e magazine
09/11/2020 15:00
Từ thiện đúng cách - Bài 1: Khi lòng tốt cũng có thể gây tổn thương người khác

09/11/2020 15:00

Chỉ lòng tốt thôi thì không thể đi xa, phải cố gắng vươn tới sự chuyên nghiệp và hợp tác, có trách nhiệm với đồng tiền của nhà tài trợ bỏ ra để thu lại hiệu quả tốt nhất. Không chuyên nghiệp thì hạn chế hiệu quả. Biết cách cho thì làm được nhiều việc, giúp được nhiều người hơn.

TỪ THIỆN ĐÚNG CÁCH (1): KHI LÒNG TỐT CŨNG CÓ THỂ GÂY TỔN THƯƠNG NGƯỜI KHÁC

Nhiều hoạt động từ thiện không đúng cách vừa không đạt được mục đích cứu trợ mà còn gây tổn thương cho cộng đồng.

Từ thiện đúng cách - Bài 1: Khi lòng tốt cũng có thể gây tổn thương người khác

Từ đầu năm đến nay, đất nước hình chữ S đã trải qua thật nhiều khó khăn. Đầu năm, mở màn bằng trận hạn mặn lớn chưa từng có trong vòng 20 năm trở lại đây tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, tiếp đến là “kì nghỉ Tết” kì lạ dài nhất lịch sử do đại dịch Covid-19 đã khiến cho hơn 30 triệu lao động bị ảnh hưởng và 2,4 triệu người bị mất việc chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm.

Kinh tế còn chưa kịp phục hồi sau đại dịch Covid-19, mưa bão lại kéo đến, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, đời sống của người dân các tỉnh miền Trung. Với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, người dân cả nước chung tay trợ giúp đồng bào vùng lũ lụt. Những chuyến xe, đoàn người cứu trợ… cứ thế nối đuôi nhau lên đường để hỗ trợ người dân tại các vùng gặp nạn. Các hoạt động từ thiện tự phát rầm rộ, người người làm từ thiện, nhà nhà làm từ thiện khiến người ta không khỏi nghi ngờ, liệu lòng tốt như vậy đã là đủ?

Từ thiện đúng cách   Bài 1: Khi lòng tốt cũng có thể gây tổn thương người khácTừ thiện đúng cách   Bài 1: Khi lòng tốt cũng có thể gây tổn thương người khácTừ thiện đúng cách   Bài 1: Khi lòng tốt cũng có thể gây tổn thương người khác
Từ thiện đúng cách   Bài 1: Khi lòng tốt cũng có thể gây tổn thương người khác
Từ thiện đúng cách   Bài 1: Khi lòng tốt cũng có thể gây tổn thương người khác

Hạn mặn, covid 19, lũ lụt từ đầu năm đến giờ.

ĐỪNG LÀM TỔN THƯƠNG NGƯỜI KHÁC BỞI LÒNG TỐT CỦA MÌNH

Các hoạt động từ thiện tự phát đôi khi xảy ra những bất cập nhất định, không chỉ với đối tượng nhận cứu trợ, nhiều đoàn từ thiện thậm chí còn không liên hệ làm việc với chính quyền địa phương, các xe hàng cứu trợ ùn ứ, do người tổ chức không hình dung được tình hình vận chuyển mùa lũ cực kỳ khó khăn, họ còn tự ý di chuyển vào các vùng nước xiết, sạt lở nguy hiểm đến tính mạng gây phiền toái cho các lực lượng chức năng, cản trở công tác cứu trợ.

