Thứ năm 25/04/2024 16:42

Sự gương mẫu của vợ, chồng, con là tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm cán bộ

Đảng với công nhân - TẠP CHÍ LAO ĐỘNG VÀ CÔNG ĐOÀN

Ngày 2/2/2023, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định 96 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như trách nhiệm nêu gương của cán bộ là một trong những tiêu chí. Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn Quy định 96 của Bộ Chính trị.

QUY ĐỊNH

Về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo,

quản lý trong hệ thống chính trị

-----

- Căn cứ Điều lệ Đảng;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII,

Bộ Chính trị quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quan điểm, nguyên tắc

1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; nêu cao trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, người đứng đầu, nhất là người được lấy phiếu tín nhiệm, người ghi phiếu tín nhiệm.

2. Làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch trong lấy phiếu tín nhiệm và sử dụng kết quả tín nhiệm. Nghiêm cấm và xử lý nghiêm hành vi vi phạm, làm sai lệch mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm để làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.

3. Lấy phiếu tín nhiệm là nội dung quan trọng trong đánh giá cán bộ, được thực hiện định kỳ; cán bộ giữ nhiều chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý thì lấy phiếu tín nhiệm tối đa ở 2 nơi cán bộ công tác và sinh hoạt.

4. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm phải báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ và được công khai theo quy định. Những cán bộ có tín nhiệm thấp phải kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.

Điều 2. Mục đích, yêu cầu

1. Thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

2. Góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ; giúp cán bộ "tự soi", "tự sửa", tiếp tục phấn đấu, rèn luyện trong công tác; là cơ sở quan trọng để cấp ủy, tổ chức đảng đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ; nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý, giám sát cán bộ.

3. Quá trình tổ chức lấy phiếu tín nhiệm phải thực hiện nghiêm theo quy định này và các văn bản liên quan, bảo đảm thực chất, góp phần tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng.

Chương II

PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM, THÀNH PHẦN

GHI PHIẾU VÀ THỜI ĐIỂM LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM

Điều 3. Phạm vi, đối tượng lấy phiếu tín nhiệm và thành phần ghi phiếu tín nhiệm

1. Phạm vi, đối tượng

- Cán bộ giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp có đơn vị trực thuộc.

- Cán bộ đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu thì không thực hiện lấy phiếu tín nhiệm.

2. Thành phần ghi phiếu tín nhiệm được quy định cụ thể đối với từng chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị (Phụ lục 1).

Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

Điều 4. Thời điểm lấy phiếu tín nhiệm

Việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành định kỳ vào năm thứ 3 (năm giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp), cụ thể như sau:

1. Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc phê chuẩn thực hiện theo quy định của Quốc hội.

2. Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu thực hiện theo chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

3. Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo cấp ủy địa phương tiến hành sau khi lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do hội đồng nhân dân các cấp bầu.

4. Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý khác tiến hành sau sơ kết 6 tháng đầu năm của năm thứ 3 giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp.

Chương IIITIÊU CHÍ, QUY TRÌNH, TỔNG HỢP KẾT QUẢ, CÔNG KHAIVÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM

Điều 5. Tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm

1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật

- Lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần trách nhiệm trong công việc, thái độ phục vụ Nhân dân; liêm chính, trung thực, công tâm, khách quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Ý thức tổ chức kỷ luật, việc chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện các quy định, quy chế của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi công tác; khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ và xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm.

- Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc thường xuyên giữ mối liên hệ với cấp ủy nơi cư trú.

2. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (tính từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm lấy phiếu)

- Kết quả lãnh đạo, tham mưu, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách; tính năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Số lượng, chất lượng sản phẩm, hiệu quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực thuộc.

- Kết quả lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; công tác kiểm tra, giám sát; giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách.

Điều 6. Phiếu tín nhiệm, cách ghi phiếu và tổng hợp kết quả

1. Phiếu tín nhiệm

Phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ tín nhiệm theo 3 mức: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp". Phiếu tín nhiệm theo mẫu ban hành kèm theo Quy định này (Phụ lục 4).

