e magazine
25/10/2020 17:33
Tăng cường đào tạo nghề và đào tạo lại cho người lao động

25/10/2020 17:33

Hiện nay, chính sách bảo hiểm thất nghiệp về đào tạo và đào tạo lại cho người lao động tại Bình Dương hiệu quả chưa cao. Cho nên, trong thời gian tới, để nâng cao tay nghề cho công nhân LĐLĐ tỉnh và các ban, ngành liên quan cần tăng cường đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho người lao động
Tăng cường đào tạo nghề và đào tạo lại cho người lao động

Hiện nay, chính sách bảo hiểm thất nghiệp về đào tạo và đào tạo lại cho người lao động tại Bình Dương hiệu quả chưa cao. Cho nên, trong thời gian tới, để nâng cao tay nghề cho công nhân, LĐLĐ tỉnh và các ban, ngành liên quan cần tăng cường đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho người lao động.

***

Tại Bình Dương, trong những năm qua từ khi Luật Việc làm 2013 có hiệu lực đến nay chưa có doanh nghiệp nào gửi hồ sơ xin hỗ trợ tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho người lao động từ nguồn kinh phí của bảo hiểm thất nghiệp. Nguyên nhân thứ nhất là do không đảm bảo đủ 04 điều kiện để được hỗ trợ; thứ hai là mức hỗ trợ quá thấp 01 triệu đồng/người/tháng và tối đa không quá 6 tháng. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp không muốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đào tạo nghề bởi như thế sẽ làm giảm doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.

Theo bà Ong Thụy Hoàng Mai - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương, chính sách hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 9 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp (Điều 24, Nghị định 28/2015/NĐ-CP) cũng còn nhiều bất cập. Người lao động muốn tham gia đào tạo những ngành nghề kỹ thuật cao thì phải đóng thêm chi phí đào tạo. Nhưng bản thân họ đang thất nghiệp, số tiền đóng để học nghề sẽ khó khăn. Mặt khác, chất lượng nguồn nhân lực đầu ra của các trường nghề hiện nay chưa tương thích giữa sản phẩm đào tạo và nhu cầu sử dụng từ phía doanh nghiệp

Tăng cường đào tạo nghề và đào tạo lại cho người lao động

Theo báo cáo đánh giá của Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Bình Dương, nhóm ngành nghề có tỷ lệ người lao động thất nghiệp cao nhất là nhóm ngành công nghiệp, chế biến, chế tạo chiếm tỷ lệ 83%. Các nhóm ngành khác chiếm tỷ lệ rất thấp 17%. Trong khi đó số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp tham gia đào tạo nghề lái xe, pha chế, ẩm thực, tin học, tiếng Anh chiếm tỷ lệ trên 80%. Lao động tham gia đào tạo nghề bảo trì máy may, điện công nghiệp, điện gia dụng chỉ chiếm khoảng 15%.

Cho nên một trong những giải pháp cần đưa ra giúp người thất nghiệp nâng cao tay nghề, đáp ứng tốt nhu cầu tuyển dụng nhân lực là tăng mức hỗ trợ dạy nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Đồng thời quy định thêm mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, tiền giấy bút cho người tham gia học nghề.

Tăng cường đào tạo nghề và đào tạo lại cho người lao động
Tăng cường đào tạo nghề và đào tạo lại cho người lao động
Xưởng làm việc của công nhân may An Phú. Ảnh: N.N

Để tăng sự lựa chọn nghề cho người lao động, nhất là người thất nghiệp và xu thế thị trường, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần đa dạng ngành nghề. Đồng thời, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng tham gia về thời gian, chương trình học, lấy thực hành làm chính, giúp học viên học xong có thể đảm bảo tay nghề khi tìm việc làm. Ngoài ra cũng nên gắn kết giữa dạy nghề với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dạy nghề.

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, hiện toàn tỉnh có 100 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hàng năm, các cơ sở này tuyển sinh khoảng 30.000 học viên với các trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng. Đây là nguồn đào tạo nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường đào tạo nghề và đào tạo lại cho người lao động

Chị Hồng đang làm móng cho khách. Ảnh N.N

Dự kiến đến cuối năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh sẽ đạt 80% và 30% lao động qua đào tạo có văn bằng theo chỉ tiêu của tỉnh đề ra. Ngoài ra, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương cũng tổ chức các lớp đào tạo miễn phí hằng tháng cho lao động thất nghiệp nhằm giúp họ có tay nghề tìm kiếm việc làm mới.

Nguyễn Hồng (quê Thanh Hóa, từng làm việc tại Khu Công nghiệp Việt Hương, Bình Dương) chia sẻ rằng cô vừa kết thúc khóa học nghề làm móng. Khi công ty cho nghỉ, Hồng cũng có ý định về quê nhưng sau khi tham khảo ý kiến người thân, bạn bè cô quyết định ở lại và học nghề làm móng, gội đầu. Đây là công việc dễ kiếm việc làm và phù hợp với điều kiện của cô lúc này.

Hoài Thương

Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 25/10 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 25/10

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 25/10, toàn thế giới đã ghi nhận gần 43 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ...

150 tỷ đồng và yêu cầu thay thế Nghị định 64 về cứu trợ 150 tỷ đồng và yêu cầu thay thế Nghị định 64 về cứu trợ

Số tiền kêu gọi cứu trợ cho bà con miền Trung bị lũ lụt của ca sĩ Thủy Tiên chạm mốc 150 tỷ đồng ...

Công nhân ngành Điện hỗ trợ, ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục thiên tai Công nhân ngành Điện hỗ trợ, ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục thiên tai

Cán bộ, công nhân lao động ngành Điện trực tiếp ở vùng lũ không ngại vất vả hỗ trợ bà con chạy lũ; nấu cơm, ...

Xem phiên bản di động