẵn sàng nghe cuộc gọi đến từ các số điện thoại lạ. Nhưng có thời điểm không dám nghe máy vì sợ các đối tượng đòi nợ gọi và chửi bới. Nhiều năm làm công tác nhân sự ở các công ty lớn, có đông công nhân lao động nên tôi cũng quen với việc đòi nợ kiểu “giang hồ” của các tổ chức tín dụng đen, nhưng cũng thấy rất phiền và đôi lúc sợ” - Chị N. nói.

Cũng theo chị N., thực tế nhiều công nhân vay nợ các tổ chức tín dụng đen, họ cũng không chia sẻ với lãnh đạo công ty, chỉ nói chuyện với các công nhân khác hay tổ trưởng. Có công ty tài chính khi cho vay thì yêu cầu phải có bản sao hợp đồng lao động, nhiều công nhân lên nhờ bộ phận hành chính nhân sự photocopy hợp đồng nhưng họ cũng không nói lý do. Có những trường hợp, các đối tượng gọi điện đòi nợ nhưng công nhân đó đã xin nghỉ việc từ lâu, hoặc không có tên công nhân đó trong Công ty. Phía Công ty đã trả lời nhưng các đối tượng đòi nợ vẫn gọi điện, nhắn tin dai dẳng.

Vay tín dụng đen: Công nhân ám ảnh, người bị liên quan bức xúc
Chị N. nhận các tin nhắn dọa dẫm, yêu cầu công nhân trả nợ. Ảnh: ML

Chị N cũng chia sẻ sự phiền phức khi Công ty nhiều lần phải nhận các văn bản đòi nợ do các công ty luật – đơn vị được ủy quyền giải quyết tranh chấp nợ cho các công ty tài chính gửi đến yêu cầu công nhân trả nợ.

Cũng chung tình trạng công nhân vay nợ, đồng nghiệp công ty bị liên lụy, đồng chí Đoàn Văn Thủy – Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Kido Vinh, đóng tại huyện Đô Lương cho biết, công ty này có hơn 3.600 công nhân lao động, các bộ phận quản lý trong Công ty, công đoàn đều đã từng nhận các cuộc gọi, tin nhắn yêu cầu nhắn công nhân trả nợ. Tình trạng này khiến cán bộ, nhân viên, công nhân trong công ty thấy phiền phức, thế nên mọi người cũng sợ bị lộ các thông tin cá nhân như số điện thoại, số chứng minh nhân dân,...ra ngoài.

Trong tháng 8, công ty có khảo sát về tình hình vay nợ của người lao động tại các tổ chức tín dụng. Trong đó, có 172 người vay từ các cá nhân, tổ chức không có giấy phép kinh doanh hoạt động cho vay, có thể gọi là tín dụng đen, một số công nhân không muốn chia sẻ nên con số thực tế có thể còn cao hơn.

Đồng chí Thủy cho biết, nhu cầu vay vốn của công nhân lao động là rất lớn, họ gặp những khó khăn trong việc vay ở các ngân hàng, công ty tài chính được cấp phép nên đã lựa chọn tín dụng đen. Từ đó phải chịu cảnh lãi suất cao và bị đòi nợ liên tục kiểu “khủng bố”.

Mong gói 20.000 tỷ đồng sớm triển khai

Trong tháng 8 vừa qua, đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam do đồng chí Nguyễn Minh Dũng - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Tài chính Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An về việc khảo sát nhu cầu hỗ trợ tín dụng của công nhân lao động.

Tại buổi làm việc này, đồng chí Nguyễn Chí Công - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã báo cáo kết quả khảo sát nhu cầu hỗ trợ tín dụng trong công nhân lao động trên cơ sở số liệu báo cáo của 16 đơn vị huyện, ngành. Cụ thể, số lượng công nhân lao động tại công đoàn các doanh nghiệp đang vay vốn là 3.547 người, trong đó vay tại ngân hàng là 2.771 người, vay tại các tổ chức khác là 577 người, vay tại các tổ chức tín dụng đen là 199 người.

Số công nhân lao động tại công đoàn các doanh nghiệp đang có nhu cầu vay vốn là 3.513 người. Từ nhu cầu trên, đoàn viên, người lao động mong muốn tìm hiểu về gói hỗ trợ tín dụng 20.000 tỷ do Tổng LĐLĐ Việt Nam với hai công ty tài chính của ngân hàng VP Bank và HD bank triển khai. Cụ thể là số tiền tối đa, tối thiểu được vay, lãi suất vay, thời hạn vay, hình thức trả lãi, trả gốc, đối tượng được vay, ...

Vay tín dụng đen: Công nhân ám ảnh, người bị liên quan muộn phiền
Đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam khảo sát nhu cầu hồ trợ tín dụng của công nhân lao động Nghệ An. Ảnh: HOÀNG YẾN

Đại diện các công đoàn cơ sở doanh nghiệp tham dự buổi làm việc đều nêu mong muốn Tổng LĐLĐ Việt Nam và hai công ty tài chính của các ngân hàng nhanh chóng triển khai gói tín dụng, tạo điều kiện vay vốn cho công nhân lao động với lãi suất thấp, kịp thời, đơn giản hóa thủ tục. Công nhân vay ngân hàng thường đòi hỏi nhiều thủ tục trong khi vay tín dụng đen thủ tục đơn giản nhưng lãi suất cao, gặp nhiều "bẫy" và để lại nhiều hệ lụy tiêu cực.

