e magazine
22/12/2020 18:32
So với năm 2019, thu nhập bình quân của lao động Việt Nam năm 2020 tăng hơn 32%

22/12/2020 18:32

Trong khi việc làm và thu nhập của các nước ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương bị ảnh hưởng nặng về bởi đại dịch Covid-19 thì thu nhập bình quân của lao động Việt Nam tăng 32,6% so với năm 2019, đạt mức 321 USD/tháng.

So với năm 2019, thu nhập bình quân của lao động Việt Nam năm 2020 tăng hơn 32%

Trong khi việc làm, thu nhập của các nước ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 thì thu nhập bình quân của lao động Việt Nam tăng 32,6% so với năm 2019, đạt mức 321 USD/tháng.

So với năm 2019, thu nhập bình quân của lao động Việt Nam năm 2020 tăng hơn 32%

Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam năm 2020 tăng so với năm 2019

Đó là một trong những nội dung được Talent Solutions - Một thương hiệu thuộc ManpowerGroup (Mỹ), công bố trong Báo cáo Tổng chỉ số lao động thường niên 2020 (TWI 2020) dựa trên phân tích dữ liệu lớn giúp xác định tiềm năng của lực lượng lao động tại 76 thị trường. Theo đó, thu nhập trung bình của lao động Việt Nam đạt mức 321 USD/tháng, tăng 32,6% so với 2019 là 242 USD/tháng. Thu nhập trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt 1.835 USD/tháng.

Báo cáo Tổng chỉ số lao động thường niên 2020 cũng đã xác định 5 thị trường hàng đầu trên toàn cầu về hiệu quả chi phí, bao gồm: Philippines, Croatia, Morocco, Việt Nam và Thái Lan. Chi phí lao động và môi trường pháp lý là những động lực thuận lợi giúp các thị trường này nằm ở vị trí tốp đầu.

So với năm 2019, thu nhập bình quân của lao động Việt Nam năm 2020 tăng hơn 32%

5 thị trường hàng đầu trên toàn cầu về Hiệu quả chi phí

Ngoài ra, Báo cáo Tổng chỉ số lao động thường niên 2020 của Talent Solutions cũng cung cấp thêm một số thông tin quan trọng như các quốc gia gồm Mỹ, New Zealand và Canada đứng đầu những thị trường hấp dẫn hàng đầu thế giới đối với các nhà đầu tư. Kết quả trên được phân tích dựa trên 200 yếu tố đánh giá mức độ sẵn sàng về kỹ năng của lao động, hiệu quả chi phí, môi trường pháp lý và năng suất lao động của mỗi thị trường. Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến chuyển không ngừng, việc tiếp cận nhân tài là một ưu tiên hàng đầu của các tổ chức giúp họ kinh doanh thành công.

Trong phân tích năm nay, ManpowerGroup Talent Solutions đánh giá sâu hơn về mức độ sẵn sàng của nhân tài, so sánh tỷ lệ lao động có thể làm việc từ xa tại các thị trường khác nhau và tìm hiểu sự sẵn sàng về nguồn nhân lực an ninh mạng. Các kỹ năng công nghệ thông tin, đặc biệt là những kỹ năng hỗ trợ làm việc từ xa như an ninh mạng, tiếp tục được săn đón. Ngoài ra, các vị trí chăm sóc sức khỏe, điều hành, hậu cần và các vị trí quan trọng khác đang không ngừng gia tăng.

New Zealand, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc là những thị trường hàng đầu trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Singapore và Hồng Kông được xếp hạng cao về năng suất lao động. 5 thị trường hàng đầu của khu vực châu Á Thái Bình Dương vượt cả Ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia từng thu hút nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư, một phần nhờ quy mô lực lượng lao động to lớn của hai thị trường này. Để đạt được vị trí tốp đầu, các thị trường trên đã kết hợp thành công giữa lực lượng lao động có năng lực và kỹ năng cao, khả năng sử dụng tiếng Anh tốt, tính sẵn sàng của lực lượng lao động và môi trường pháp lý linh hoạt.