2. Cách ghi phiếu

Căn cứ vào nội dung tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm, người ghi phiếu tín nhiệm nghiên cứu, đánh giá khách quan về người được lấy phiếu tín nhiệm, ghi ý kiến của mình vào phiếu tín nhiệm. Người ghi phiếu tín nhiệm có thể ký tên hoặc không ký tên vào phiếu tín nhiệm.

3. Tổng hợp, phân tích kết quả phiếu tín nhiệm

- Kết quả phiếu tín nhiệm đối với từng người được tổng hợp như sau: Họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm; tổng số phiếu phát ra; tổng số phiếu thu về, số phiếu hợp lệ, số phiếu không hợp lệ; tổng số phiếu tín nhiệm cao và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về; tổng số phiếu tín nhiệm và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về; tổng số phiếu tín nhiệm thấp và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về.

- Phiếu không hợp lệ: Là phiếu không do ban kiểm phiếu phát ra; phiếu gạch xóa họ tên người được in trên phiếu; phiếu ghi tên một người mà người ghi phiếu không đánh dấu vào ô nào hoặc đánh dấu vào hai hoặc ba ô.

- Trường hợp phiếu ghi thêm tên của người ngoài danh sách lấy phiếu tín nhiệm thì phần ghi thêm là không hợp lệ; các trường hợp trong danh sách còn lại nếu đánh dấu theo quy định thì hợp lệ.

Điều 7. Trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong lấy phiếu tín nhiệm

1. Trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị

- Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định; bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, thực chất.

- Tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ công tác tại địa phương, cơ quan, đơn vị (gồm cả các chức danh cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của cấp trên trực tiếp); sơ kết, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện lấy phiếu tín nhiệm.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm của cấp dưới trực thuộc.

- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đưa ra khỏi quy hoạch, cho từ chức, miễn nhiệm, bố trí công tác khác mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm đối với cán bộ có tín nhiệm thấp. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ có tín nhiệm cao.

2. Trách nhiệm của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ

- Tham mưu xây dựng kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm.

- Đề nghị người được lấy phiếu tín nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo giải trình về các nội dung liên quan theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền hoặc của người ghi phiếu tín nhiệm trước khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.

- Tập hợp báo cáo giải trình, bổ sung của người được lấy phiếu tín nhiệm (nếu có), gửi báo cáo cấp có thẩm quyền hoặc người ghi phiếu.

- Tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ công tác tại địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với những cán bộ có kết quả tín nhiệm thấp theo Điều 11, Quy định này; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đối với cán bộ có tín nhiệm cao.

- Giúp cấp có thẩm quyền hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm của cấp dưới trực thuộc.

3. Trách nhiệm của người được lấy phiếu

- Người được lấy phiếu tín nhiệm phải gửi báo cáo, cung cấp đầy đủ thông tin trung thực, chính xác về các nội dung lấy phiếu tín nhiệm theo quy định và gửi đến cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ trước ngày lấy phiếu tín nhiệm 20 ngày.

- Chậm nhất 3 ngày trước ngày lấy phiếu tín nhiệm, người được lấy phiếu tín nhiệm phải báo cáo, giải trình, cung cấp thông tin bổ sung liên quan đến lấy phiếu tín nhiệm theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền hoặc người ghi phiếu tín nhiệm (nếu có).

4. Trách nhiệm của người ghi phiếu

- Nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá khách quan, thận trọng, trung thực, công tâm về người được lấy phiếu tín nhiệm và nội dung báo cáo, giải trình (nếu có) để thể hiện mức độ tín nhiệm cụ thể trong phiếu tín nhiệm.

- Khi có vấn đề cần làm rõ thì người ghi phiếu đặt yêu cầu bằng văn bản đối với người được lấy phiếu (qua cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ) chậm nhất là 10 ngày trước ngày lấy phiếu tín nhiệm.

