e magazine
31/05/2022 09:58
"Trường là ngôi nhà thứ hai của tôi"

31/05/2022 09:58

Sau 2 năm “chiến đấu” với bệnh tật của chồng, từ chỗ không còn tia hy vọng, cô giáo Nguyễn Thị Hải Yến (Trường Mầm non Chùa Hang, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đã vượt qua nghiệt ngã của số phận để truyền cảm hứng cho những ai còn bi quan về cuộc đời.
“Rơi vào hoàn cảnh khó khăn, em không có con đường nào khác ngoài đi lên"

2 năm “chiến đấu” với bệnh tật của chồng, từ chỗ không còn tia hy vọng, cô giáo Nguyễn Thị Hải Yến đã vượt qua nghiệt ngã của số phận để truyền cảm hứng cho những ai còn bi quan về cuộc đời.

“Hoàn cảnh như miệng giếng, em không thể đi ngang mà chỉ đi lên”

Cô Nguyễn Thị Hải Yến phụ trách lớp Nhà trẻ 24 - 36D3, Trường Mầm non Chùa Hang, TP Thái Nguyên. Ngày 12/6/2020, cuối giờ làm việc, cô nhận được tin sét đánh: Chồng cô - anh Hiếu bị tai nạn điện phải cấp cứu. Lao đến bệnh viện, cô bàng hoàng khi nghe bác sĩ thông báo chồng mình hầu như không có cơ hội sống sót.

Không cam chịu số phận, Hải Yến xin chuyển chồng đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) để điều trị nhưng tại đây, hi vọng vẫn rất mong manh.

“Tôi chỉ biết khóc. 6 ngày túc trực bên chồng thật khủng khiếp. Tôi không tắm rửa, hầu như không ăn. Đứng ngoài phòng bệnh, tôi bất lực nhìn chồng đang… chết dần. Đến ngày thứ 6, bác sĩ thông báo tình trạng ngừng phổi, ngừng tim sẽ khiến anh ấy phải sống thực vật, suy giảm 99% sức khỏe. Anh ấy hoàn toàn phải nhờ máy trợ thở. Bác sĩ khuyên tôi đưa chồng về nhà để có hơi ấm gia đình” - Hải Yến đau lòng nhớ lại.

“Hoàn cảnh như miệng giếng, em không thể đi ngang mà chỉ đi lên”

Gia đình hạnh phúc của Hải Yến khi chưa gặp biến cố. Ảnh: NVCC

Xác định phải cứu chồng bằng mọi giá, Hải Yến đưa chồng về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Nguyên điều trị. Bất ngờ và may mắn là 3 tháng sau, anh Hiếu tỉnh lại, gọi tên mẹ, vợ, con, có thể nhấc tay lên, mỉm cười và cai máy thở. Để chồng mau khỏe lại, Yến sẵn lòng vượt hàng trăm cây số đường rừng để tìm thuốc chữa trị cho anh Hiếu.

Khi chồng được xuất viện, Hải Yến mừng không tả xiết. Nhưng chưa được bao lâu, anh Hiếu bị biến chứng não, lên cơn co giật thần kinh. Cơ thể lúc nào cũng co quắp. Anh vật vã với những cơn tăng trương lực cơ, gồng cứng, người lúc nào cũng đầm đìa mồ hôi. Có những cơn kéo dài từ 15 đến 20 tiếng làm anh đau vật vã, khiến cả nhà như cắt từng khúc ruột. Căn bệnh đó không thuốc nào chữa được.

“3 năm nay, tôi chỉ ước một điều giản đơn là được ngủ liền mạch 5 tiếng đồng hồ/ngày. Chồng tôi không ngủ đêm bao giờ. Đôi mắt anh đỏ lên vì thức quá nhiều và không còn nhìn thấy gì. Anh không thể thở bằng mũi mà phải thở bằng cổ. Anh không tự nhai nuốt được, dạ dày mất chức năng nên phải ăn xông. Đôi chân liệt cứng, co quắp. Đôi tay không duỗi được… Có người nhìn thấy hình dạng của chồng tôi thì sợ hãi. Nhưng tôi luôn yêu thương, trò chuyện, săn sóc chồng như những ngày chưa xảy ra biến cố” – Hải Yến tâm sự.

