Tỏa sáng những ngọn lửa học và làm theo lời Bác trong công nhân lao động Thủ đô
Người lao động

Tỏa sáng những ngọn lửa học và làm theo lời Bác trong công nhân lao động Thủ đô

Ngọc Ánh
Tác giả: Ngọc Ánh
Chiều 13/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động Thủ đô Quý I/2025

Hội nghị đồng thời biểu dương 20 tập thể và 28 cá nhân tiêu biểu trong phong trào học tập và làm theo Bác trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô. Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy chủ trì Hội nghị.

Tỏa sáng những ngọn lửa học và làm theo lời Bác trong công nhân lao động Thủ đô
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy chủ trì hội nghị.

Học và làm theo Bác bằng hành động cụ thể

Báo cáo tại hội nghị, đồng chí Trần Thị Thanh – Trưởng Ban Tuyên giáo LĐLĐ thành phố Hà Nội, cho biết, trong 10 năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô cụ thể hóa từng nội dung của việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” phù hợp với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ gắn với việc tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của cơ quan, đơn vị.

Công tác tuyên truyền, quán triệt Chỉ thị số 05 được các cấp Công đoàn Thủ đô thực hiện đồng bộ, bài bản, sáng tạo. Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên được triển khai kịp thời, cụ thể hóa phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, ngành nghề, đơn vị.

Việc tổ chức học tập các chuyên đề toàn khóa, chuyên đề năm được duy trì đều đặn, linh hoạt về hình thức như hội nghị chuyên đề, hội thảo, tọa đàm, thi tìm hiểu, viết cảm nhận, kể chuyện Bác Hồ, sinh hoạt chính trị chuyên đề tại cơ sở, phát động phong trào học tập qua mạng xã hội, các bản tin Công đoàn.

Do đó, việc học tập và làm theo Bác ngày càng lan tỏa rộng rãi, thu hút sự tham gia tự nguyện, hào hứng của đông đảo đoàn viên và người lao động, nhất là lực lượng trẻ. Từ “học tập” đã chuyển thành hành động “làm theo” cụ thể, đã có 1.996 lượt tập thể và 4.104 lượt cá nhân đăng ký thực hiện 8.510 việc làm theo Bác.

Tỏa sáng những ngọn lửa học và làm theo lời Bác trong công nhân lao động Thủ đô
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy trao tặng bằng khen cho các cá nhân và tập thể tiêu biểu.

Gắn thi đua với nâng cao tay nghề, đời sống người lao động

Nhiều phong trào thi đua thiết thực đã được cụ thể hóa, góp phần nâng cao tay nghề, năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô như: “Công nhân giỏi Thủ đô”, “Sáng kiến sáng tạo Thủ đô”, “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”...

Đặc biệt, Hội thi thợ giỏi được tổ chức thường niên, trở thành điểm nhấn quan trọng để người lao động rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước.

Lan tỏa giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống công đoàn

Các cấp Công đoàn đã chú trọng phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, đoàn viên trong việc học và làm theo Bác. Nhiều mô hình hiệu quả được xây dựng như: Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân, Cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, Bản tin sinh hoạt Công đoàn cơ sở...

Tại Hội nghị, các đại biểu đã trình bày tham luận, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, qua đó góp phần lan tỏa tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành nền tảng tinh thần trong hoạt động công đoàn. Hình ảnh người cán bộ công đoàn bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm ngày càng được khắc họa rõ nét.

Tỏa sáng những ngọn lửa học và làm theo lời Bác trong công nhân lao động Thủ đô
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, sáng tạo của các cấp Công đoàn Thủ đô trong thực hiện Chỉ thị 05.

Tiếp tục đổi mới, đưa việc học Bác trở thành thường xuyên

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, sáng tạo của các cấp Công đoàn Thủ đô trong thực hiện Chỉ thị 05, góp phần định hướng tư tưởng, xây dựng đạo đức, lối sống cho đoàn viên, người lao động.

Đồng chí đề nghị thời gian tới, các cấp Công đoàn tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp từng đối tượng; phát huy vai trò nêu gương của cán bộ công đoàn; gắn học tập Bác với nâng cao chất lượng công việc, cải thiện môi trường làm việc, chăm lo đời sống đoàn viên, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Biểu dương 48 điển hình tiên tiến giai đoạn 2016 – 2025

Ghi nhận những đóng góp tiêu biểu trong phong trào học tập và làm theo Bác, LĐLĐ thành phố Hà Nội đã biểu dương 20 tập thể và 28 cá nhân điển hình tiên tiến giai đoạn 2016 – 2025 – những ngọn lửa truyền cảm hứng trong đội ngũ cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ Thủ đô.