Điều 8. Xây dựng kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm

Căn cứ Quy định của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm, các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định, trong đó xác định cụ thể: Mục đích, yêu cầu, số lượng và chức danh lấy phiếu tín nhiệm, thành phần ghi phiếu tín nhiệm đối với từng chức danh, việc công khai và sử dụng kết quả phiếu tín nhiệm; phân công tổ chức thực hiện… phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Điều 9. Quy trình lấy phiếu tín nhiệm

1. Đối với các chức danh cấp ủy và chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị

Bước 1: Chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm

Căn cứ kế hoạch của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ chuẩn bị các nội dung sau:

- Yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm báo cáo theo quy định tại Khoản 3, Điều 7 Quy định này.

- Tập hợp báo cáo, hồ sơ của người được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định và báo cáo giải trình, cung cấp thông tin về nội dung liên quan (nếu có), gửi cho người ghi phiếu trước 15 ngày; các nội dung, vấn đề cần làm rõ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền hoặc người ghi phiếu tín nhiệm thì gửi cho người được lấy phiếu tín nhiệm trước 10 ngày lấy phiếu tín nhiệm.

- Chuẩn bị phiếu tín nhiệm ghi danh sách người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức tín nhiệm và có đóng dấu treo của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định.

- Đề xuất ban kiểm phiếu.

Bước 2: Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm

- Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị quán triệt về mục đích, yêu cầu việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ theo quy định.

- Bầu ban kiểm phiếu; ban kiểm phiếu tiến hành phát phiếu, hướng dẫn cách ghi phiếu.

- Cán bộ trong thành phần ghi phiếu và bỏ phiếu vào thùng phiếu theo quy định.

Bước 3: Báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm

- Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu và thông báo kết quả kiểm phiếu với hội nghị.

- Biên bản kiểm phiếu được lập thành 3 bản (2 bản gửi cấp trên trực tiếp; 1 bản lưu tại địa phương, cơ quan, đơn vị) và quản lý theo chế độ mật.

- Cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo quy định tại Điều 10, Quy định này.

2. Đối với các chức danh cán bộ do Quốc hội và hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn

Căn cứ vào quy trình quy định tại Khoản 1 Điều này, Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo cụ thể hóa, tổ chức thực hiện.

Điều 10. Công khai kết quả phiếu tín nhiệm

1. Kết quả phiếu tín nhiệm được công khai đối với tập thể và cá nhân sau:

- Thành phần tham gia ghi phiếu tín nhiệm.

- Cấp có thẩm quyền trực tiếp quản lý cán bộ.

- Cá nhân người được lấy phiếu tín nhiệm.

2. Cách thức công khai kết quả phiếu tín nhiệm

- Công bố tại các hội nghị lấy phiếu tín nhiệm.

- Đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư thì công khai trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

- Đối với các chức danh do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu, phê chuẩn thì công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cử tri và Nhân dân biết.

- Đối với các chức danh, chức vụ còn lại trong hệ thống chính trị thì công khai tại hội nghị lấy phiếu tín nhiệm.

Điều 11. Sử dụng kết quả phiếu tín nhiệm

1. Kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.

2. Những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn; xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định.

3. Những trường hợp có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác khác (thấp hơn) mà không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.

4. Đối với người được lấy phiếu tín nhiệm ở 2 nơi thì việc đánh giá tín nhiệm đối với cán bộ sẽ do cấp có thẩm quyền quyết định trên cơ sở xem xét tổng thể kết quả phiếu tín nhiệm ở từng nơi.

Điều 12. Tổ chức thực hiện

1. Các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương lãnh đạo, tổ chức thực hiện Quy định này; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định; chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn cấp dưới thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm; tổng hợp, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương) về kết quả phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

2. Đảng đoàn Quốc hội có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung các nghị quyết của Quốc hội, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bảo đảm thống nhất, đồng bộ với Quy định này và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

3. Ban Tổ chức Trung ương tham mưu xây dựng kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; tổng hợp kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư; chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này, báo cáo Bộ Chính trị.