“Hoàn cảnh như miệng giếng, em không thể đi ngang mà chỉ đi lên”

Nguyễn Thị Hải Yến và con chăm sóc chồng bệnh tật. Ảnh: NVCC

Để chạy chữa cho chồng, gia đình Hải Yến phải bán cả nhà xưởng sản xuất, đất đai. Chi phí chăm sóc, điều trị cho chồng hàng chục triệu đồng/tháng chỉ còn 2 người phụ nữ lo toan.

“Mẹ tôi dậy từ 3 giờ sáng để kiếm tiền trang trải cho gia đình. Tôi cũng học để trở thành “y tá" chăm sóc chồng thật tốt. Có lần, ống xông thức ăn bị vỡ, bác sĩ đi chống dịch ở miền Nam không hỗ trợ được. Tôi tìm hiểu và tự mua ống, thuốc tê, kim khâu về làm. Lần đầu tiên có chút lo lắng. Sau đó, tôi có thể tự làm thủ thuật thay ống xông dạ dày, thay ống tiểu cho chồng. Hiện tại, sức khỏe của anh đã ổn định và không phải đi viện thường xuyên như trước. Tôi cũng nghiên cứu chế độ cháo xay với những loại thực phẩm bổ dưỡng nhất để bồi bổ sức khỏe cho anh” – Hải Yến kể.

“Hoàn cảnh như miệng giếng, em không thể đi ngang mà chỉ đi lên”

“Hoàn cảnh như miệng giếng, em không thể đi ngang mà chỉ đi lên”

Thời gian đầu, Hải Yến thật sự áp lực. Đêm, vừa nằm chợp mắt thì con nhỏ quấy khóc. Vừa đi làm, vừa chăm chồng, vừa đưa đón hai con đi học khiến Hải Yến kiệt sức. Có ngày, vì bất lực, Hải Yến không biết làm gì liền đập vỡ một chiếc bát.

“Bình tâm lại, tôi nghĩ rằng tất cả những chuyện xảy đến với mình đều do số phận. Hoàn cảnh như một cái giếng, tôi không thể đi ngang được mà chỉ cố gắng đi lên. Tôi không còn con đường khác để lựa chọn. Có lúc, đi họp ở trường tôi cũng ngủ gật, sau đó, tôi tự chấn chỉnh bản thân, sắp xếp hợp lý để không ảnh hưởng đến công việc. Nhà trường, Công đoàn động viên rất nhiều, cho tôi tinh thần vững chãi để tập trung vào công việc. Chính trong 2 năm chăm sóc chồng bệnh tật, tôi đã hoàn thành công việc với thành tích cao” - Hải Yến chia sẻ.

Trong thời gian trẻ nghỉ học không đến trường, các cô giáo phải xây dựng video, phối hợp với các bậc phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ. Video do Hải Yến xây dựng được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên lựa chọn làm video mẫu, gửi về Vụ Giáo dục mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo). Hải Yến cũng được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên lựa chọn là báo cáo viên chia sẻ về cách xây dựng video cho giáo viên mầm non trong toàn tỉnh.

Ngoài công việc chính là giảng dạy, chăm sóc gia đình, Hải Yến còn tham gia nhóm tuyên truyền viên về an toàn giao thông của tỉnh. Công việc của Hải Yến là tham gia thực hiện các buổi tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho học sinh trong các nhà trường. Năm học 2020 - 2021, Hải Yến đã được Trường Mầm non Chùa Hang bình bầu là tấm gương điển hình tiên tiến, “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”.

Ngoài giờ làm việc, Hải Yến còn bán quần áo, quà vặt, tham gia viết tiểu phẩm và biên đạo cho các cháu thiếu nhi để có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống gia đình. Nghỉ hè, Hải Yến tranh thủ đi làm công nhân. Mỗi ngày chỉ ngủ 2 đến 3 tiếng đồng hồ, làm việc liên tục nhưng Hải Yến luôn giữ trên môi nụ cười.

“Có thời điểm, tôi kiệt sức và phải đi dưỡng bệnh. Trở về nhà, mọi thứ đảo lộn, không khí gia đình buồn rầu, lo lắng. Thấy vậy, tôi không dám ốm nữa. Từ khi chăm chồng đến nay, tôi tăng 6kg. Tôi tự dặn mình: "Phải khỏe mạnh mới bế được chồng và làm được nhiều việc khác". Tôi là người dân tộc Tày, sinh ra ở một vùng quê nghèo khó. Vì hoàn cảnh, tôi từng thi trượt tốt nghiệp cấp 3. Nhưng tôi đam mê và thi trung cấp mầm non. tôi vẫn hay nói với các bạn: Học không giỏi không có nghĩa là làm việc không giỏi. Và tôi chứng minh điều đó bằng thực tế. Bây giờ, dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu tôi vẫn luôn giữ cho mình một tâm thế tươi tắn nhất” - Hải Yến nói.

