Trả lương dạy thêm giờ cho giáo viên: Gỡ rối bất cập, đảm bảo quyền lợi
Kinh tế - Xã hội

Trả lương dạy thêm giờ cho giáo viên: Gỡ rối bất cập, đảm bảo quyền lợi

Hồng Ngọc
Tác giả: Hồng Ngọc
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư mới hướng dẫn chế độ trả lương dạy thêm giờ cho nhà giáo công lập, nhằm tháo gỡ những vướng mắc của quy định hiện hành, đồng thời đưa ra nhiều điều chỉnh quan trọng nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của đội ngũ giáo viên trên cả nước.
Dự thảo Luật Nhà giáo: Tăng đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác

Những bất cập trong chế độ trả lương dạy thêm giờ

Sau hơn một thập kỷ áp dụng, Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC (Thông tư liên tịch số 07) về chế độ trả lương dạy thêm giờ cho nhà giáo đã bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn trong thực tiễn và chưa đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho đội ngũ sư phạm.

Trước yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng dự thảo Thông tư mới nhằm khắc phục những tồn tại này.

Trả lương dạy thêm giờ cho giáo viên: Gỡ rối bất cập, đảm bảo quyền lợi
Dự thảo Thông tư mới nhằm giải quyết vấn đề bất cập trong chế độ trả lương dạy thêm, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho giáo viên.

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cho biết, báo cáo từ 60/63 tỉnh/thành phố đã chỉ ra 4 vướng mắc chính khi triển khai Thông tư liên tịch số 07.

Thứ nhất,Luật Viên chức và Bộ luật Lao động quy định viên chức, người lao động được hưởng lương làm thêm giờ khi làm vượt định mức, nhưng Thông tư liên tịch số 07 lại ràng buộc việc chi trả với điều kiện “đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt” hoặc có nhà giáo nghỉ ốm, thai sản, đi công tác.

Thứ hai,số lượng nhà giáo được duyệt thực tế thường thấp hơn định mức của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tình trạng thừa - thiếu cục bộ theo môn học cũng phổ biến. Đặc biệt, giáo viên mầm non thường làm việc vượt xa 6 giờ/ngày (có thể đến 9-10 tiếng) nhưng không được tính thêm giờ do trường “đủ biên chế”.

Thứ ba, Thông tư liên tịch số 07 không quy định rõ cách quy đổi thời lượng tiết dạy (35-45 phút) sang giờ làm việc (60 phút) để tính số giờ dạy thêm tối đa.

Thứ tư, tiền lương 1 giờ dạy thêm tính bằng 150% tiền lương 1 giờ dạy, gây khó khăn cho việc chi trả, nhất là với giáo viên có hệ số lương cao. Kinh phí thường được giao theo biên chế, không đủ cho phần làm thêm.

Bên cạnh đó, đặc thù nghề nghiệp của nhà giáo (cần thời gian chuẩn bị bài, chấm chữa, đánh giá ngoài giờ lên lớp) khiến việc áp dụng máy móc quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định 145/2020/NĐ-CP về làm thêm giờ là không hoàn toàn phù hợp. Chính vì vậy, việc ban hành Thông tư mới là cần thiết để giải quyết vấn đề bất cập, phát sinh từ thực tiễn, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho nhà giáo.

Điều chỉnh điều kiện chi trả chế độ thêm giờ, hạn chế tình trạng giáo viên dạy vượt giờ, thiếu giờ

Dự thảo Thông tư mới (áp dụng cho các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trừ trường của lực lượng vũ trang) mang đến nhiều thay đổi quan trọng.

Dự thảo bỏ quy định về điều kiện chi trả chế độ thêm giờ cho giáo viên. Thay vào đó, chỉ quy định tổng số giờ dạy tối đa trong một năm học mà mỗi cơ sở giáo dục được chi trả thêm giờ. Tổng số giờ dạy thêm của tất cả nhà giáo không vượt quá giới hạn này của cơ sở. Trường hợp môn học không thể bố trí đủ người, hiệu trưởng báo cáo cấp trên để chi trả cho giáo viên dạy vượt giờ tối đa cá nhân.

Nội dung này nhằm đảm bảo quyền lợi làm thêm giờ theo Luật Viên chức, Bộ luật Lao động. Dự kiến khắc phục tình trạng cho khoảng 263.586 giáo viên (trong đó có 224.000 giáo viên mầm non) dạy vượt giờ nhưng không được thanh toán, với kinh phí ước tính khoảng 1.300 tỷ đồng. Các quy định mới về nguyên tắc trả lương cũng yêu cầu hiệu trưởng phân công công bằng, hạn chế tình trạng vừa có người dạy vượt giờ, vừa có người dạy thiếu giờ.