4. Quy định này thay thế Quy định số 262-QĐ/TW, ngày 08/10/2014 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Người đảng viên công nhân làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng

Đảng với công nhân -

Người đảng viên công nhân làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng

Sẽ không quá lời khi gọi anh Nguyễn Văn Biên - Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam là “vua sáng chế” khi mới hơn 10 năm công tác, anh đã có đến gần 20 sáng chế, có giá trị làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng.

Nữ đảng viên từ chối làm tổ trưởng để là… công nhân may

Đảng với công nhân -

Nữ đảng viên từ chối làm tổ trưởng để là… công nhân may

Có năng lực, chuyên môn cùng với sự gương mẫu, trách nhiệm, chị Đồng Thị Mộng Thơ – Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại TNG chi nhánh Phú Bình 2 (Thái Nguyên) nhiều lần được cất nhắc làm tổ trưởng một chuyền may nhưng chị từ chối để được là… công nhân may.

Cha con công nhân nối gương nhau vào Đảng

Đảng với công nhân -

Cha con công nhân nối gương nhau vào Đảng

Mặc dù làm công việc chân tay nặng nhọc nhưng anh Vũ Xuân Hoàn vẫn động viên con gái vào làm tại công ty và tiếp nối anh đứng trong hàng ngũ của Đảng.

“Tôi vào Đảng để làm tổ trưởng tốt hơn”

Đảng với công nhân -

“Tôi vào Đảng để làm tổ trưởng tốt hơn”

Được bổ nhiệm vào vị trí Tổ trưởng Tổ thao tác lưu động Quy Nhơn (Truyền tải điện Bình Định, Công ty Truyền tải điện 3) khi chưa là đảng viên, anh Nguyễn Duy Cường mong muốn được đứng vào hàng ngũ của Đảng với ý nghĩa đơn giản là để hoàn thành tốt hơn công việc của mình.

“Không có công đoàn, tôi chưa được đứng vào hàng ngũ của Đảng”

Đảng với công nhân -

“Không có công đoàn, tôi chưa được đứng vào hàng ngũ của Đảng”

Anh Trần Duy Đàn, công nhân Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH (huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) nói rằng “Trở thành đảng viên không phải là điều xa vời như tôi từng nghĩ!”.

Nữ đảng viên gắn bó với nghề rừng

Đảng với công nhân -

Nữ đảng viên gắn bó với nghề rừng

Chị Trần Thị Thanh Huyền năm nay vừa tròn 40 tuổi, đã có 16 năm gắn bó với nghề rừng vốn không ít gian nan.

Bản tin công nhân: Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục?

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục? Công nhân thiệt thòi khi chỉ được hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp; Cần Thơ: Công nhân lên kế hoạch du lịch gần để tiết kiệm dịp nghỉ lễ... là những nội dung chính trong bản tin công nhân ngày 24/4/2024.

Công ty xi măng, khoáng sản có phải bồi thường tai nạn lao động cho NLĐ khi tai nạn xảy ra? Tôi công nhân

Công ty xi măng, khoáng sản có phải bồi thường tai nạn lao động cho NLĐ khi tai nạn xảy ra?

Công ty xi măng, khoáng sản phải bồi thường tai nạn lao động cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động ở công ty của mình trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Gần 7.400 vụ tai nạn lao động xảy ra trong năm 2023 Infographic

Gần 7.400 vụ tai nạn lao động xảy ra trong năm 2023

Bộ Lao động-Thương binh cho biết, trong năm 2023, cả nước đã xảy ra 7.394 vụ tai nạn lao động, giảm 324 vụ, tương ứng với 4,2% so với năm 2022. Số vụ tai nạn lao động này làm 7.553 người bị nạn, giảm 370 người, tương ứng với 4,7% so với năm 2022.
Bản tin công nhân: Vụ 7 công nhân thiệt mạng ở Yên Bái có thể đề nghị Bộ Công an phối hợp điều tra Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Vụ 7 công nhân thiệt mạng ở Yên Bái có thể đề nghị Bộ Công an phối hợp điều tra