Trước đó, sáng cùng ngày, đoàn cán bộ công đoàn và các cá nhân điển hình do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy dẫn đầu đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác tại Khu di tích K9 – Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội) và tham quan, tìm hiểu các kỷ vật gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.

Tin mới hơn

Tại sao công nhân hay bị mất ngủ?

Tại sao công nhân hay bị mất ngủ?

Không phải mất ngủ vì quá vui, cũng không phải vì đang yêu… Mà là thứ mất ngủ mỏi mệt – một kiểu trằn trọc, vô định, chẳng rõ vì đâu mà mắt cứ mở to suốt đêm.
Lợi ích kép từ tăng thuế thuốc lá: Cơ hội vàng để bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Lợi ích kép từ tăng thuế thuốc lá: Cơ hội vàng để bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và cải thiện chất lượng sống của người dân, chính sách thuế - đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với thuốc lá - đang nổi lên như một công cụ kinh tế - xã hội đa chiều, không chỉ giúp tăng thu ngân sách mà còn bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm chi phí y tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Những bàn chân công đoàn chưa dừng bước

Những bàn chân công đoàn chưa dừng bước

Họ là những cán bộ Công đoàn từng đi khắp nẻo cơ sở, lắng nghe người lao động, vun đắp niềm tin vào tổ chức. Khi công việc buộc phải dừng lại, họ lặng lẽ tiếp tục làm nốt những việc còn dang dở... Hành trình ấy thấm đẫm tinh thần của những con người đã từng ngày cống hiến, gìn giữ giá trị cốt lõi của công đoàn bằng chính sự tận tâm và lòng yêu nghề.

Tin tức khác

Những gương sáng "Học không bao giờ cùng" ở Lâm Đồng

Những gương sáng "Học không bao giờ cùng" ở Lâm Đồng

Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng vừa phối hợp cùng Hội Khuyến học tỉnh xét chọn, tôn vinh và trao học bổng “học không bao giờ cùng” cho đoàn viên, người lao động tiêu biểu trong phong trào tự học.
Những “đóa hoa Tháng 5” ở Lâm Đồng

Những “đóa hoa Tháng 5” ở Lâm Đồng

Với những cách làm hiệu quả triển khai thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong công nhân lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng xét chọn và tôn vinh 50 công nhân lao động tiêu biểu trong Phong trào thi đua “Công nhân Lâm Đồng làm theo lời Bác”.
Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 2: Khi pháp luật “chạm” tới từng phận người

Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 2: Khi pháp luật “chạm” tới từng phận người

Sau 6 năm kể từ ngày những công dân Lào đầu tiên nhập quốc tịch Việt Nam - có thể thấy rõ những đổi thay không chỉ diễn ra trên giấy tờ mà đã thấm vào từng nếp sống của người dân nơi biên cương.
60% công nhân Thủ đô sống chật chội, tạm bợ: Nhà ở xã hội cần bước ngoặt mới

60% công nhân Thủ đô sống chật chội, tạm bợ: Nhà ở xã hội cần bước ngoặt mới

Không gian sống chật chội, thiếu thốn tiện ích và chi phí thuê trọ cao đang là gánh nặng đè nặng lên vai hàng vạn công nhân tại Thủ đô. Tại Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và công nhân lao động năm 2025, những tâm tư, nguyện vọng về nhà ở xã hội đã được nói thẳng, nói thật, từng bước tháo gỡ.
Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 1: Hành trình từ bóng tối ra ánh sáng

Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 1: Hành trình từ bóng tối ra ánh sáng

Sau nhiều năm sống mặc cảm, không hợp pháp trên đất Việt, giờ đây, họ chính thức có quyền công dân, được sinh sống và lao động, sản xuất một cách “danh chính ngôn thuận” với gia đình, làng bản.
Tiếp cận thông tin - “chìa khóa” phát triển bền vững của người lao động Dệt May Việt Nam

Tiếp cận thông tin - “chìa khóa” phát triển bền vững của người lao động Dệt May Việt Nam

Đề tài khoa học cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: “Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin của người lao động Dệt May Việt Nam” do đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm làm chủ nhiệm không chỉ có ý nghĩa lý luận, mà còn mang tính ứng dụng thiết thực trong việc xây dựng môi trường lao động minh bạch, dân chủ và bền vững.
Xem thêm