Điều chỉnh tổng số giờ dạy thêm được chi trả trong năm học, bảo đảm giáo viên không làm việc quá tải

Dự thảo Thông tư mới quy định chi tiết tổng số giờ được chi trả tiền lương dạy thêm không quá 150 giờ dạy/năm học (riêng giáo viên mầm non không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật về lao động).

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cho biết đề xuất con số 150 giờ dựa trên tính toán đặc thù công việc (thời gian chuẩn bị, đánh giá, nghỉ hè, việc một bài soạn có thể dùng cho nhiều lớp), thay vì áp dụng mức 200-300 giờ/năm của Bộ luật Lao động. Điều này nhằm đảm bảo tính khả thi và phù hợp với ngành giáo dục, giáo viên không phải làm việc quá tải, có thời gian nghỉ ngơi tái tạo sức lao động.

Bổ sung quy định về thời điểm thực hiện việc chi trả chế độ tiền lương dạy thêm giờ

Dự thảo Thông tư mới bổ sung quy định về trách nhiệm chi trả tiền lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo dạy liên trường hoặc biệt phái. Theo đó, lương dạy thêm giờ của nhà giáo được cơ quan có thẩm quyền cử đi biệt phái do cơ sở giáo dục mà nhà giáo đến biệt phái chi trả. Tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo được cơ quan có thẩm quyền cử đi dạy liên trường do cơ sở giáo dục mà nhà giáo đến dạy liên trường chi trả.

Trường hợp nhà giáo được cử dạy liên trường đồng thời từ 3 cơ sở giáo dục trở lên (bao gồm cả cơ sở giáo dục nơi nhà giáo công tác) thì tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo do các cơ sở giáo dục mà nhà giáo đến dạy liên trường chi trả, số giờ dạy thêm của nhà giáo được chia đều cho các cơ sở giáo dục này.

Trả lương dạy thêm giờ cho giáo viên: Gỡ rối bất cập, đảm bảo quyền lợi
Dự thảo Thông tư mới điều chỉnh tổng số giờ dạy thêm được chi trả trong năm học, bảo đảm giáo viên không làm việc quá tải. Ảnh: Thiên Ân

Bên cạnh đó, bổ sung quy định nhiệm vụ đã được nhận thù lao bằng tiền hoặc phụ cấp thì không được quy đổi ra giờ dạy hoặc giảm định mức tiết dạy để tính tiền lương dạy thêm giờ trừ trường hợp pháp luật có quy định khác để bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các quy định về chế độ làm việc của giáo viên, giảng viên (Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT; Thông tư số 36/2020/TT-BGDĐT; Thông tư số 05/2025/TT/BGDĐT).

Dự thảo Thông tư mới quy định cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, dự bị đại học, trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chi trả tiền lương dạy thêm giờ cho nhà giáo sau khi kết thúc năm học.

Bảo đảm quyền lợi cho giáo viên ngay trong năm học 2024-2025

Dự thảo cũng đề xuất quy định cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định tại Thông tư này và điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục để quy định về trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý, không thấp hơn mức quy định tại Thông tư này nhằm bảo đảm việc giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục.

Đồng thời bổ sung quy định về việc chi trả tiền lương dạy thêm giờ cho nhà giáo công tác không đủ 01 năm học. Theo đó, Dự thảo quy định đối với những nhà giáo do nghỉ hưu, nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá quy định của pháp luật, nghỉ việc không lương hoặc các trường hợp nghỉ khác không trực tiếp tham gia giảng dạy thì được hưởng tiền lương dạy thêm giờ đối với thời gian thực tế công tác.

Điều này tạo hành lang pháp lý để các cơ sở giáo dục chi trả tiền lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo nghỉ hưu, nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá quy định của pháp luật, nghỉ việc không lương hoặc các trường hợp nghỉ khác không trực tiếp tham gia giảng dạy.

Theo Dự thảo Thông tư mới, các cơ sở giáo dục được áp dụng quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ tại Thông tư này khi trả lương dạy thêm giờ cho nhà giáo trong năm học 2024-2025.Dự thảo Thông tư lần này thể hiện một nỗ lực đáng ghi nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc lắng nghe và tìm cách tháo gỡ những vướng mắc đã tồn tại dai dẳng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và động lực của đội ngũ nhà giáo. Các quy định mới, nếu được thông qua và triển khai hiệu quả, hứa hẹn sẽ mang lại sự công bằng hơn, minh bạch hơn trong việc chi trả chế độ dạy thêm giờ.

