Sức mạnh đoàn kết từ màu áo xanh công đoàn
Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn

Sức mạnh đoàn kết từ màu áo xanh công đoàn

Lê Thị Phượng Hằng
Trong dòng chảy phát triển không ngừng của đất nước, lực lượng công nhân, viên chức, lao động luôn là một trong những trụ cột quan trọng góp phần tạo nên những thành tựu to lớn. Họ không chỉ đóng góp bằng trí tuệ và sức lao động mà còn bằng tinh thần kỷ luật, đoàn kết và sự cống hiến âm thầm. Đồng hành cùng họ là màu áo xanh Công đoàn – biểu tượng thiêng liêng của niềm tin, sự gắn bó và sức mạnh cộng đồng.

Màu xanh Công đoàn không chỉ đơn thuần là màu sắc của đồng phục. Đó là biểu hiện sinh động của tinh thần trách nhiệm, sự sẻ chia và đồng lòng giữa những người lao động trên khắp mọi miền – từ công trường đến nhà máy, từ văn phòng đến trường học.

Dù nắng gắt hay mưa giông, màu áo ấy vẫn luôn hiện diện như một minh chứng cho sự tận tâm, kiên trì và bền bỉ của những người đang ngày ngày góp sức dựng xây đất nước.

Sức mạnh đoàn kết từ màu áo xanh công đoàn
Ảnh: ĐVCC

Với mong muốn lan tỏa sâu rộng hơn nữa giá trị và ý nghĩa của màu áo xanh công đoàn, trong năm học 2024–2025, Công đoàn Trường Mẫu giáo Thanh Vĩnh Đông (xã Thanh Vĩnh Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) đã chủ động đăng ký và triển khai mô hình “Sức mạnh đoàn kết từ màu áo xanh Công đoàn”.

Đây không chỉ là một hoạt động mang tính hình thức, mà là cam kết hành động cụ thể, hướng đến việc xây dựng một tập thể gắn bó, trách nhiệm và đầy nhiệt huyết.

Mỗi đoàn viên khi khoác lên mình màu áo xanh, không chỉ thể hiện sự đồng thuận về hình ảnh, mà còn là sự đồng lòng trong hành động – sẵn sàng hỗ trợ nhau trong công việc, cùng tham gia các hoạt động tình nguyện, xã hội và cải tiến chuyên môn.

Mô hình đã trở thành chất xúc tác tích cực, góp phần hình thành môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết và nâng cao tinh thần tập thể cũng như ý thức công dân của từng cán bộ, đoàn viên.

Theo Chủ tịch Công đoàn Trường Mẫu giáo Thanh Vĩnh Đông, để mô hình lan tỏa mạnh mẽ và thiết thực, đơn vị đã lồng ghép hoạt động mặc áo xanh công đoàn với nhiều chương trình cụ thể như: Mặc áo xanh công đoàn vào thứ Ba hằng tuần, các buổi sinh hoạt chuyên đề, lao động công ích và truyền thông nội bộ. Nhờ đó, chiếc áo xanh không còn là hình thức bề ngoài mà trở thành biểu tượng của sự gắn kết – nơi mỗi người cùng nhìn về một hướng, cùng nỗ lực vì tập thể và vì lợi ích chung.

Tại đơn vị, phong trào Mặc áo xanh công đoàn vào thứ Ba hằng tuần đã thực sự trở thành một nét đẹp văn hóa được đông đảo cán bộ, đoàn viên hưởng ứng. Việc mặc áo xanh không chỉ là thực hiện quy định đồng phục, mà còn là một cách thể hiện bản sắc tổ chức, tinh thần đoàn kết và niềm tự hào khi là một phần của công đoàn.

Hình ảnh tập thể cán bộ, nhân viên đồng loạt mặc áo xanh vào mỗi sáng thứ Ba tạo nên điểm nhấn nổi bật, góp phần xây dựng môi trường làm việc sôi nổi, chuyên nghiệp, gần gũi và tạo dấu ấn tích cực trong lòng đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng.

Không chỉ trong công việc thường ngày, màu áo xanh công đoàn còn trở thành điểm nhấn trong các hội thi, phong trào thi đua, hoạt động văn hóa – thể thao.

