Thứ ba 06/06/2023 20:35
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028

Triển khai Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển TP. Hồ Chí Minh

Tiêu điểm - HỒNG MINH

Sáng 16/01, tại TP. HCM, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30/12/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP. HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Khai mạc Hội nghị toàn quốc Nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Trung ương 6, khóa XIII

Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp tại Hội trường TP. HCM kết hợp trực tuyến đến các điểm cầu của TP.

Chủ trì Hội nghị gồm các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM; Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Triển khai Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển TP. Hồ Chí Minh

Ủy viên Bộ Chính trị - Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Võ Văn Thưởng cùng các lãnh đạo chủ trì hội nghị. Ảnh: TL

Cùng dự Hội nghị có nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; các đại biểu là nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo các tỉnh thành.

Xây dựng và phát triển TP. HCM là nhiệm vụ chính trị quan trọng

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nêu rõ, Đảng bộ TP.HCM cần chủ động phối hợp với các cấp ủy, tổ chức đảng trong cả nước, nhất là các địa phương vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trong điểm phía Nam tổ chức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nghiên cứu, học tập, quán triệt sâu sắc nội dung Nghị quyết với nhiều hình thức phong phú, thiết thực. Qua đó, nâng cao và thống nhất nhận thức “Xây dựng và phát triển TP. HCM văn minh, hiện đại là nhiệm vụ chính trị quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị, nhất là Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thành phố với phương châm: TP. HCM vì cả nước - Cả nước vì TP. HCM".

Triển khai Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển TP. Hồ Chí Minh

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: TL

Phấn đấu xây dựng TP. HCM xứng đáng với vị thế, vai trò là “trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước, có sức lan toả, thúc đẩy phát triển vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; sớm trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á và châu Á, có năng lực cạnh tranh toàn cầu”.

Riêng TP. HCM, Thành ủy phải chỉ đạo, sớm tổ chức sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ và Nhân dân về thực hiện Nghị quyết, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống cách mạng, anh hùng, đi đầu đổi mới, năng động, sáng tạo của TP. HCM trong xây dựng, phát triển Thành phố hôm nay.

Nghị quyết 31 có tính lịch sử, tạo ra bước ngoặt mới cho TP. HCM

Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên cho biết, ngay sau khi Nghị quyết 31 của Bộ chính trị được ban hành, dư luận trong nước đã quan tâm, đón nhận hết sức nồng nhiệt. TP. HCM có nhiều sự phấn khởi, đầy niềm tin và hy vọng.

Theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, trước Nghị quyết 31, Bộ Chính trị đã ban hành 3 nghị quyết quan trọng cho TP. HCM: Nghị quyết 01 vào năm 1982, Nghị quyết 20 vào năm 2002 và Nghị quyết 16 vào năm 2012. Qua 40 năm thực hiện 3 Nghị quyết của Bộ Chính trị, vai trò, tầm vóc của TP. HCM ngày càng được khẳng định rõ. Nhưng trong quá trình thực hiện để nghị quyết đi vào cuộc sống vẫn tồn tại những mặt hạn chế mà Bộ Chính trị qua sơ kết, tổng kết đã chỉ rõ.

Nghị quyết 31 đã nêu bật các vấn đề vừa khái quát, vừa đủ rõ về những nhận định, đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị khóa XI, về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho thời kỳ mới, tạo tiền đề quan trọng cho TP. HCM phát huy tiềm năng, thế mạnh, huy động mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững.

Bí thư Thành ủy TP. HCM cũng khẳng định, Nghị quyết 31 đã xác định quan điểm và mục tiêu rõ hơn vị trí, sứ mệnh của Thành phố. Đó là không so sánh TP. HCM với cả nước, mà so sánh với các thành phố lớn trên thế giới, thực hiện điều này mới đưa Thành phố phát triển.

