Thỏa ước có lợi, người lao động sẵn sàng cống hiến
Phúc lợi đoàn viên - 08/12/2024 20:20 TRƯỜNG SƠN
Gần nghìn lao động hưởng lợi nhờ thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp |
Lắng nghe mong muốn của người lao động.
Công đoàn cơ sở Công ty CP Tài Phát tại Khu Công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) là một trong những đơn vị đi đầu trong việc ký kết và thực hiện TƯLĐTT. Bản TƯLĐTT tại công ty không chỉ đảm bảo quyền lợi cơ bản của người lao động mà còn đưa ra nhiều điều khoản có lợi hơn so với quy định pháp luật.
Công đoàn cơ sở Công ty CP Tài Phát tổ chức chương trình "Bữa cơm Công đoàn" và tặng quà cho nữ đoàn viên, người lao động nhân dịp 20/10. Ảnh: ĐVCC. |
Ông Bạch Văn Thạnh - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty CP Tài Phát cho hay, quá trình thương lượng không chỉ dựa trên việc tuân thủ quy định mà còn lắng nghe mong muốn thực sự của người lao động.
Chẳng hạn, về tiền xăng xe, công nhân trên địa bàn phường Phú Bài được hỗ trợ một tháng 150.000 đồng/người, ngoài phường Phú Bài được hỗ trợ 300.000 đồng/người. Công nhân làm việc đủ thời gian quy định được tăng lương một lần, mỗi người lao động được trang bị 4 bộ đồ lao động/năm.
Đặc biệt, đối với những người lao động có sáng kiến trong lao động sản xuất đều được khen thưởng cuối năm; công nhân là quân nhân xuất ngũ có chế độ ưu tiên riêng; lao động nữ mang thai còn được giảm 1 giờ làm việc mỗi ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
Là công nhân nhiều năm gắn bó với Công ty CP Tài Phát, chị Trần Thị Hạnh chia sẻ: “Những điều khoản trong TƯLĐTT mà công ty đang áp dụng đều có lợi cho người lao động. Từ đó, khiến chúng tôi cảm thấy công ty không chỉ quan tâm đến lợi nhuận sản xuất mà còn thực sự trân trọng người lao động. Do đó, chúng tôi yên tâm làm việc và sẵn sàng gắn bó lâu dài”.
Hằng năm, đoàn viên và người lao động Công ty CP Tài Phát được đi du lịch. Đây một trong những điều khoản được thực hiện từ TƯLĐTT. Ảnh: ĐVCC. |
Theo ông Hồ Văn Hào - Giám đốc Công ty CP Tài Phát, việc hợp tác với công đoàn để ký kết TƯLĐTT đã giúp công ty nâng cao hình ảnh doanh nghiệp và duy trì sự gắn bó của người lao động, giảm thiểu các xung đột nội bộ, nâng cao năng suất và chất lượng lao động.
Không chỉ Công ty CP Tài Phát, nhiều doanh nghiệp khác cũng đang tích cực thực hiện các sáng kiến trong TƯLĐTT. Nổi bật trong các TƯLĐTT là các nội dung liên quan đến tiền ăn ca và chế độ nâng lương.
Anh Nguyễn Xuân Thịnh - cán bộ LĐLĐ TP. Huế cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có 3 nhóm lao động tập thể chính gồm: Nhóm y tế, nhóm vệ sinh công nghiệp và nhóm xây dựng. Hầu hết các nhóm lao động tập thể đều thống nhất đưa vào TƯLĐTT các điều khoản như hỗ trợ suất ăn ca từ 25.000 - 30.000 đồng, tăng lương từ 5% đến 10% trong vòng từ 1 đến 3 năm, áp dụng quy chế thưởng lương đột xuất.
“Những điều khoản có lợi hơn cho người lao động được đưa vào TƯLĐTT không chỉ giúp người lao động cải thiện điều kiện cuộc sống mà còn mang lại sự yên tâm, tạo động lực để họ cống hiến nhiều hơn,” anh Thịnh nói.
Ứng dụng công nghệ số trong tuyên truyền và quản lý TƯLĐTT
Tính đến ngày 30/11/2024, trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 247 đơn vị được ký kết TƯLĐTT, chất lượng các TƯLĐTT tiếp tục được nâng lên. Các cấp công đoàn đã chú trọng thương lượng và đưa vào ký kết những nội dung có lợi, cao hơn quy định của pháp luật đối với người lao động.
Cán bộ công đoàn thương lượng với lãnh đạo doanh nghiệp về những điều khoản TƯLĐTT có lợi hơn cho người lao động. Ảnh: TRƯỜNG SƠN. |
Ông Lê Minh Nhân - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, để công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp xây dựng được những bản TƯLĐTT chất lượng, có những điều khoản có lợi nhất cho người lao động, các cấp công đoàn luôn chủ động phối hợp các doanh nghiệp để xây dựng chính sách phù hợp.
Đồng thời, tổ chức các khóa tập huấn kỹ năng thương lượng, đối thoại cho đội ngũ cán bộ công đoàn, giúp họ trở thành những người đại diện hiệu quả cho người lao động.