Giải đáp những mong muốn, kiến nghị của đại diện các doanh nghiệp, đại diện Ngân hàng Nhà nước, hai công ty tài chính đã trao đổi những giải pháp cụ thể, thiết thực giúp người lao động tiếp cận được với gói hỗ trợ tín dụng 20.000 tỷ đồng. Các công ty cũng mong muốn sớm hoàn thiện khảo sát nhu cầu vay vốn của công nhân tại các địa phương để có kế hoạch triển khai gói tín dụng kịp thời, đáp ứng nhu cầu vay vốn của công nhân.

Đồng chí Vương An Nguyên - Chủ tịch Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An cho rằng, việc Chính phủ chỉ định hai ngân hàng phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai gói tín dụng hỗ trợ cho công nhân lao động là hết sức thiết thực, ý nghĩa, giúp công nhân tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi để trang trải cuộc sống, yên tâm làm việc, đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Công đoàn KKT Đông Nam sẽ tuyên truyền về chương trình tín dụng này đến các công đoàn cơ sở và công nhân lao động. Đồng chí Vương An Nguyên cũng bày tỏ mong muốn chính sách sớm được triển khai, thủ tục đơn giản, minh bạch, uy tín, không rườm rà, tạo điều kiện tối đa cho công nhân lao động.

Công nhân khổ sở vì tín dụng đen Công nhân khổ sở vì tín dụng đen

Bộ Công an thông tin, đã xử lý hơn 2.700 vụ tín dụng đen, khởi tố gần 2.000 vụ với 4.000 bị can, trong đó ...

Gói vay 20.000 tỉ đồng cho người lao động để xoá tín dụng đen Gói vay 20.000 tỉ đồng cho người lao động để xoá tín dụng đen

Theo đồng chí Đào Minh Tú - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Thống đốc Thường trực ...

Ám ảnh bẫy “tín dụng đen” Ám ảnh bẫy “tín dụng đen”

Công nhân trong các khu công nghiệp không còn xa lạ với “tín dụng đen” - một hình thức cho vay nặng lãi. Hoạt động ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp thưởng Tết 650 tỷ đồng sau 7 lần thương lượng của công đoàn

Đời sống -

Doanh nghiệp thưởng Tết 650 tỷ đồng sau 7 lần thương lượng của công đoàn

Công đoàn Công ty TNHH Changshin Việt Nam đã có 7 phiên thương lượng với Ban Giám đốc để giữ được mức thưởng Tết như năm ngoái.

Hiện thực cuộc sống tràn đầy qua các tác phẩm về công nhân, công đoàn

Đời sống -

Hiện thực cuộc sống tràn đầy qua các tác phẩm về công nhân, công đoàn

Lễ trao giải “Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn" diễn ra tối 26/11, tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Công nhân khó khăn ở Hà Nội có cơ hội mua hàng "0 đồng" dịp Tết

Đời sống -

Công nhân khó khăn ở Hà Nội có cơ hội mua hàng "0 đồng" dịp Tết

Ngoài nhận hỗ trợ từ LĐLĐ TP Hà Nội, trong dịp Tết Nguyên đán 2024, công nhân lao động khó khăn có cơ hội mua hàng "0 đồng" từ các gian hàng chợ Tết.

Những giọt mồ hôi thầm lặng

Đời sống -

Những giọt mồ hôi thầm lặng

Dù ở những ngành nghề khác nhau, công nhân lao động vẫn miệt mài cống hiến góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển, giàu mạnh…

“Bóng hồng” duy nhất trong cabin trên tuyến metro số 1

Đời sống -

“Bóng hồng” duy nhất trong cabin trên tuyến metro số 1

Khi chuyến tàu thuộc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông lần đầu lăn bánh, lẫn trong số hàng triệu người đang dõi theo, có một cô gái trẻ nhìn theo đoàn tàu với niềm mơ ước rằng: Một ngày nào đó mình sẽ được đặt chân lên những chuyến tàu đường sắt đô thị. Và rồi, cô gái ấy đã bước lên tàu, nhưng không phải là hành khách; mà đã trở thành người “cầm vô lăng”, trên hành trình đi tới những ước mơ xa xôi, về một tương lai hiện đại…

Người lao động gửi kỳ vọng tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Đời sống -

Người lao động gửi kỳ vọng tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Còn 10 ngày nữa Đại hội Công Việt Nam lần thứ XIII sẽ chính thức diễn ra. Bầu không khí phấn khởi trong thi đua lao động sản xuất diễn ra khắp cả nước.