So với năm 2019, thu nhập bình quân của lao động Việt Nam năm 2020 tăng hơn 32%

Nhà máy Esquel Việt Nam tại Bình Dương chủ động phòng dịch Covid-19

Ông Simon Matthews - Giám đốc Khu vực, ManpowerGroup Thái Lan, Việt Nam và Trung Đông, chia sẻ: “Trong thế giới việc làm thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là dưới tác động của đại dịch toàn cầu, các kỹ năng mới đã xuất hiện và được săn đón, dẫn đến sự thay đổi lớn về thị trường lao động. Các chủ doanh nghiệp hiện nay cần có kế hoạch dài hạn để phát triển nguồn nhân tài của mình. Chúng tôi đã chứng minh rằng, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể vận hành theo một cách khác biệt và hiệu quả. Điều quan trọng không chỉ nằm ở việc xác định đâu là những yếu tố phát triển bền vững trong trạng thái bình thường mới, mà chính là khả năng kết nối được kỹ năng với công nghệ nhằm duy trì những phương pháp làm việc mới hiệu quả và thực tiễn.”

So với năm 2019, thu nhập bình quân của lao động Việt Nam năm 2020 tăng hơn 32%

Phòng dịch hiệu quả giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất

So sánh với toàn khu vực để thấy việc thu nhập trung bình của lao động Việt Nam tăng hơn 32% là một tín hiệu rất đáng mừng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ra những hậu quả nặng nề cho thị trường lao động và việc làm.

Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trong Báo cáo Triển vọng việc làm và xã hội châu Á – Thái Bình Dương 2020: Vượt qua khủng hoảng, hướng tới một tương lai việc làm lấy con người làm trung tâm đã ước tính hậu quả về kinh tế mà đại dịch Covid-19 gây nên là mức tổn thất khoảng 81 triệu việc làm trong năm 2020. Hầu như tất cả các nền kinh tế có số liệu 2020 theo quý, số lượng việc làm đều giảm so với năm 2019.

So với năm 2019, thu nhập bình quân của lao động Việt Nam năm 2020 tăng hơn 32%

Tại Việt Nam, ngành May mặc là ngành ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 nhưng các doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm đơn hàng mới thay thế để hạn chế tối đa việc sa thải lao động. Trong ảnh, 1 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam chuyển sang sản xuất khẩu trang phòng dịch Covid-19

Do số giờ làm việc được trả lương ít hơn, thu nhập trung bình cũng giảm. Nhìn chung, ước tính thu nhập từ việc làm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong 3 quý đầu năm 2020 đã giảm khoảng 10%, tương đương với mức giảm 3% trong tổng sản phẩm quốc nội. Một hệ quả khác là sự gia tăng các mức độ người có việc làm vẫn nghèo. Tính về con số tuyệt đối, ước tính ban đầu mà báo cáo đưa ra là sẽ có thêm 22 đến 25 triệu người có thể rơi vào tình trạng có việc làm vẫn nghèo, khiến tổng số người có việc làm vẫn nghèo (những người có thu nhập chưa đến 1,90 đô la Mỹ một ngày) của khu vực châu Á – Thái Bình Dương tăng lên mức 94 đến 98 triệu người vào năm 2020.

Báo cáo cũng đưa ra cảnh báo rằng xét đến quy mô thiệt hại gây nên đối với thị trường lao động, quy mô tổng thể của những phản ứng tài khóa của khu vực hiện là không đủ, đặc biệt là ở những nền kinh tế đang phát triển trong khu vực. Do tồn tại những khoảng trống trong chi tiêu tài khóa, cuộc khủng hoảng có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giữa các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

So với năm 2019, thu nhập bình quân của lao động Việt Nam năm 2020 tăng hơn 32%

Tới thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp ngành May mặc đã có đơn hàng trở lại, đảm bảo được việc làm, thu nhập cho người lao động

Lý giải về việc thu nhập bình quân của lao động Việt Nam tăng, có thể xem xét đến yếu tố quan trọng đó là Việt Nam đã kiểm soát, khống chế dịch bệnh Covid-19 trong khi dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu.

Theo nhận định Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) vừa được công bố thì năm 2020, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mức 2,4% và là một trong 4 nền kinh tế trên thế giới có được sự tăng trưởng về GDP bình quân đầu người, đó là: Việt Nam, Đài Loan, Ai Cập và Trung Quốc. IMF đánh giá, Việt Nam đã kiểm soát, khống chế dịch bệnh Covid-19 trong khi dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới, cộng đồng quốc tế đánh giá cao và cho rằng Việt Nam nằm trong số ít các quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh, có cách làm đúng, kịp thời, hiệu quả, chi phí thấp.

LÊ TUYẾT

Xem phiên bản di động