e magazine
06/12/2021 12:43
Trong khó khăn, vai trò của tổ chức Công đoàn được thể hiện nổi bật

06/12/2021 12:43

Năm 2021, trong bối cảnh phức tạp của dịch bệnh, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Chính phủ, ban hành các chính sách hỗ trợ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động. Đồng thời các cấp công đoàn có nhiều hoạt động nổi bật, sáng tạo, bám sát tình hình thực tiễn công tác phòng, chống dịch để hỗ trợ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động.

Trong khó khăn, vai trò của tổ chức Công đoàn được thể hiện nổi bậtToàn cảnh Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 24 (khoá XII) diễn ra sáng 6/12/2021

Trong khó khăn, vai trò

của tổ chức Công đoàn

được thể hiện nổi bật

Năm 2021, trong bối cảnh phức tạp của dịch bệnh, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Chính phủ, ban hành các chính sách hỗ trợ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động. Đồng thời các cấp công đoàn có nhiều hoạt động nổi bật, sáng tạo, bám sát tình hình thực tiễn công tác phòng, chống dịch để hỗ trợ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động.

Tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 24 (khoá XII) diễn ra sáng 6/12/2021, ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trong năm 2021 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, sinh kế, đời sống của Nhân dân, tác động trực tiếp đến đời sống, việc làm của công nhân, viên chức, lao động.

“Số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất, giải thể tăng, có trên 2 triệu công nhân lao động phải nghỉ việc, giãn việc, nghỉ luân phiên, mất việc làm. Số lượng người lao động đăng ký hưởng Bảo hiểm xã hội một lần có xu hướng gia tăng, tiềm ẩn nhiều hệ lụy liên quan đến quyền lợi của người lao động”, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết.

Cũng theo ông Hải, tính đến hết tháng 10/2021, có hơn 700 nghìn lao động hưởng Bảo hiểm xã hội một lần, tăng 5,45% so với cùng kỳ năm 2020.

Gần 6.000 tỷ đồng hỗ trợ

đoàn viên, người lao động

Trong khó khăn, vai trò của tổ chức Công đoàn được thể hiện nổi bật

Ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá: "Đội ngũ cán bộ công đoàn tận tụy, bám sát cơ sở, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người lao động, trực tiếp tổ chức, tham gia các hoạt động chăm lo đời sống, hỗ trợ cho công nhân, lao động, các nhiệm vụ của công tác phòng, chống dịch bệnh; tổ chức kịp thời các hoạt động an sinh, đảm bảo người lao động duy trì cuộc sống".

Trong bối cảnh đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Đồng thời bám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, nhằm hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho người lao động, doanh nghiệp với phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành và triển khai các gói hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng cho lực lượng y tế nơi tuyến đầu chống dịch, công nhân, lao động tại các doanh nghiệp đang thực hiện “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến”; tặng sổ tiết kiệm công đoàn cho con đoàn viên bị mồ côi do Covid-19; ban hành văn bản về việc lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn, miễn đóng đoàn phí công đoàn đối với đoàn viên gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19,…

Trong khó khăn, vai trò của tổ chức Công đoàn được thể hiện nổi bật

Ông Nguyễn Phi Thường, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội trao "Túi An sinh Công đoàn" cho người lao động khó khăn trong đại dịch Covid-19.

Ông Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, tính đến ngày 02/12/2021, công đoàn các cấp đã chi và đang triển khai thủ tục chi hỗ trợ đoàn viên, người lao động và các lực lượng tuyến đầu chống dịch từ nguồn tài chính công đoàn và nguồn xã hội hóa với tổng số tiền gần 6.000 tỷ đồng.

Trong đó chi trực tiếp hỗ trợ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 hơn 1.803 tỷ đồng; chi ủng hộ và vận động ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19, chuyển về Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hơn 464 tỷ đồng; chi ủng hộ và vận động ủng hộ vào Quỹ Vắc xin phòng, chống Covid-19 gần 338 tỷ đồng; chi hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19 từ nguồn tài chính công đoàn hơn 254 tỷ đồng; chi hỗ trợ đoàn viên, người lao động tham gia thực hiện “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến” ước tính gần 1.000 tỷ đồng; chi trực tiếp tại các công đoàn cơ sở theo các mức ban hành chung đối với người lao động khó khăn hơn 1.396 tỷ đồng; chi gói hỗ trợ túi "An sinh Công đoàn” với số tiền gần 400 tỷ đồng.

