|
Công tác nghiên cứu khoa học của tổ chức Công đoàn Việt Nam - Thành tựu và một số kiến nghị |
Trong giai đoạn 2015 - 2020, các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã chủ trì nghiên cứu trên 150 đề tài cấp quốc gia, cấp Tổng Liên đoàn (TLĐ), cấp tỉnh và dự án nghiên cứu quốc tế. Trong đó, nghiên cứu chuyên sâu lý luận - thực tiễn về lao động và công đoàn ở Việt Nam 08 đề tài cấp quốc gia, 50 đề tài khoa học cấp TLĐ, gần 20 đề tài khoa học cấp tỉnh; nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực ATVSLĐ có 02 đề tài cấp quốc gia và 52 đề tài cấp Bộ, cấp TLĐ. |
|
Các nghiên cứu đã cung cấp cơ sở khoa học cho Đoàn Chủ tịch TLĐ, Ban Thường vụ, BCH công đoàn các cấp tham gia với Trung ương Đảng, các bộ, ngành ở Trung ương và các cấp uỷ Đảng, chính quyền ở địa phương hoàn thiện chủ trương, chính sách, quy định liên quan trực tiếp đến cán bộ, CNVCLĐ (gọi chung là NLĐ); cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề ra nhiệm vụ, giải pháp đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp công đoàn. Các nghiên cứu chuyên sâu lý luận, tổng kết thực tiễn về lao động - công đoàn đã tập trung nội dung: Xây dựng, phát triển giai cấp công nhân (GCCN); bảo đảm việc làm, cải thiện tiền lương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phúc lợi, nhà ở và an sinh xã hội của NLĐ; giáo dục bản lĩnh chính trị, tác phong công nghiệp, khả năng thích ứng, kỷ luật lao động, đào tạo chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của NLĐ; đổi mới tổ chức và hoạt động của công đoàn trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Các nghiên cứu chuyên sâu ATVSLĐ đã tập trung vào những vấn đề chung về bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ cho NLĐ; giải pháp phòng ngừa, chăm sóc sức khoẻ NLĐ; chính sách cho NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN); giải pháp bảo đảm môi trường và điều kiện lao động; mô hình văn hoá an toàn trong sản xuất; dinh dưỡng và an toàn thực phẩm bữa ăn ca; giải pháp, kiến nghị cho cơ quan quản lý Nhà nước, người sử dụng lao động và công đoàn về cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm ATVSLĐ cho NLĐ… |
Viện Công nhân và Công đoàn tổ chức lấy ý kiến trực tiếp của cán bộ, đoàn viên công đoàn, người lao động về việc làm, thu nhập, đời sống và ý kiến đánh giá đối với tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam. PV |
Bên cạnh những thành tựu, kết quả nghiên cứu khoa học của tổ chức Công đoàn trong những năm gần đây còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém. Nhiều nghiên cứu còn thụ động, thiếu nghiên cứu có tính dự báo, đón đầu, chuyên sâu nên chưa kịp thời cung cấp cơ sở khoa học vững chắc tham mưu cho Đoàn Chủ tịch TLĐ và các cấp công đoàn giải quyết nhiều vấn đề lớn, cấp thiết. Quy chế quản lý và công tác quản lý khoa học của TLĐ chậm sửa đổi, hoàn thiện. Bản thân một số cán bộ và đơn vị nghiên cứu cũng chưa thực sự tự đổi mới mạnh mẽ, nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu của cơ chế vận hành, hoạt động khoa học và yêu cầu đặt ra của TLĐ trong điều kiện hiện nay... |
|
Một là, về phía các ban, đơn vị nghiên cứu khoa học TLĐ chỉ đạo, đồng thời tạo cơ chế, để các viện nghiên cứu, trường đại học trực thuộc TLĐ tập trung công tác đào tạo, bồi dưỡng và lựa chọn thông qua thi tuyển cán bộ có đủ năng lực thực sự để bổ sung đội ngũ viên chức, nghiên cứu viên. Từng bước chuẩn hoá tiêu chuẩn cán bộ nghiên cứu làm cơ sở tuyển dụng cán bộ có khả năng nghiên cứu thực thụ, tâm huyết để bổ sung hoặc thay thế cho những cán bộ chưa phù hợp. Đầu tư, nâng cao năng lực Viện Công nhân và Công đoàn trở thành viện nghiên cứu chiến lược, đầu ngành về công nhân và công đoàn trong 5 năm tới. Chỉ đạo và yêu cầu các đơn vị, viện nghiên cứu làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cộng tác viên nòng cốt của các đơn vị nhằm bổ sung, hỗ trợ nghiên cứu cho lực lượng nghiên cứu khoa học còn thiếu hụt của TLĐ và của các đơn vị. Chú trọng quản lý và giáo dục lập trường của tổ chức của NLĐ, do NLĐ và vì NLĐ; bảo vệ nền tảng chính trị - xã hội, tư tưởng và con đường phát triển đất nước, bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, quy định của Nhà nước và của Tổng LĐLĐ Việt Nam. |