“Hoàn cảnh như miệng giếng, em không thể đi ngang mà chỉ đi lên”Lãnh đạo, Công đoàn và gia đình đồng nghiệp của Hải Yến thường xuyên đến thăm hỏi, động viên. Ảnh: NVCC
“Rơi vào hoàn cảnh khó khăn, em không có con đường nào khác ngoài đi lên"

Thời gian Hải Yến chăm chồng ở ở bệnh viện, nhà trường, Công đoàn nhà trường thường xuyên đến thăm. Thậm chí, chồng của đồng nghiệp cũng thay nhau túc trực, chăm sóc chồng Yến như người nhà, giúp cô có thêm thời gian nghỉ ngơi. Giáo viên trong trường luân phiên đến bệnh viện động viên tinh thần. Thỉnh thoảng, anh Hiếu phải đi bệnh viện thì đều được gia đình đồng nghiệp của Hải Yến hỗ trợ.

“Hoàn cảnh như miệng giếng, em không thể đi ngang mà chỉ đi lên”

Cô Nguyễn Thị Kim Ngân - Hiệu trưởng Trường Mầm non Chùa Hang cho biết, nhà trường và Công đoàn luôn tạo điều kiện hỗ trợ tối đa để Hải Yến yên tâm gắn bó với Trường. Ảnh: THU CHINH

Đồng chí Trần Thị Huyền - Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Chùa Hang nói với chúng tôi: “Từ một người vui tươi, hoạt bát, Yến trở nên ít nói, sống khép mình. Chúng tôi không khỏi xót xa. Làm thế nào để Yến trở lại vui tươi hơn, chúng tôi hiểu rằng phải luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ cô về tinh thần. Sau cú sốc tinh thần quá lớn, Yến đã nghĩ tới chuyện bỏ công việc để ở nhà chăm chồng. Nhưng chúng tôi - những người đồng nghiệp, người chị, người em, người bạn hằng ngày dành thời gian để động viên cô đứng dậy. Những món quà tinh thần được nhà trường, Công đoàn, chị em đồng nghiệp gửi tới gia đình Hải Yến vào những dịp đặc biệt như Tết Trung thu, Tết Nguyên đán… Chúng tôi tự nhủ sẽ cùng nhau bù đắp, động viên cô, gia đình và đặc biệt là hai cháu nhỏ. Nhà trường luôn tạo điều kiện về tinh thần, ngày công, ngày nghỉ, giờ giấc để cô chăm sóc chồng".

“Hoàn cảnh như miệng giếng, em không thể đi ngang mà chỉ đi lên”
Nguyễn Thị Hải Yến tham gia Hội thi "Giáo viên dạy giỏi" cấp thành phố. Ảnh: NVCC

Vào Ngày 8/3, 20/10, tập thể Trường Mầm non Chùa Hang cùng nhau chuẩn bị món quà tinh thần đặc biệt, ý nghĩa gửi tặng Hải Yến. Món quà tuy nhỏ bé về vật chất nhưng đã giúp cho Hải Yến thêm lạc quan, vững vàng để chăm sóc cho gia đình thân yêu của mình.

Với Hải Yến, nhà trường, Công đoàn luôn dành những món quà bất ngờ cho mẹ con cô. Đồng nghiệp còn đưa cả chồng, con đến chơi, tặng quà cho chồng cô và các con.

“Tôi cảm thấy đây là ngôi nhà của mình. Khi tôi lâm vào hoàn cảnh khó khăn, đồng nghiệp ai cũng sẵn sàng chia sẻ không chỉ một mà còn nhiều lần. Tôi ái ngại, không muốn nhận nhưng mọi người động viên rằng: "Đã là ngôi nhà thì tình yêu thương là không có mức hạn". Tình cảm của mọi người đã tiếp cho tôi động lực. Trong 2 năm qua, chưa giây phút nào gia đình tôi vơi đi sự quan tâm của nhà trường và Công đoàn. Đó là lý do vì sao tôi không rời xa ngôi nhà này. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc trong một tập thể đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Tôi là giáo viên được nhà trường quan tâm nhiều nhất” - Yến xúc động nói.

NGỌC THỊNH

Đồ họa:AN NHIÊN

Xem phiên bản di động