Ngày 27/10, một nhóm từ thiện đã yêu cầu lực lượng chức năng phải cung cấp tàu thuyền để phân phát cho bà con. Yêu cầu không được đáp ứng vì tàu thuyền còn phải dùng để cứu người khẩn cấp, thế là nhóm… lấy điện thoại, livestream trên mạng xã hội, kết tội cán bộ địa phương: "Chúng tôi từ xa đến đây cứu trợ nhưng cán bộ không giúp đỡ ... các bạn xem đi... làm người thế mà cũng làm được…”

Hơn một tiếng sau, ca nô trở về bến, lập tức các máy điện thoại của nhóm kia là chĩa ra với lời bình: "Hình như các đồng chí ấy đã về sau khi thong dong dạo lũ. Bà con khổ cứ mặc kệ, các đồng chí cứ phải làm nhiệm vụ ngắm cảnh của mình". Ca nô cập bến, hai người già co ro trong bộ áo mưa được các chiến sĩ bồng ra khỏi ca nô. Lúc này nhóm livestream sững lại, đưa máy quay đi chỗ khác. Các chiến sĩ không mấy quan tâm, tiếp tục làm nhiệm vụ của mình.

Từ thiện đúng cách   Bài 1: Khi lòng tốt cũng có thể gây tổn thương người khác
Từ thiện đúng cách   Bài 1: Khi lòng tốt cũng có thể gây tổn thương người khác

Đoàn từ thiện đến huyện Lệ Thủy, Quảng Bình và tắc ứ lại ở ngã ba Cam Liên khi không có tàu, ghe đưa vào làng (trái), quần áo cứu trợ bị vất lại ven đường do không dùng đến (phải).

Đôi khi các tổ chức từ thiện quyên góp, phân phát đồ còn chẳng thèm quan tâm xem những món quà của mình có phù hợp với người nhận được nó hay không, gây ra sự lãng phí. Năm 2016, trong đợt rét đậm rét hại ở Lào Cai, gần như nửa Hà Nội rủ nhau quyên áo ấm giúp người H'Mông. Rất nhanh sau đó, cũng là dân mạng phát hiện, người dân tộc hoàn toàn không mặc quần áo “viện trợ”. Anh Trần Văn Vĩ, Công ty Du lịch Hòa Bình kể: “Dân tộc H'Mông vốn là một tộc người sống khép kín và rất bí ẩn. Phụ nữ H'Mông, ai cũng biết thêu thùa may vá, tất cả đều là tự làm lấy. Họ tự hào về điều đó và phụ nữ người H'Mông sẽ chỉ mặc quần áo của mình làm ra, họ không mặc của ai kể cả cùng là người H'Mông”.

CÒN LẠI GÌ SAU MỖI ĐOÀN TỪ THIỆN?

Bác sĩ Hùng Ngô, làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai đã chia sẻ câu chuyện trên trang cá nhân của mình: "Lúc mang mấy bao gạo đến những gia đình nghèo nhất, mình đi vào ngõ qua những ngôi nhà cũng rách như nhau. Người dân ở đây hơn nhau chẳng đáng kể gì. Rồi có người trong nhà nói vọng ra: Từ thiện gì lắm thế, năm nay mấy đợt rồi đấy. Đó là một gia đình không thuộc danh sách phát quà. Sau này, lúc gặp cậu bí thư đoàn thanh niên, cậu này nhăn nhó bảo mấy hộ hục hặc nhau cũng chỉ vì việc này, mất hết cả tình làng nghĩa xóm. Các anh chị làm từ thiện đến rồi đi chứ có biết họ thế nào đâu".

Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền câu chuyện trưởng thôn Ngọa Cương, xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình bị một nhóm người trong thôn đánh đến nỗi nhập viện chỉ vì nghi ngờ chia tiền từ thiện không đều. Những tưởng bằng tấm lòng nhân ái, công tác từ thiện sẽ kết nối cộng đồng nhưng cuối cùng lại là những mâu thuẫn, nghi ngờ ngập tràn trong xóm làng và những người ở lại với những vết thương lòng.

Từ thiện đúng cách   Bài 1: Khi lòng tốt cũng có thể gây tổn thương người khác

Người dân thôn Ngọa Cương, xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình làm việc với nhau sau sự việc trưởng thôn bị đánh.