Viện Công nhân và Công đoàn, Trường Đại học Công đoàn sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-ĐCT của Đoàn Chủ tịch TLĐ về “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. |
Hai là, về phía Tổng LĐLĐ Việt Nam TLĐ đặt hàng và các ban, đơn vị, đặc biệt là các viện nghiên cứu cần chủ động trong đề xuất với TLĐ nghiên cứu căn cơ, có tính dự báo, đón đầu một cách kịp thời, không bị động, đáp ứng được diễn biến nhanh, đa dạng và yêu cầu cao của thực tế. Vừa giải quyết các tình huống trước mắt phát sinh, vừa phải giải quyết các vấn đề có tính chiến lược, lâu dài về xây dựng GCCN và tổ chức Công đoàn Việt Nam; vừa giải quyết các vấn đề có tính quy luật thông thường, nhưng cũng phải giải quyết nhiều vấn đề mới chưa có tiền lệ hoặc vận động theo quy luật mà chúng ta chưa biết. Đoàn Chủ tịch TLĐ tiếp tục hoàn thiện quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học TLĐ, quy chế quản lý khoa học cấp TLĐ; ban hành quy định chế độ chi tiêu của các nhiệm vụ khoa học sử dụng ngân sách công đoàn; hướng dẫn các cấp công đoàn phân bổ ngân sách phù hợp cho công tác nghiên cứu khoa học theo Nghị quyết của TLĐ; ban hành quy định thực hiện chủ trương Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII đã đề ra là: “Xây dựng cơ chế để các đơn vị, viện nghiên cứu của Công đoàn tham gia tư vấn, phản biện các chủ trương quan trọng của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ; đồng thời có cơ chế phản biện đối với hiệu quả trên thực tế của những đề tài, dự án có sử dụng kinh phí Công đoàn”. Đoàn Chủ tịch TLĐ ban hành Chỉ thị, Nghị quyết về tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức Công đoàn trong giai đoạn 2021 - 2030 quan tâm đầu tư phát triển đội ngũ nghiên cứu viên, chuyên gia - cộng tác viên, áp dụng công nghệ thông tin cho các viện nghiên cứu trực thuộc TLĐ; tạo điều kiện để cán bộ nghiên cứu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ,... |
Ba là, định hướng nội dung trọng tâm giai đoạn 2021 - 2030 Trong đó, tập trung nghiên cứu lý luận nền tảng, vĩ mô, dự báo về lao động - công đoàn trong điều kiện mới; dự báo về sự biến động việc làm, tiền lương các ngành nghề ở Việt Nam. Hoàn thiện mô hình tổ chức các cấp công đoàn; đổi mới công tác cán bộ công đoàn; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các cấp công đoàn; hiệu quả đại diện bảo vệ và chăm lo cho NLĐ. Xu hướng vận động của quan hệ lao động, vấn đề việc làm, thu nhập của NLĐ; nội dung định hướng dư luận xã hội nói chung và NLĐ nói riêng về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chủ trương của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Nghiên cứu cụ thể về việc làm, tiền lương, thu nhập, đời sống của NLĐ; thái độ chính trị, lòng yêu nước, tâm tư, nguyện vọng của NLĐ; hạn chế của phong trào công đoàn thế giới hiện nay, thực tiễn các nước; những thay đổi lớn tác động tới phong trào công nhân và hoạt động công đoàn ở Việt Nam do Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế, tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phát triển kinh tế thị trường; những quan điểm chỉ đạo, chủ trương của Đảng, Chính phủ tác động đến NLĐ, Công đoàn Việt Nam. Đề xuất với cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, người sử dụng lao động, các đoàn thể xã hội… bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ; Bổ sung và hoàn thiện các chiến lược, chính sách về tiếp tục xây dựng, phát huy vai trò của GCCN Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế sâu rộng và trong điều kiện của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4. Tài liệu tham khảo: - BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam (2018): Văn kiện Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII. - Đoàn Chủ tịch TLĐ (2015): Nghị quyết 01/NQ-ĐCT ngày 18/9/2015 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt nam khóa XI về “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế”. - Tổng LĐLĐ Việt Nam (2018): Báo cáo kết quả 10 năm tổ chức Công đoàn Việt Nam thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X về “Tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”. |
Ảnh minh họa. |