
Cụ thể, nhóm từ ngữ mang tính điều trị không được xuất hiện như: "điều trị", "tiệt trừ", "chuyên trị", "chữa bệnh", "khỏi", "khỏi hẳn", "dứt", "cắt đứt", "chặn đứng", "giảm ngay", "giảm liền", "giảm tức thì", "khỏi ngay", "chữa viêm da", "giảm dị ứng", "diệt nấm", "diệt virus", "xóa sẹo", "giảm sẹo lồi", "làm sạch vết thương".
Tiếp đó là nhóm cụm từ bị cho là phóng đại bị cấm: "trị nám vĩnh viễn trong 7 ngày", "trị mụn, trắng da thần tốc", "kem trị nám", "mỹ phẩm tự nhiên 100%", "trắng da cấp tốc", "trắng da siêu tốc".
Rồi tới nhóm cụm từ so sánh: "hàng đầu", "đầu bảng", "đầu tay", "lựa chọn", "chất lượng cao", "tuyệt hảo", "tuyệt vời", "cực kỳ", "bảo đảm/đảm bảo 100%", "an toàn", "tốt nhất", "duy nhất", "nhất"... cũng không được xuất hiện trong quảng cáo mỹ phẩm.
Đồng thời, dự thảo cũng không cho phép dùng các cụm từ về công dụng vốn không được phép công bố trong mỹ phẩm như: "kích thích mọc tóc", "mọc lông mi", "loại bỏ/giảm mỡ", "giảm béo", "giảm cân", "giảm kích thước cơ thể", "ngăn ngừa hoặc dừng sự phát triển của lông", "dừng quá trình ra mồ hôi", "mực xăm vĩnh viễn"...
Tất nhiên, bản dự thảo còn nhiều nội dung liên quan tới hình ảnh, công bố quảng cáo hay các phương thức hậu kiểm… Song, riêng bản danh sách các từ khóa trên đang khiến dư luận dậy sóng. Bởi, việc Bộ vào cuộc chấn chỉnh lại vấn nạn quảng cáo mỹ phẩm sai, lố ảnh hưởng tới người tiêu dùng là đúng (dù có phần chậm trễ). Nhưng, việc liệt kê danh sách như trên nếu ở mặt ngữ nghĩa thì vừa thiếu vừa thừa những cụm từ, nhóm cụm từ. Chưa kể, nó chỉ là một bộ khung rất máy móc và thiếu tính thực tiễn trên thị trường quảng cáo.
Bản thân việc chặn từ khóa, trước nay, các nền tảng mạng xã hội đã làm. Song, họ cập nhật thường xuyên bởi các thủ thuật lách của người dùng. Chứ không phải là một bộ khung cứng như Dự thảo Nghị định. Và cho đến lúc này, tính hiệu quả của nó cũng như những ảnh hưởng của nó tới ngôn ngữ cũng là vấn đề tranh cãi.
Bởi, khi TikTok có xu hướng hạn chế tiếp cận những cụm từ như Facebook, Shopee (tên đối thủ) thì người dùng lập tức tự nghĩ ra bộ từ lóng mới như “phở bò” (đọc trại của Facebook); sàn cam (màu nhận diện của Shopee). Tương tự với Facebook, những cụm từ như Tóp Tóp (TikTok); ra đi mãi mãi (chết); 44 (tự tử)... cũng xuất hiện nhan nhản!
Tức là, ngoài làm méo mó ngôn ngữ ra, người ta vẫn sẽ làm được thứ mà người ta muốn làm. Và nếu lách như trên, Bộ có thể phạt được không?
Chưa kể, đấy là những cách lách thô sơ nhất. Hiện tại, với AI, chỉ cần nạp dữ liệu đầu vào về nội dung người dùng muốn nói, các cụm từ khóa không được nhắc đến nhưng vẫn phải thể hiện nội dung, kết quả cho ra rất tốt. Nội dung sẽ vượt qua danh sách đen kiểm duyệt của cả các nền tảng và bộ mà thông điệp đưa ra gần như không khác gì!
Và đấy mới là vấn đề. Việc tạo luật chơi trong quảng cáo, hậu kiểm, xử phạt phải dựa trên bối cảnh, nội dung và thông điệp truyền tải chứ không phải chặn từ khóa. Chặn từ khóa là cách làm dễ cho nhà quản lý nhưng như đã nói, rất kém hiệu quả thậm chí mang lại nhiều tác dụng phụ với Tiếng Việt.
Tất nhiên, dự thảo vẫn là để lấy ý kiến. Nhìn tổng thể, những thông tin trong bản dự thảo nghị định phần nhiều là phù hợp với thị trường cũng như đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Song, như đã nói, danh sách cấm lại cấm cả người bán hàng được nhắc tới những từ như “lựa chọn”, “chất lượng cao”, “an toàn”... thì nghe chừng rất khó để thuyết phục dư luận.
Năm ngoái, người ta tranh cãi xem tại sao ngành Y lại thi tuyển cả môn Văn. Và với danh sách từ khóa cấm này, dư luận cũng đã tự tìm ra câu trả lời.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết Quảng cáo “nổ”, vấn đề không phải ở câu từ, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một “ly cà phê” thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng “ly cà phê” cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: “Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh”. Đọc cà phê tối, tặng “cà phê” là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một “ly cà phê”. Mỗi “ly cà phê” trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt

Thua vì thực lực!

Chuyến tàu lượn cảm xúc của sĩ tử thi khối C
Tin tức khác

Sao người nổi tiếng hay bị lừa thế?

Nổi tiếng đột ngột

Bắt cóc online

Thịt lợn C.P và những dấu hỏi

Làm việc không chỉ tròn vai
