e magazine
01/10/2020 17:05
Triển khai thi hành Luật An toàn vệ sinh lao động - Kết quả, hạn chế và giải pháp

01/10/2020 17:05

Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) ra đời đã xây dựng hành lang pháp lý, góp phần bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động (NLĐ). Luật đã phân tách rõ quyền và nghĩa vụ của các cá nhân; quyền và trách nhiệm của các tổ chức có liên quan, trong đó có quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn Việt Nam với công tác ATVSLĐ. Bài viết dưới đây đề cập tới vai trò của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương trong công tác này.

CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG - KẾT QUẢ, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP

Luật ATVSLĐ ra đời đã xây dựng hành lang pháp lý, góp phần bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động (NLĐ). Luật đã phân tách rõ quyền và nghĩa vụ của các cá nhân; quyền và trách nhiệm của các tổ chức có liên quan, trong đó có quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn Việt Nam với công tác ATVSLĐ. Bài viết dưới đây đề cập tới vai trò của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương trong công tác này.

Công tác triển khai thi hành luật an toàn vệ sinh lao động    kết quả, hạn chế và giải pháp

Chủ động xây dựng Luật, các văn bản dưới Luật

Tổ chức Công đoàn Việt Nam đã chủ động tham gia xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật, xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, tập huấn cán bộ công đoàn làm công tác ATVSLĐ; chú trọng tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ tại doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước góp phần bảo vệ sức khoẻ và tính mạng cho NLĐ. Trong đó, các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương (và tương đương) đã có những đóng góp rất quan trọng trong việc tổ chức thực hiện và chỉ đạo triển khai tốt quyền, trách nhiệm trong công tác này.

Là đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, vừa phải thực hiện các nhiệm vụ của địa phương, ngành, LĐLĐ các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương đã khẳng định vai trò và trách nhiệm của mình đối với NLĐ trong công tác ATVSLĐ. Hằng năm đều xây dựng kế hoạch, hướng dẫn chỉ đạo và tổ chức trên 3.000 cuộc tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ công đoàn cùng cấp, vận động NLĐ chấp hành quy định của pháp luật về ATVSLĐ.

Các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương đã chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn và các văn bản hướng dẫn thi hành; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi bổ sung chính sách, pháp luật về công tác ATVSLĐ có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ địa phương, ngành. Tham gia, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước của địa phương, ngành thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ trên 2.000 cuộc/năm, tham gia điều tra tai nạn lao động (TNLĐ) phát hiện kịp thời các vi phạm pháp luật, chế độ chính sách về ATVSLĐ đối với NLĐ.

Công tác triển khai thi hành luật an toàn vệ sinh lao động    kết quả, hạn chế và giải pháp
Công tác triển khai thi hành luật an toàn vệ sinh lao động    kết quả, hạn chế và giải pháp
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì hội thảo. 50 đại biểu là cán bộ công đoàn làm công tác ATVSLĐ tại các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương tham dự Hội thảo “Các giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ” do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.

Bên cạnh đó, chỉ đạo tổ chức triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết, hướng dẫn của Ban Chấp hành và Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam trong công tác ATVSLĐ. Phát động phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ, đặc biệt là tổ chức rộng khắp phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm ATVSLĐ” đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Theo số liệu tổng hợp năm 2019 của các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, 131 tập thể đã được tặng Cờ thi đua, trên 1.000 tập thể và cá nhân được tặng Bằng khen, trên 1.300 tập thể, cá nhân được tặng Giấy khen do có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào này.

LĐLĐ các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương cũng chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn, đặc biệt là công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động thành lập, ban hành quy chế hoạt động, quản lý và hướng dẫn phương pháp hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Tuy có biến động thường xuyên, nhưng đến năm 2019, trên toàn quốc vẫn có khoảng 200.000 an toàn vệ sinh viên hoạt động tại cơ sở, tham gia đóng góp lớn vào công tác ATVSLĐ, góp phần giảm thiểu TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN) tại các doanh nghiệp.