Triển khai Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển TP. Hồ Chí Minh
Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên báo cáo những nội dung chủ yếu của Nghị quyết 31. Ảnh: IT

Tại hội nghị, phó Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Hiếu đã thay mặt Thành ủy, trình bày chương trình hành động về việc thực hiện Nghị quyết 31 với 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Theo đó, Thành phố thực hiện việc nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất của toàn hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong triển khai thực hiện Nghị quyết 31. Quán triệt nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của Thành phố là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng trên cả nước. Hướng đến xây dựng Thành phố là trung tâm kinh tế tài chính, dịch vụ, văn hóa, giáo dục, đào tạo, công nghệ… của Đông Nam Á và châu Á.

Xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăng cao, như: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ thông tin, viễn thông, du lịch, logistics…

Chuyển đổi mô hình các khu công nghiệp, khu chế xuất theo hướng phát triển công nghệ cao, kinh tế số; phát triển đồng bộ các khu vực kinh tế. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực, xây dựng chính sách ưu đãi và xúc tiến đầu tư, chủ động thu hút có chọn lọc đầu tư trong và ngoài nước. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch, phát triển đô thị bền vững, đẩy mạnh xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng hiện đại...

Triển khai Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển TP. Hồ Chí Minh
Quận 1, TP. HCM. Ảnh: LH

Ngoài ra, theo Ủy viên Bộ Chính trị - Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Võ Văn Thưởng, Thành phố cần tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, xác định đây là nội dung then chốt, bảo đảm các cấp ủy, tổ chức đảng đoàn thực sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh; chủ động đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp; chú trọng công tác phát triển đảng và nâng cao chất lượng đảng viên; thường xuyên rà soát, sàng lọc và kiên quyết đưa ra khỏi Đảng đối với đảng viên không còn đủ tư cách.

20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW trong tổ chức Công đoàn 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW trong tổ chức Công đoàn

Ngày 2/12, Đoàn khảo sát Ban Chỉ đạo Trung ương Tổng kết Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX làm ...

Phát triển TP.HCM trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của châu Á Phát triển TP.HCM trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của châu Á

Mục tiêu đến 2030, TP.HCM là thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương có giải pháp phát triển nhà ở công nhân Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương có giải pháp phát triển nhà ở công nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong thời gian tới Chính phủ sẽ quyết liệt chỉ đạo triển khai Đề án xây dựng 1 ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Ăn sáng với doanh nghiệp - tạo cầu nối, thắp niềm tin

Tiêu điểm -

Sóc Trăng: Ăn sáng với doanh nghiệp - tạo cầu nối, thắp niềm tin

“Với cách làm này, những người dân như chúng tôi cảm thấy được gần gũi, như có sự đồng hành của lãnh đạo tỉnh trên con đường vượt khó, phát triển”...

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước

Dệt may là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Vậy, người lao động, doanh nghiệp được lợi gì từ TƯLĐTT ngành? Cùng lắng nghe chia sẻ của đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam trong Chương trình Talk Công đoàn.
Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được? Kinh tế tuần

Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được?

Ngày 24/05, chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã cho biết, sau hơn 1 tháng triển khai, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội (NOXH) vẫn chưa phát sinh dư nợ, nghĩa là chưa có đồng vốn nào được cho vay ra. Vậy điều gì khiến cho gói tín dụng có lãi suất ưu đãi hơn từ 1,5-2% lại không giải ngân được? Điểm tắc nghẽn nằm ở đâu? Và làm thế nào để thúc đẩy giải ngân gói tín dụng này trong thời gian tới góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu căn NOXH từ nay đến năm 2030?
3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi Tôi công nhân

3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi

Chương trình Tôi công nhân ngày hôm nay sẽ gợi ý 3 công việc phù hợp với người lao động (NLĐ) ở tuổi ngoài 40.
30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Công đoàn số

30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được thành lập đánh dấu sự đổi mới về nội dung hoạt động trong hệ thống Ngân hàng, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò mới của tổ chức Công đoàn - đại diện cho người lao động trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Đọc thêm

Xuất hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm H5N6 ở Bà Rịa - Vũng Tàu, tiêu huỷ hơn 10.000 con

Toàn cảnh -

Xuất hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm H5N6 ở Bà Rịa - Vũng Tàu, tiêu huỷ hơn 10.000 con

Ông Nguyễn Lương Trai, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, ngày 31/7 và 1/8 xuất hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm type A chủng H5N6 trên đàn gà nuôi của 2 hộ dân tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, với tổng đàn 10.500 con.