Dự thảo Thông tư mới về chế độ trả lương dạy thêm giờ thể hiện sự nỗ lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm giải quyết những bất cập từ thực tiễn, đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đội ngũ nhà giáo.

Các điều chỉnh và bổ sung trong dự thảo được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành như Luật Viên chức, Bộ luật Lao động, đồng thời có sự cân nhắc đến đặc thù của hoạt động nghề nghiệp giáo dục. Việc làm rõ các điều kiện, trách nhiệm chi trả, công thức tính và thời điểm thanh toán sẽ góp phần tăng cường tính minh bạch, công bằng và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục trong quá trình triển khai.

Tin mới hơn

Sẽ đánh thuế  thuốc lá 10.000 đồng/bao, xì gà mức 100.000 đồng/điếu

Sẽ đánh thuế thuốc lá 10.000 đồng/bao, xì gà mức 100.000 đồng/điếu

Theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, từ 2027, các mặt hàng thuốc lá sẽ phải chịu mức thuế tuyệt đối, trong đó mức thuế với thuốc lá điếu là 2.000 đồng/bao từ 2027 và tăng lên 10.000 vào 2031.
Lý do vì sao bị hai xe công dồn toa VinFast VF 5 vẫn bảo toàn khoang ca-bin

Lý do vì sao bị hai xe công dồn toa VinFast VF 5 vẫn bảo toàn khoang ca-bin

Pin xe điện không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng, mà còn là một phần quan trọng trong cấu trúc an toàn, và vụ tai nạn VinFast VF 5 đã minh chứng điều này.
Omoda C5 và Jaecoo J7 tiếp tục giảm giá, kéo dài từ khi ra mắt đến nay

Omoda C5 và Jaecoo J7 tiếp tục giảm giá, kéo dài từ khi ra mắt đến nay

Hai mẫu xe Trung Quốc Omoda C5 và Jaecoo J7 tiếp tục duy trì mức ưu đãi sâu đã được áp dụng ngay từ khi ra mắt cho đến nay.

Tin tức khác

Khủng hoảng đất hiếm: Ngành ô tô toàn cầu đối mặt nguy cơ tê liệt

Khủng hoảng đất hiếm: Ngành ô tô toàn cầu đối mặt nguy cơ tê liệt

Trung Quốc siết xuất khẩu đất hiếm khiến nhiều hãng xe toàn cầu lao đao, nguy cơ chuỗi cung ứng đứt gãy tiếp tục tái diễn như thời kỳ khủng hoảng chip bán dẫn.
Toyota công bố hợp tác với Xiaomi, Huawei và Momenta để phát triển xe điện thế hệ mới

Toyota công bố hợp tác với Xiaomi, Huawei và Momenta để phát triển xe điện thế hệ mới

Để tăng cường sự cạnh tranh và theo nhịp xu hướng xe điện thế hệ mới tại thị trường Trung Quốc, Toyota sẽ hợp tác với Xiaomi, Huawei và Momtenta.
Xiaomi SU7 Ultra lập kỷ lục xe điện thương mại nhanh nhất

Xiaomi SU7 Ultra lập kỷ lục xe điện thương mại nhanh nhất

Với thành tích 7 phút 4,957 giây, Xiaomi SU7 Ultra chính thức trở thành xe điện thương mại có thời gian hoàn thành vòng đua Nürburgring Nordschleife (Đức) nhanh nhất từ trước tới nay.
5 tháng đầu năm, HDBank tặng 2.000 căn nhà tình thương

5 tháng đầu năm, HDBank tặng 2.000 căn nhà tình thương

Trong 5 tháng đầu năm 2025, HDBank đã trao kinh phí xây dựng hơn 2.000 căn nhà tình thương trên cả nước, tiếp nối mạch nguồn yêu thương mà ngân hàng đã lan tỏa trên chặng đường hơn 35 năm qua.
Danh sách 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Danh sách 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Kể từ ngày 12/6/2025, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố. Trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp.
VietinBank: Nhân tài là trái tim của chuyển đổi

VietinBank: Nhân tài là trái tim của chuyển đổi

Trong kỷ nguyên số, VietinBank xác định Chuyển đổi số là một trong bốn trụ cột chiến lược quan trọng giúp VietinBank định hình vị thế tiên phong và kiến tạo tương lai mới. Đó là sự chuyển đổi không chỉ về công nghệ mà còn là bước chuyển mình mạnh mẽ về con người, mô hình hoạt động và tư duy. Để hiện thực hóa Hành trình Chuyển đổi, VietinBank đang đẩy mạnh thu hút nhân tài số, xây dựng môi trường làm việc năng động, sáng tạo.
Xem thêm