e magazine
30/10/2022 10:48
Tái hiện lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Vân Kiều

30/10/2022 10:48

Từ xa xưa đến nay, cây lúa luôn gắn kết với đời sống của đồng bào dân tộc Vân Kiều trên dãy Trường Sơn. Cuộc sống gắn với núi rừng, nương rẫy, điều kiện canh tác khó khăn nên họ luôn mong ước về sự no đủ. Sự ra đời của lễ hội Mừng lúa mới cũng bắt nguồn từ đó, đây là

Tái hiện lễ hội Mừng lúa mới

của đồng bào dân tộc Vân Kiều

Từ xa xưa đến nay, cây lúa luôn gắn kết với đời sống của đồng bào dân tộc Vân Kiều trên dãy Trường Sơn. Cuộc sống gắn với núi rừng, nương rẫy, điều kiện canh tác khó khăn nên họ luôn mong ước về sự no đủ. Sự ra đời của lễ hội Mừng lúa mới cũng bắt nguồn từ đó, đây là dịp để bà con bày tỏ sự cầu mong của mình với các đấng thần linh, cho họ những vụ mùa bội thu, đời sống của bản làng được đong đầy.

Tái hiện lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Vân Kiều
Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức lễ phục dựng lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Vân Kiều tại Khu du lịch sinh thái thôn Chênh Vênh (Hướng Phùng, Hướng Hoá).
Tái hiện lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Vân Kiều

Bắt đầu lễ hội Mừng lúa mới là hình ảnh các chàng trai, cô gái Vân Kiều lên rẫy tuốt lúa từ lúc sáng sớm tinh mơ, với các dụng cụ là A chói và A giăng (tức là gùi và giỏ). A chói và A giăng được thiết kế nhỏ gọn, buộc một bên hông để đựng lúa một cách thuận tiện nhất, hạn chế triệt để sự rơi vãi của hạt lúa.

Tái hiện lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Vân Kiều
Bằng đôi bàn tay khéo léo cùng với sự tinh tế, tỉ mỉ, các chàng trai, cô gái sẽ thu hoạch được những hạt lúa chắc mẩy, chín đượm đúng độ vàng ươm.
Tái hiện lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Vân Kiều

Sau khi tuốt đem về nhà, sẽ được để ít nhất 3 ngày mới đem giã. Trong 3 ngày đó, lúa sẽ được bà con đem phơi khô, sảy, sàng làm sạch, chọn lọc những hạt lúa chắc mẩy nhất đem cất vào kho.

Tái hiện lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Vân Kiều

Khi lúa đã được phơi khô, làm sạch, sẽ được cho vào cối lớn bằng gỗ để giã. Với đôi bàn tay khéo léo, nhưng cũng không kém phần mạnh khỏe, rắn chắc của các chị, các mẹ Vân Kiều đã tạo ra thành phẩm là những mẹt gạo trắng trẻo, thơm nồng.

Tái hiện lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Vân Kiều

Phần nghi lễ Mừng lúa mới rất quan trọng nên tất cả các dân làng đều phải chuẩn bị thật chu đáo và trang trọng. Cùng với các lễ vật dâng cúng bao gồm heo, gà, cua, cá, sóc, các loại nông sản... thì phần dâng cúng không thể thiếu đó là khăn, áo, váy, và một số trang sức của người phụ nữ Vân Kiều. Với quan niệm thần lúa là nữ giới, nên trong lễ cúng lúa mới, người Vân Kiều dâng kèm các trang phục của nữ giới.

Tái hiện lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Vân Kiều

Theo nghi lễ truyền thống, để khấn vái tổ tiên và mời các vị thần linh như: Thần lúa, thần trời, thần sông suối, thần cây cối về dự lễ để báo cáo sau khi kết thúc vụ mùa, đồng thời tạ ơn thần linh đã cho bản làng một năm mưa thuận gió hòa.

Tái hiện lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Vân Kiều
Sau khi các lễ vật được bày biện đầy đủ, già làng đọc lời khấn, có ý nghĩa rằng: Hôm nay, ngày đẹp trời, bản làng xin phép làm lễ Mừng lúa mới. Xin các thần linh, thần lúa đến chứng giám. Lễ chay, lễ mặn dọn bày tươm tất, xin mời thụ hưởng. Xin thần lúa và các thần thấu cho lời dân bản: Cầu bông lúa con vừa bằng vòi hái/ bông lúa cái vừa bằng đuôi trâu… Xin các thần ban cho dân bản an vui, may mắn… và chủ lễ tạ 4 lễ (4 vái). Kế đến già làng thực hiện nghi lễ xin keo với hàm ý: Nghi lễ được tốt hay chưa được tốt, xin các thần.
Tái hiện lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Vân Kiều
Đến phần hội là sự hòa trộn âm thanh giữa tiếng khèn, tiếng đàn của các chàng trai và tiếng hát của các cô gái người Vân Kiều.
Tái hiện lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Vân Kiều

Tiếng khèn, tiếng đàn, làn điệu dân ca Tà oải, Xà nớt vốn là di sản văn hóa quý báu, đặc sắc của người Vân Kiều. Lời hát là các làn điệu dân ca truyền thống cầu chúc cho cuộc sống an bình, ấm êm.

Thực hiện: TRƯỜNG SƠN

Xem phiên bản di động