Thanh Hóa: Tặng bằng khen cho nam thanh niên cứu người giữa dòng lũ dữ

Toàn cảnh -

Thanh Hóa: Tặng bằng khen cho nam thanh niên cứu người giữa dòng lũ dữ

Hành động dũng cảm cứu người giữa dòng lũ dữ của anh Phạm Bá Huy đã được Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa tặng bằng khen.    

Sau bão số 3 gần 100 điểm sạt lở tại Thanh Hóa, quốc lộ 15C, 16A vẫn ách tắc

Toàn cảnh -

Sau bão số 3 gần 100 điểm sạt lở tại Thanh Hóa, quốc lộ 15C, 16A vẫn ách tắc

Nhiều điểm sạt lở với khối lượng đất đá lớn, trên các tuyến Quốc lộ 15C, 16A, 217…của tỉnh Thanh Hóa gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.

Sở Y tế Nghệ An công bố kết luận nguyên nhân sự cố chạy thận

Đời sống -

Sở Y tế Nghệ An công bố kết luận nguyên nhân sự cố chạy thận

Nhiều ngày sau sự cố chạy thận ở Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An, Sở Y tế tỉnh này đã có kết luận nguyên nhân chính là do hệ thống dẫn nước RO đến các máy có những điểm nối và gấp khúc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.    

Sẽ quy hoạch Phú Quốc trở thành khu kinh tế thay vì đặc khu kinh tế

Đời sống -

Sẽ quy hoạch Phú Quốc trở thành khu kinh tế thay vì đặc khu kinh tế

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản lấy ý kiến các bộ, ngành về việc triển khai quy hoạch đảo Phú Quốc theo định hướng khu kinh tế, theo đề nghị của UBND tỉnh Kiên Giang.

Khẩn trương tìm kiếm người mất tích, tiếp cận, ứng cứu các vùng bị cô lập

Toàn cảnh -

Khẩn trương tìm kiếm người mất tích, tiếp cận, ứng cứu các vùng bị cô lập

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo cử thêm 1 đoàn công tác của Bộ NN&PTNT vào huyện Quan Sơn, Thanh Hóa để phối hợp hỗ trợ khắc phục hậu quả mưa lũ.

Thanh Hóa, bản nghèo Xa Ná tan hoang sau lũ quét kinh hoàng

Đời sống -

Thanh Hóa, bản nghèo Xa Ná tan hoang sau lũ quét kinh hoàng 1

Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều huyện vùng cao của tỉnh Thanh Hóa có mưa lớn, gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản. Trong đó, bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (tỉnh Thanh Hóa) là nơi chịu hậu quả nặng nề nhất.    

Cà Mau: Hàng trăm căn nhà bị sập, tốc mái do ảnh hưởng của bão số 3

Đời sống -

Cà Mau: Hàng trăm căn nhà bị sập, tốc mái do ảnh hưởng của bão số 3

UBND huyện U Minh (Cà Mau) cho biết địa phương này có tới hàng trăm căn nhà bị sập, tốc mái, ngập nước do ảnh hưởng của bão số 3, tổng thiệt hại hàng tỷ đồng.

Thủ tướng chỉ đạo triển khai 8 nhiệm vụ cấp bách ứng phó thiên tai

Toàn cảnh -

Thủ tướng chỉ đạo triển khai 8 nhiệm vụ cấp bách ứng phó thiên tai

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả bão, mưa lũ, và triển khai 8 nhiệm vụ để ứng phó mưa lũ sau Bão số 3.

Bộ đội Biên phòng nỗ lực giải cứu một người bị lũ cuốn mắc kẹt trên ngọn cây

Toàn cảnh -

Bộ đội Biên phòng nỗ lực giải cứu một người bị lũ cuốn mắc kẹt trên ngọn cây

Lực lượng Bộ đội Biên phòng ở huyện Quan Sơn, Thanh Hóa, đang nỗ lực giải cứu một người dân bị nước lũ cuốn, mắc trên ngọn cây.