Bản tin công nhân ngày 23/4 gồm những nội dung chính sau đây: Nữ công nhân rút BHXH tới 4 lần vì mất việc; Vụ 7 công nhân thiệt mạng ở Yên Bái: Có thể đề nghị Bộ Công an phối hợp điều tra; Lưu ý cho người lao động đã rút bảo hiểm xã hội một lần đi làm lại...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

“Nhân tố” xây dựng Đảng ở doanh nghiệp FDI

Đảng với công nhân -

“Nhân tố” xây dựng Đảng ở doanh nghiệp FDI

Noi gương bố và anh trai, anh Phạm Văn Phương - Tổ trưởng Tổ sản xuất, Công ty Ogino (Hà Nội) quyết tâm vào Đảng, để rồi trở thành nhân tố tích cực trong việc xây dựng tổ chức Đảng tại doanh nghiệp FDI.

Từ người thợ thành lãnh đạo công đoàn

Đảng với công nhân -

Từ người thợ thành lãnh đạo công đoàn

Dù mới học hết cấp 3 nhưng bằng sự nỗ lực của bản thân, anh Nguyễn Văn Chỉnh - Phó Bí thư Chi bộ, Phó Trưởng phòng Sản xuất, Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Asti (KCN Quang Minh, Hà Nội) đã có bước phát triển trong nghề nghiệp và là “cây sáng chế” của công ty.

Một thợ giỏi, đảng viên tận tụy

Đảng với công nhân -

Một thợ giỏi, đảng viên tận tụy

Khi muốn tìm một điển hình khá tiêu biểu là công nhân, đảng viên, tôi đã tìm đến Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị - một doanh nghiệp hàng đầu của địa phương và được giới thiệu về Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa.

Quyết tâm xây dựng nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng

Đảng với công nhân -

Quyết tâm xây dựng nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết quan trọng với tiêu đề: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”. Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này.

Tân Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam: Phấn đấu xây dựng Quảng Nam phát triển khá vào năm 2030

Đảng với công nhân -

Tân Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam: Phấn đấu xây dựng Quảng Nam phát triển khá vào năm 2030

Trên cương vị mới, tân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết chia sẻ, đây là vinh dự lớn nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề. Đồng chí hứa sẽ dốc lòng, dốc sức cùng tập thể Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ phấn đấu xây dựng Quảng Nam trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030.

Quy định mới của Bộ Chính trị và Ban Bí thư về quy trình kiểm tra

Đảng với công nhân -

Quy định mới của Bộ Chính trị và Ban Bí thư về quy trình kiểm tra

Ngày 4/1/2024, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quyết định số 139-QĐ/TW về Quy trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Cựu Giám đốc CDC Bình Dương Nguyễn Thành Danh luôn nói không với "quà cáp"

Đảng với công nhân -

Cựu Giám đốc CDC Bình Dương Nguyễn Thành Danh luôn nói không với "quà cáp"

Thời còn công tác, ông Nguyễn Thành Danh - cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Dương luôn là một tấm gương chuẩn mực về đạo đức ngành Y. Ông luôn nhắc nhở các bạn trẻ, và cũng từng cảnh báo thuộc cấp về việc tránh sai phạm trong quá trình chống dịch.

20 năm Cần Thơ – Hậu Giang: Mở đường cho phát triển

Đảng với công nhân -

20 năm Cần Thơ – Hậu Giang: Mở đường cho phát triển

Đầu năm 2004, thực hiện Nghị quyết của Trung ương về điều chỉnh địa giới hành chính, tỉnh Cần Thơ được chia tách thành TP Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. Trải qua 20 năm phát triển, các địa phương đều đã đạt nhiều thành tựu to lớn.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam

Đảng với công nhân -

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên Huế, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; là tấm gương sáng về phẩm chất, nhân cách của người cộng sản mẫu mực, kiên cường, tài năng và đạo đức cách mạng.

Cuốn sách của Tổng Bí thư về phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc

Đảng với công nhân -

Cuốn sách của Tổng Bí thư về phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc

Cuốn sách “Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc” thể hiện tư duy nhất quán của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng cống hiến.