Với những hoạt động từ thiện tự phát, sau khi trao tiền, quà cho người được giúp đỡ, họ thường không có đủ thời gian để kiểm tra và theo dõi xem món quà, số tiền của mình có giải quyết được vấn đề hay cách người nhận được sử dụng tiền như thế nào.

Chắc hẳn nhiều người vẫn chưa thể quên câu chuyện cậu bé Hào Anh 5 năm trước. Từ một cậu bé 14 tuổi bị bạo hành, không ai ngờ chỉ sau đó 4 năm, khi tròn 18 tuổi, Hào Anh đã tiêu hết sạch số tiền 800 triệu từ các nhà hảo tâm, để rồi vào tù năm 19 tuổi vì tội trộm cắp. Tại thời điểm đó đã xảy ra rất nhiều cuộc tranh cãi về trường hợp Hào Anh. Đa số mọi người cho rằng nguyên nhân sự trượt dốc của Hào Anh đến từ sự thiếu quan tâm của gia đình và xã hội, chúng ta có thể quyên góp cho cậu bé 800 triệu để cải thiện cuộc sống nhưng lại quên mất đứa trẻ 14 tuổi đó đã trải qua cú shock tâm lý như nào, nhưng không ai để tâm đến việc giúp cậu bé hồi phục tâm lý sau sang chấn, chúng ta cũng quên việc phải dạy một cậu bé 14 tuổi phải trưởng thành như thế nào, có trách nhiệm với xã hội và sử dụng tiền ra sao.

Từ thiện đúng cách   Bài 1: Khi lòng tốt cũng có thể gây tổn thương người khác

Hào Anh, từ cậu bé bị bạo hành đến phạm tội trộm cắp. (Ảnh: Kênh14)

Còn rất nhiều trường hợp như Hào Anh ngoài kia. Một hộ nghèo ở xã Du Già, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang bị trận lũ lịch sử năm 2004 cuốn mất nhà. Các tổ chức từ thiện ở Hà Nội gửi tiền giúp họ dựng lại nhà. Nhưng lý do tiền không đủ, họ dựng nhà tạm và dùng tiền mua cái Wave Tàu để chạy đường núi. Không lâu sau, con trai nhà này bị ngã gãy chân do đi Wave Tàu lên rẫy. Một gia đình khác ở xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An, được tổ chức từ thiện góp tiền giúp chữa bệnh cho con. Con khỏi ốm, họ viết thư xin tiền tiếp để xây nhà tắm…

Nếu dùng tiền làm từ thiện, người nhận sẽ lấy nghèo đói làm sự mưu sinh. Một cảnh bắt gặp thường thấy nếu bạn lên Sapa, đấy là những du khách, người thì khoác một bịch ni lông kẹo to tướng, người thì cầm một xếp các tờ 2.000 đồng. Họ luôn tay phân phát kẹo và tiền cho trẻ em dân tộc, mồ hôi lấm tấm trên trán dù ở cổng làng người ta đã dán các khuyến cáo đề nghị du khách không cho trẻ kẹo và tiền, vì chúng sẽ bỏ học để đứng ngoài đường đón khách, tự biến bản thân thành ăn mày. Những đứa trẻ này, thay vì dành thời gian lên lớp, đã bỏ thời gian ra đứng xếp hàng trên các con đường mong nhận được vài tờ tiền lẻ từ các du khách.

Từ thiện đúng cách   Bài 1: Khi lòng tốt cũng có thể gây tổn thương người khác

Những đứa trẻ Sapa đứng chờ xin tiền từ khách du lịch và các đoàn từ thiện.

“Các hoạt động từ thiện tự phát thiếu tổ chức gây không chỉ tổn thương cho những người trực tiếp chịu trách nhiệm công việc đó mà còn làm ảnh hưởng đến niềm tin xã hội của toàn bộ hệ thống trợ giúp mà chúng ta giăng ra với những nỗ lực cao nhất cho công việc thiện nguyện này” - PGS.TS Trịnh Hoà Bình, chuyên gia xã hội học chia sẻ.

Bài: Hạ An
Ảnh: Sưu tầm

Xem phiên bản di động