Triển khai Nghị quyết 128 của Chính phủ quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành văn bản về việc hỗ trợ kinh phí để công đoàn cơ sở phối hợp với doanh nghiệp tổ chức phương tiện đón công nhân, lao động quay lại doanh nghiệp làm việc tại 4 địa phương (TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An).

Trong khó khăn, vai trò của tổ chức Công đoàn được thể hiện nổi bật

Công đoàn tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ công nhân lao động khó khăn do dịch Covid-19

Các gói hỗ trợ nhanh chóng

đi vào đời sống

Bà Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Tây Ninh cho rằng trong tình hình dịch bệnh phức tạp, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có nhiều chính sách đáp ứng niềm mong mỏi của đoàn viên, người lao động.

Còn bà Trần Thị Diệu Thuý, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM đánh giá cao tính kịp thời, hiệu quả của các chính sách hỗ trợ đoàn viên, người lao động do Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành. "Các chính sách hỗ trợ được đưa ra, chỉ trong vòng 1 tuần, gói hỗ trợ đã đến tay người lao động", bà Thuý nói.

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, năm 2021 là một năm nhiều khó khăn, chưa có tiền lệ, nhìn chung đoàn viên, công nhân lao động đã chia sẻ với doanh nghiệp, đồng hành với Chính phủ; cán bộ công đoàn ngày đêm trăn trở, chia sẻ với anh em công nhân lao động.

Ông Hiểu nhấn mạnh: “Trong khó khăn, hình ảnh, vị thế, vai trò của tổ chức Công đoàn được thể hiện một cách nổi bật. Các gói hỗ trợ phủ kín đối tượng, đi vào đời sống nhanh hơn”.

Trong khó khăn, vai trò của tổ chức Công đoàn được thể hiện nổi bật

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Nhiều mô hình sáng tạo

trong đại dịch

Ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá, trong năm 2021, tổ chức Công đoàn có nhiều mô hình sáng tạo trong công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ đoàn viên, người lao động, phát huy hiệu quả, được cấp ủy, chính quyền, người lao động, người sử dụng lao động đánh giá cao như: "Siêu thị 0 đồng"; "Xe buýt siêu thị 0 đồng", "Túi An sinh xã hội", "Túi thuốc cho F0"; "Suất cơm nghĩa tình hỗ trợ các hộ khó khăn, lực lượng phòng chống dịch"; mô hình "Đi chợ cho đoàn viên",...

Phát huy tối đa công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo điều hành, tuyên truyền phòng, chống dịch và kêu gọi huy động các nguồn lực xã hội cùng tổ chức Công đoàn chăm lo cho người lao động nên nhiều doanh nghiệp, nhà hảo tâm tin tưởng hỗ trợ qua kênh của tổ chức Công đoàn.

Trong khó khăn, vai trò của tổ chức Công đoàn được thể hiện nổi bật

Công nhân lao động xếp hàng đi "Siêu thị 0 đồng" tại Bắc Giang

Bên cạnh đó, Công đoàn đã tích cực phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức triển khai, giám sát việc triển khai thực hiện các chính sách, các gói hỗ trợ đối với người lao động, đảm bảo minh bạch, đúng đối tượng; kiến nghị, đề xuất chính quyền địa phương ban hành một số chính sách đặc thù hỗ trợ người lao động và đẩy nhanh việc tiêm vắc xin cho công nhân; phối hợp với người sử dụng lao động để có giải pháp bảo vệ việc làm, thu nhập của người lao động.

Các cấp công đoàn tham mưu tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo cấp ủy, chính quyền với người lao động và doanh nghiệp, bàn giải pháp để khôi phục, ổn định sản xuất, đưa người lao động quay trở lại làm việc; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng giúp mỗi đoàn viên, người lao động nâng cao ý thức về phòng, chống dịch trong "trạng thái bình thường mới", không tự phát rời nơi cư trú để về quê, phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch tái phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, phối hợp với chính quyền, người sử dụng lao động tổ chức đón người lao động trở lại làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kĩ năng nghề để đảm bảo việc làm cho người lao động.

Ý YÊN

Xem phiên bản di động