Talk Công đoàn: “Viết lịch sử công đoàn không chỉ là ghi chép quá khứ” Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: “Viết lịch sử công đoàn không chỉ là ghi chép quá khứ”

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc Anh - nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Định, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh trong Chương trình Talk Công đoàn.
Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi NLĐ không thực hiện thông báo tìm việc Tôi công nhân

Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi NLĐ không thực hiện thông báo tìm việc

Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm
10 nội dung chăm lo Tết của LĐLĐ TP Hà Nội Infographic

10 nội dung chăm lo Tết của LĐLĐ TP Hà Nội

LĐLĐ TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Bản tin công nhân: Cắt giảm lao động ở TP HCM có dấu hiệu hạ nhiệt Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Cắt giảm lao động ở TP HCM có dấu hiệu hạ nhiệt

Bản tin ngày 3/12 gồm các nội dung chính sau: Ông Nguyễn Đình Khang tái đắc cử Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII; Đề xuất phân loại công việc nặng nhọc, lao động nữ được nghỉ hưu sớm hơn lộ trình tuổi quy định; Cắt giảm lao động ở TP HCM có dấu hiệu hạ nhiệt...
Talk Bàn Phúc lợi số 5: Xe siêu thị Công đoàn mang phúc lợi đến tận tay người lao động khó khăn Bàn Phúc lợi

Talk Bàn Phúc lợi số 5: Xe siêu thị Công đoàn mang phúc lợi đến tận tay người lao động khó khăn

Cùng các khách mời chia sẻ về mô hình Xe siêu thị Công đoàn được Trung tâm Tư vấn Pháp luật và Hỗ trợ NLĐ Công đoàn Hà Nội triển khai trên khai trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian qua.

Đọc thêm

Họp báo cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn

Đời sống -

Họp báo cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn đã phản ánh những góc nhìn thực tiễn về đời sống, việc làm của công nhân lao động.

Tôi tự hào về thầy tôi

Đời sống -

Tôi tự hào về thầy tôi

Ở một góc Sài Gòn, thầy giáo trẻ Võ Ngọc Thành vẫn đang miệt mài truyền lửa cho bao thế hệ học sinh và làm những việc có ý nghĩa giúp đời.

Đà Nẵng: Tổ công nhân tự quản góp phần phòng, chống tệ nạn

Đời sống -

Đà Nẵng: Tổ công nhân tự quản góp phần phòng, chống tệ nạn

Mô hình tổ công nhân tự quản khu nhà trọ tại TP Đà Nẵng hoạt động hiệu quả và ngày càng được nhân rộng, góp phần phòng, chống tệ nạn xã hội.

Một nhà giáo tận tâm và công chính

Đời sống -

Một nhà giáo tận tâm và công chính

Thầy giáo Thái Quốc Khánh - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Lê Thế Hiếu (Cam Lộ, Quảng Trị) nay đã về hưu nhưng phụ huynh và học sinh vẫn nhớ một người thầy tận hiến.

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu thăm công nhân khó khăn tại Bình Dương

Hoạt động Công đoàn -

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu thăm công nhân khó khăn tại Bình Dương

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đến thăm công nhân có hoàn cảnh khó khăn đang sinh sống tại khu nhà trọ trên địa bàn phường Phú Mỹ (TP Thủ Dầu Một), chiều 18/11.

UBND tỉnh Bình Dương vinh danh 253 lao động giỏi

Đời sống -

UBND tỉnh Bình Dương vinh danh 253 lao động giỏi

253 công nhân lao động giỏi được UBND tỉnh Bình Dương vinh danh tại Hội nghị tuyên dương lao động giỏi, lao động sáng tạo năm 2023.

Cách lấy lại mật khẩu ứng dụng VssID

Người lao động -

Cách lấy lại mật khẩu ứng dụng VssID

Để lấy lại mật khẩu VssID, chị Khấu Thị Thủy (Quảng Nam) bị trừ 250.000 đồng do làm theo hướng dẫn của tổng đài 1900.25.25.10.

Công nhân làm gì trong một năm chờ rút bảo hiểm xã hội một lần?

Đời sống -

Công nhân làm gì trong một năm chờ rút bảo hiểm xã hội một lần?

Đến nay, đã có không ít công nhân lao động đã chủ động nộp đơn xin nghỉ việc để chờ rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần.

Công đoàn tham gia nâng chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Đời sống -

Công đoàn tham gia nâng chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Xác định rằng, chất lượng bữa ăn ca rất quan trọng đối với người lao động (NLĐ) và cả doanh nghiệp, Công đoàn Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A & A (Tập đoàn Phenikaa) đã tích cực tham mưu, đề xuất với Ban Lãnh đạo trong việc quan tâm chất lượng bữa ăn ca để bảo đảm sức khỏe cho người lao động (NLĐ).

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chìa khóa giữ NLĐ ở lại với hệ thống BHXH

Đời sống -

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chìa khóa giữ NLĐ ở lại với hệ thống BHXH

Làn sóng rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần trong thời gian qua được cho là có nguyên nhân trực tiếp từ dịch Covid-19 và Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), người lao động (NLĐ) rút để “chạy luật”. Nhưng liệu có nguyên nhân sâu xa khác không?