Khi tham gia các sự kiện, hình ảnh cả đội đồng phục áo xanh không chỉ thể hiện sự đồng bộ mà còn là thông điệp mạnh mẽ về tinh thần tập thể và bản lĩnh đoàn viên. Màu áo ấy như nhắc nhở từng người rằng, họ đang đại diện cho tổ chức, đang cùng nhau lan tỏa những giá trị tốt đẹp mà công đoàn vun đắp.

Sức mạnh đoàn kết từ màu áo xanh công đoàn
Ảnh: ĐVCC

Sức mạnh của màu áo xanh không đến từ một cá nhân, mà từ sự hòa quyện của hàng triệu trái tim đang cùng chung một lý tưởng – đó là tình yêu nghề, sự gắn bó với tập thể và khát vọng đóng góp cho sự phát triển chung. Đó cũng là lời nhắn nhủ tới mỗi đoàn viên: hãy không ngừng nỗ lực, phát huy vai trò tiên phong, đổi mới và sáng tạo trong công việc, trong sinh hoạt công đoàn để tổ chức Công đoàn ngày càng lớn mạnh.

Trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng, màu áo xanh công đoàn vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi – là biểu tượng của đoàn kết, bản lĩnh và trí tuệ. Chúng tôi tin rằng, những hành động giản dị như mặc áo công đoàn vào thứ Ba, hay cùng nhau thực hiện những việc làm thiết thực sẽ tiếp tục nuôi dưỡng và lan tỏa tinh thần công đoàn. Đó chính là cách công đoàn tiếp tục đồng hành cùng người lao động, vững vàng vượt qua mọi thử thách của thời đại.

Cô Lê Thị Ngọc Thắm - Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Thực tế triển khai mô hình “Sức mạnh đoàn kết từ màu áo xanh công đoàn” tại Trường Mẫu giáo Thanh Vĩnh Đông đã mang lại những kết quả rõ nét. Không khí làm việc trong đơn vị trở nên thân thiện, gần gũi hơn. Các đoàn viên chủ động hỗ trợ nhau trong công việc cũng như cuộc sống. Tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể và niềm tự hào khi là một phần của tổ chức Công đoàn ngày càng được nâng cao. Các hoạt động phong trào, thi đua diễn ra sôi nổi với sự tham gia nhiệt tình, đều khắp. Đặc biệt, hình ảnh tập thể khoác áo xanh đồng bộ trong các sự kiện đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng mọi người”.

Từ những việc làm tưởng chừng nhỏ bé, mô hình đã vun đắp nên một tập thể đoàn kết, vững mạnh – nơi mỗi thành viên đều hướng đến giá trị chung, cùng nhau viết tiếp hành trình cống hiến đầy ý nghĩa của tổ chức Công đoàn. Hãy khoác lên mình màu áo xanh công đoàn – không chỉ bằng vải vóc, mà bằng tinh thần, hành động và trách nhiệm – để mỗi chúng ta đều là một phần không thể thiếu trong sức mạnh đoàn kết của tập thể!

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ V do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com

Tin mới hơn

Người hiệu trưởng truyền cảm hứng từ những điều giản dị

Người hiệu trưởng truyền cảm hứng từ những điều giản dị

Từ ngày đầu nhận nhiệm vụ tại Trường Tiểu học Chí Linh (TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu), cô Nguyễn Thị Minh đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng tập thể sư phạm bằng sự thân thiện, chân thành và tấm lòng nhân hậu. Không chỉ là người quản lý năng động, sáng tạo, cô còn là điểm tựa tinh thần vững chắc cho đồng nghiệp, đặc biệt là những công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. Với cách lãnh đạo gần gũi, đổi mới và đầy cảm hứng, cô đã xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh – nơi mỗi giáo viên đều tự nguyện cống hiến như đang sống và làm việc trong chính ngôi nhà của mình.
Vòng tay công đoàn trong tâm bão

Vòng tay công đoàn trong tâm bão

Tháng 9/2024, cơn bão Yagi – cơn bão mạnh nhất trong 70 năm qua đổ bộ vào miền Bắc, để lại hậu quả nặng nề. Với tôi, một công nhân ngành điện, đó không chỉ là thiên tai khốc liệt mà còn là dấu mốc khắc sâu trong hành trình làm nghề. Chính trong tâm bão, tôi thấu hiểu rõ hơn bao giờ hết: vòng tay Công đoàn chính là chỗ chở che, là ánh sáng, là sức mạnh giữa giông tố cuộc đời.
Công đoàn Z129 – Điểm tựa vững chắc của người lao động trong “làng quân giới”