“Đối thoại và thương lượng tập thể không chỉ là công cụ để bảo vệ quyền lợi người lao động, mà còn giúp doanh nghiệp ổn định hoạt động và phát triển bền vững. Khi cả hai bên cùng thấu hiểu và đồng thuận, sẽ tạo nên một môi trường lao động hài hòa, tiến bộ”, ông Nhân nói.
Tuy nhiên, công tác đối thoại và thương lượng TƯLĐTT vẫn đối mặt với những thách thức. Theo Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế, bên cạnh những TƯLĐTT được dày công xây dựng vì quyền lợi cho người lao động, còn có nhiều TƯLĐTT mang tính đối phó, nội dung sao chép, chắp vá, vay mượn, một số bản TƯLĐTT gần giống như nội quy của doanh nghiệp.
Một số doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm, hoặc chưa hiểu rõ lợi ích của việc ký kết TƯLĐTT. Đồng thời, việc giám sát thực hiện sau khi ký TƯLĐTT chưa thể hiện rõ nét.
Đoàn viên, người lao động được quan tâm nhiều hơn khi có bản TƯLĐTT do công đoàn thương lượng, ký kết. Ảnh: ĐVCC |
Để khắc phục những tình trạng trên, LĐLĐ tỉnh đã tăng cường công tác giám sát, hỗ trợ các công đoàn cơ sở và đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của TƯLĐTT.
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ số trong công tác tuyên truyền và quản lý các thỏa ước cũng sẽ được áp dụng. Các thỏa ước có lợi hơn cho người lao động sẽ được nhân rộng thông qua hệ thống thư viện TƯLĐTT, tạo nguồn tham khảo phong phú cho các doanh nghiệp khác.
Mới đây, LĐLĐ tỉnh đã ban hành chương trình “Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể” giai đoạn 2023 - 2028, nhằm nâng cao số lượng và chất lượng đối thoại, thương lượng tập thể, TƯLĐTT; xây dựng, củng cố và phát huy vai trò của cán bộ công đoàn các cấp; đầu tư đủ nguồn lực để thực hiện công tác đối thoại, thương lượng tập thể.
“Việc nâng cao chất lượng TƯLĐTT nhằm góp phần tạo việc làm bền vững, cải thiện tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chất lượng bữa ăn ca, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho đoàn viên, người lao động. Qua đó, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ”, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định.
Video: Hỏi đáp về Bộ luật Lao động năm 2019 với những nội dung về TƯLĐTT.
Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028 Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành Chương trình “Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể ... |
Ký thoả ước nhóm trường mầm non tư thục ở Đà Nẵng Lần đầu tiên, 9 trường mầm non ngoài công lập tại TP. Đà Nẵng thực hiện ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT). |
Gần nghìn lao động hưởng lợi nhờ thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp Thực hiện 02 thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) nhóm doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Trị, giúp 986 đoàn viên, người lao động được ... |
Tin cùng chuyên mục
Phúc lợi đoàn viên - 20/01/2025 08:14
Sợi dây yêu thương từ mái ấm công đoàn
Công đoàn Trường THPT Đức Trọng (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) đã xây dựng được tập thể đoàn kết, vững mạnh như một gia đình lớn của tất cả các cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường.
Phúc lợi đoàn viên - 10/01/2025 16:56
Chợ Tết Công đoàn trực tuyến: Tết sẻ chia trong kỷ nguyên số
Chợ Tết Công đoàn trực tuyến 2025 của Tổng LĐLĐ Việt Nam không chỉ là một kênh mua sắm đơn thuần mà còn là minh chứng cho sự sáng tạo, đổi mới trong công tác chăm lo đoàn viên và người lao động.
Phúc lợi đoàn viên - 03/01/2025 10:19
Thỏa ước lao động tập thể tại Long Biên: Quyền lợi người lao động vượt xa quy định pháp luật
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã chủ động và sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT), góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và phát triển bền vững.
Phúc lợi đoàn viên - 26/12/2024 13:55
Giải mã thành công của TƯLĐTT ngành Dệt May
Công đoàn Dệt May Việt Nam đã thể hiện vai trò nổi bật trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động (NLĐ), đặc biệt qua việc đàm phán và ký kết các Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành.
Phúc lợi đoàn viên - 20/12/2024 10:59
Công đoàn Quảng Bình: Hơn 55 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên khó khăn năm 2024
Trong năm 2024, các cấp công đoàn tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều chương trình thiết thực, hỗ trợ hơn 38.000 lượt đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền lên đến hơn 55 tỷ đồng.
Phúc lợi đoàn viên - 17/12/2024 06:16
3,1 triệu đoàn viên, người lao động được tham gia "Bữa cơm Công đoàn"
Hơn 15.000 Công đoàn cơ sở trên cả nước đã phối hợp tổ chức "Bữa cơm Công đoàn" cho hơn 3,1 triệu đoàn viên và người lao động (ĐV, NLĐ) trong năm 2024. Hoạt động này không chỉ cải thiện đời sống vật chất mà còn thắp lên tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa NLĐ, doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn.
- Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
- Khi ước mơ sum họp thành hiện thực nhờ chuyến tàu công đoàn
- "Bức tranh" thu nhập đa sắc màu năm 2024
- Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã
- Công đoàn Bình Dương: Tặng vé miễn phí cho hàng trăm công nhân lên tàu về quê đón Tết 2025