Tích trữ đồ ăn ngày Tết: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc
Đời sống - 22/01/2020 09:05 Tâm Anh
Những loại thực phẩm khác nhau có cách bảo quản khác nhau. |
Tích trữ thực phẩm - thói quen gây hại
Chị Nguyễn Thị Thanh Hiếu - Tổ trưởng sản xuất Tổ môi trường số 1, Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội – Chi nhánh Hoàn Kiếm chia sẻ: "Trước đây, khi cuộc sống còn thiếu thốn, bữa ăn hằng ngày thường chưa đầy đủ, gia đình tôi hay để dành những của ngon vật lạ cho dịp năm mới, coi đây là dịp vừa nghỉ ngơi, vừa hưởng thụ bù cho một năm vất vả. Cũng vì thế mà thói quen tích trữ thực phẩm vẫn còn ảnh hưởng trong cuộc sống ngày nay. Thêm vào đó, Tết Nguyên đán là dịp sum họp, ăn uống, nên cần tích trữ nhiều thực phẩm. Tủ lạnh đã trở thành vật dụng không thể thiếu của các bà nội trợ trong mỗi dịp Tết".
PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, vào dịp Tết Nguyên đán, ở các tỉnh, thành phố miền Bắc hay có mưa phùn, thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, nên thực phẩm dễ mốc, gây ngộ độc cho người sử dụng. Còn ở miền Nam, thời tiết nóng, nhiệt độ cao, cũng khiến các sản phẩm có nhiều đạm (thịt, cá, cua, tôm...) rất dễ bị hỏng. Ngoài ra, tích trữ quá nhiều loại thực phẩm vào cùng chỗ, chỉ cần một món bị nấm mốc sẽ dẫn tới nguy cơ lây nhiễm các vi khuẩn, nấm mốc sang các thực phẩm khác.
Cần bỏ thói quen tích trữ thực phẩm dịp Tết, nên mua đến đâu sử dụng đến đó để đảm bảo sức khỏe. |
Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng năm 2019, trên địa bàn cả nước xảy ra 63 vụ ngộ độc thực phẩm làm 1.723 người bị ngộ độc, trong đó có 9 trường hợp tử vong. Riêng dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, cả nước đã có hơn 3.700 ca khám cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa. Trong đó, có hơn 800 trường hợp ngộ độc thức ăn tự chế biến (tăng 23%) so với cùng kỳ năm trước.
Lời khuyên từ chuyên gia
PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội nhận định rằng: “Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh chỉ là cách kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, làm cho quá trình sinh sôi phát triển của chúng bị chậm lại chứ không thể giết chết được vi khuẩn”. Vì thế, thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, để lâu trong tủ lạnh vẫn sinh ra độc tố, dễ gây ngộ độc thực phẩm. Do đó, nên bảo quản thực phẩm đúng cách, không nên dự trữ quá nhiều đồ ăn ngày tết.
Dưới đây là bí quyết bảo quản thức ăn ngày Tết được an toàn và dài ngày hơn.
Măng khô
Nếu muốn để lâu, cho măng vào nồi nước đun sôi khoảng 30 phút, để lửa nhỏ, đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già, rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước đun sôi để nguội ngâm dùng dần, Cứ 2 - 3 ngày thay nước một lần.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và ngon, chỉ nên ngâm từng ít một, ăn trong 2 - 3 ngày, hết lại nấu tiếp để dùng.
Các loại mứt
Các loại mứt và trái cây khô thường chứa nhiều đường nên rất dễ chảy nước, làm mất ngon và dễ bị mốc. Muốn bảo quản được lâu, cần để vào lọ đậy kín, ăn đến đâu lấy đến đó, không nên dồn những đồ ăn chưa hết vào trở lại lọ.
Những thực phẩm này cũng không nên cất vào tủ lạnh vì khi bỏ ra ngoài rất dễ hút ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.
Thịt đông
Với món này, nên chia thành từng hộp nhỏ vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, vừa giữ được hương vị đặc trưng vừa giúp món ăn bảo quản lâu hơn.
Lạp sườn
Để có thể giữ được lâu hãy lấy một cái hộp lớn, đặt vào giữa một cốc rượu trắng rồi xếp lạp sườn xung quanh. Hương rượu tỏa ra sẽ ngăn ruồi, muỗi, kiến rất hiệu quả, nhờ đó lạp sườn trong và sau Tết vẫn rất thơm ngon.
Rau củ
Chọn rau thật tươi, sạch sẽ và rau phải khô (nghĩa là không nhúng hoặc rưới nước lên), bỏ lá giập, cắt gốc, giũ sạch đất cát, chia thành từng phần đủ dùng cho một lần ăn. Sau đó bọc từng bó rau bằng nilon bọc thức ăn thật kín, hoặc gói rau trong giấy xốp để hút ẩm, rồi cho vào bao nilon có đục lỗ để thoát hơi. Tránh gói rau bằng giấy báo dù có thể hút ẩm tốt nhưng mực in từ giấy báo có rất nhiều chì rất độc.
Đối với bông cải, cà rốt, hành tây, hành lá, chanh, gừng… nếu được bọc nilon (loại dùng để bọc thức ăn) sẽ giữ rau củ tươi rất lâu.
Bảo quản thức ăn thừa
Thức ăn còn thừa sau khi dùng nên để riêng biệt trong hộp có nắp đậy kín hoặc để trong chén, tô bọc nilon kín. Tránh cho thức ăn đã dùng vào chung nồi hoặc hộp thức ăn mới.
Nên bảo quản thức ăn thừa trong vòng 2 giờ sau khi chế biến. Nghĩa là, khi ăn xong nên dọn cất ngay, tránh để thức ăn ở nhiệt độ phòng quá lâu vì vi khuẩn phát triển rất nhanh sẽ làm hỏng thức ăn.
Cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh an toàn -Thịt tươi, tốt nhất chỉ nên mua tích trữ trong 3 ngày là nên dùng hết. Nên cắt nhỏ thành miếng đủ dùng, sau đó lúc cần lấy ra rã đông, không nên để cả tảng thịt to, rã đông rồi để tủ lại sẽ nhanh hỏng. -Thức ăn sống và thức ăn chín cần được để riêng, tránh trường hợp thức ăn sống rơi rớt vào thức ăn chín gây nhiễm khuẩn. -Nên sơ chế và làm sạch các loại thực phẩm trước khi giữ trong tủ lạnh. -Một số loại thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh như các loại bánh chưng, bánh tét, xôi… Nếu để trong tủ lạnh dễ bị hiện tượng “lại gạo”, bạn nên bảo quản những loại thực phẩm này nơi thoáng mát, khô ráo. |
4 ca tử vong do virus viêm phổi lạ ở Trung Quốc, Bộ Y tế kiểm tra tại Sân bay Nội Bài Sau khi xác nhận ca tử vong thứ 4 vì viêm phổi cấp do virus lạ tại Trung Quốc trong tổng số 139 ca bệnh, ... |
Bài trí bàn thờ ngày Tết Bài trí bàn thờ ngày Tết là việc quan trọng không thể thiếu được ở mỗi gia đình. Trước đây, chỉ người chủ gia đình, ... |
Đột quỵ ngày cận Tết và bình an của người lao động Nhọc nhằn mưu sinh những ngày cuối năm cũng để mong có được một cái Tết đủ đầy, con cái có thêm tấm áo mới. ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.