Công đoàn Z129 – Điểm tựa vững chắc của người lao động trong “làng quân giới”

Nằm giữa thung lũng xanh huyện Yên Sơn (Tuyên Quang), Nhà máy Z129 - đơn vị thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (Bộ Quốc phòng) - được mệnh danh là “Làng quân giới”, là nơi duy nhất tại Việt Nam sản xuất, sửa chữa và nghiên cứu các loại ngòi đạn phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Góp phần vào thành công chung ấy, tổ chức Công đoàn cơ sở Nhà máy Z129 luôn đóng vai trò là “cánh tay nối dài”, đồng hành cùng người lao động bằng những việc làm thiết thực, sáng tạo và đầy trách nhiệm – vì chất lượng sản phẩm quốc phòng, vì hạnh phúc của người lao động.

Tin tức khác

Vòng tay Công đoàn: Chắp cánh khát vọng đường dây 500kV mạch 3

Vòng tay Công đoàn: Chắp cánh khát vọng đường dây 500kV mạch 3

Chúng tôi từng gọi đó là “cuộc chạy đua với thời gian”. Nhưng sau tất cả, đó là hành trình của những bàn tay chai sạn, trái tim rực lửa và “vòng tay Công đoàn” bền bỉ - tiếp sức, chở che suốt dặm dài gian khó.
"Mái ấm công đoàn" nuôi dưỡng những trái tim yêu nghề

"Mái ấm công đoàn" nuôi dưỡng những trái tim yêu nghề

Tại Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (xã Hoà Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), vòng tay công đoàn luôn rộng mở, đầy ắp tình yêu thương và trách nhiệm. Đây là mái nhà thứ hai, nơi mỗi thành viên luôn cảm thấy được quan tâm, được lắng nghe, được chia sẻ và yêu thương như một gia đình.
Những vòng tay không khoảng cách

Những vòng tay không khoảng cách

Những ngày đầu năm 2021, khi cả nước đang hân hoan đón xuân Tân Sửu thì quê tôi – Chí Linh, Hải Dương – bỗng chốc trở thành tâm dịch COVID-19. Đường phố vắng lặng, hàng quán đóng cửa, mọi nhịp sống chậm lại. Nhưng có một nơi không thể chậm lại, đó là Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại, nơi vợ chồng tôi cùng công tác.
Người "thắp lửa yêu thương" trong ngôi nhà công đoàn

Người "thắp lửa yêu thương" trong ngôi nhà công đoàn

Trong hành trình xây dựng và phát triển tổ chức Công đoàn cơ sở, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Thùy luôn là một hình mẫu tiêu biểu của sự tận tụy, sáng tạo và đầy trách nhiệm. Trên cương vị Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Đông Thanh (TP Đông Hà, Quảng Trị), chị không chỉ là cầu nối giữa người lao động và lãnh đạo đơn vị mà còn là người truyền cảm hứng, thắp lửa nhiệt huyết và lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc qua từng hoạt động.
Một trái tim yêu thương đồng hành với tổ chức Công đoàn

Một trái tim yêu thương đồng hành với tổ chức Công đoàn

Nhắc đến cô Sông Thương – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn An Ninh (TP vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), nhiều người không chỉ ấn tượng bởi cái tên mà còn khắc ghi hình ảnh một người phụ nữ mang trong mình trái tim yêu thương, nụ cười hiền hậu, ánh mắt linh hoạt và giọng nói truyền cảm. Trong mắt đồng nghiệp, cô không chỉ là người lãnh đạo tận tâm mà còn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của tổ chức Công đoàn – luôn trân trọng từng sáng kiến, từng đóng góp nhỏ bé nhưng thiết thực vì tập thể.
Mạch sống biên giới

Mạch sống biên giới

Trên dải đất Nam Tây Nguyên - Bình Phước, trải dài gần 500km đường biên giới từ huyện Ea Súp (Đắk Lắk) đến huyện Lộc Ninh (Bình Phước), qua 24 xã - trong đó có 11 xã biên giới vùng sâu, vùng xa với phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số - Binh đoàn 16 đã hiện thực hóa khát vọng "thay da đổi thịt" vùng đất hoang vu thành các khu kinh tế - quốc phòng sôi động, gắn với cụm dân cư trù phú.
Xem thêm