Tại Hội thảo "Các giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ” do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức ngày 15/5/2020 tại Hà Nội, đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh: “Bảo vệ NLĐ trước tiên là bảo vệ tính mạng, sức khỏe của họ. Đảm bảo ATVSLĐ là công tác vô cùng quan trọng của tổ chức Công đoàn và cần được tiếp tục quan tâm sâu sắc trong thời gian tới”. Đồng chí cũng đề nghị các cấp công đoàn cần xác định vai trò, nhiệm vụ của cấp mình để tổ chức triển khai thực hiện công tác này một cách hiệu quả.

Công tác triển khai thi hành luật an toàn vệ sinh lao động    kết quả, hạn chế và giải pháp
Bà Trần Thị Kim Anh, Trưởng ban Chính sách pháp luật Công đoàn Viên chức Việt Nam khai mạc Hội nghị tuyên truyền về Luật An toàn, vệ sinh lao động và tư vấn pháp luật Luật Lao động do Công đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.

Một số tồn tại, hạn chế và giải pháp khắc phục

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, quá trình tổ chức triển khai thực hiện công tác ATVSLĐ của các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng bộc lộ một số hạn chế. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ một số LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát công tác ATVSLĐ; việc bố trí nguồn lực dành cho công tác ATVSLĐ chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới, cán bộ và bộ phận phụ trách công tác ATVSLĐ tại các đơn vị chưa được bố trí ổn định.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về ATVSLĐ cho cán bộ công đoàn tại một số địa phương, ngành còn chưa được chú trọng; công tác tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về ATVSLĐ chưa tập hợp, phản ánh hết được tâm tư, ý chí, nguyện vọng của đông đảo công nhân, viên chức và NLĐ. Công tác tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLĐ và điều tra TNLĐ chưa phát huy được vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn.

Công tác quản lý, hướng dẫn hoạt động; phối hợp thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên chưa được quan tâm chỉ đạo sát sao, bài bản; phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ chưa được quan tâm phát động và phát triển đều khắp...

Công tác triển khai thi hành luật an toàn vệ sinh lao động    kết quả, hạn chế và giải pháp
Đoàn giám sát Tổng LĐLĐ Việt Nam khảo sát thực tế điều kiện làm việc của công nhân lao động và tình hình thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp có đông lao động của tỉnh Bắc Giang.

Phát huy kết quả, khắc phục những hạn chế nêu trên, đưa công tác ATVSLĐ của các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương đạt hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới; theo chúng tôi, cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau đây:

1. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, bố trí nguồn lực đủ mạnh đối với công tác ATVSLĐ. Ưu tiên bố trí ổn định cán bộ chuyên trách, bộ phận làm công tác ATVSLĐ được đào tạo chuyên ngành về bảo hộ lao động hoặc chuyên ngành kỹ thuật, có kinh nghiệm; thường xuyên tập huấn cập nhật kiến thức, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng về công tác ATVSLĐ cho đội ngũ cán bộ làm công tác ATVLĐ.

2. Đẩy mạnh công tác quản lý, hướng dẫn hoạt động và phối hợp thành lập, kiện toàn mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Hằng năm hoặc định kỳ tổ chức Hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi cấp mình nhằm đẩy mạnh và phát triển rộng khắp hoạt động của mạng lưới, phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ.

3. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các mô hình điển hình, cách làm hay trong công tác ATVSLĐ ở công đoàn các cấp, đặc biệt là công đoàn cơ sở. Nâng cao hiệu quả và đổi mới công tác phát động phong trào thi đua, phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ, tạo sức lan tỏa và huy động sự tham gia của đông đảo NLĐ.

Ngay sau khi Luật ATVSLĐ được Quốc hội thông qua, với chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định trong công tác ATVSLĐ, công đoàn các cấp đã coi công tác ATVSLĐ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và tập trung chỉ đạo triển khai tích cực, hiệu quả.

Bài: Phạm Văn Vinh

Ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam

Đồ họa: Hoàng Hà

Xem phiên bản di động