Porsche lâm vào khủng hoảng sâu vì chiến lược xe điện và sự cạnh tranh ở Trung Quốc
Kinh tế - Xã hội

Porsche lâm vào khủng hoảng sâu vì chiến lược xe điện và sự cạnh tranh ở Trung Quốc

Duy Thành
Tác giả: Duy Thành
Porsche đã lao vào thị trường xe điện với tham vọng lớn, nhưng ban lãnh đạo hãng lại đang đau đầu vì chiến lược thiếu hiệu quả cũng như sự cạnh tranh khốc liệt ở Trung Quốc.

Từng được coi là một trong những nhà sản xuất ô tô có lợi nhuận tốt nhất trên thế giới, thương hiệu Porsche lừng danh của Đức hiện chứng kiến doanh số sụt giảm, thuế quan cao và sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực xe điện (EV) ở thị trường Trung Quốc.

Hãng này thậm chí còn trì hoãn việc ra mắt loạt sản phẩm xe điện mới, bao gồm các mẫu thay thế cho 718 Boxster và Cayman, cùng với một mẫu SUV ba hàng ghế vốn được mong đợi từ lâu.

Theo một báo cáo mới từ Automotive News, chiến lược điện khí hóa cứng nhắc và táo bạo thái quá của Porsche là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hiện tại. Báo cáo trích lời nhà phân tích Fabio Hölscher từ Warburg Research, cho rằng mục tiêu đạt 80% xe điện trên toàn cầu vào năm 2030 của Porsche là trung tâm của mọi vấn đề.

Porsche lâm vào khủng hoảng sâu vì chiến lược xe điện và sự cạnh tranh ở Trung Quốc
Thương hiệu xe Đức Porsche hiện đang trải qua giai đoạn khó khăn vì chiến lược xe điện chưa hiệu quả và sự cạnh tranh ở Trung Quốc

“Vì việc áp dụng xe điện chạy pin (BEV) bị chậm tiến độ, Porsche giờ đây phải phát triển thêm các mẫu xe động cơ đốt trong. Đồng thời, họ còn cần đối phó với sự trì hoãn tốn kém trong việc tăng cường sản xuất BEV, cũng như quản lý tình hình yếu kém ở Trung Quốc và sự bất ổn quanh phương diện xuất khẩu sang Mỹ,” ông Hölscher nói với Automotive News.

Vào tháng 2 năm nay, Porsche đã tuyên bố cắt giảm 1.900 việc làm nghiên cứu và sản xuất tại các cơ sở ở Đức, viện dẫn lý do “việc triển khai điện khí hóa bị trì hoãn”. Không chỉ dừng lại ở đó, mục tiêu doanh thu năm 2025 của hãng cũng đã bị cắt giảm 2 tỷ euro (tương đương trên 58 nghìn tỷ đồng), và thêm 8.000 việc làm đang bị đe dọa, theo báo cáo từ tờ Automobilwoche.

Porsche lâm vào khủng hoảng sâu vì chiến lược xe điện và sự cạnh tranh ở Trung Quốc
Xe điện Porsche đang mất chỗ đứng ở thị trường Trung Quốc vì những đối thủ như Xiaomi SU7 Ultra

Ở Trung Quốc, sự cạnh tranh khốc liệt càng làm trầm trọng vấn đề. Lượng tiêu thụ của Porsche tại đất nước tỷ dân trong quý đầu tiên năm 2025 đã giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái, và hãng có thể sẽ rút khỏi thị trường này hoàn toàn, theo sự chia sẻ của CEO Oliver Blume.

Trong khi đó, thị trường xe điện hiệu suất cao của Trung Quốc thực tế đang phát triển mạnh, với các mẫu xe như Xiaomi SU7 Ultra và BYD Yangwang U9 cung cấp công suất lên tới nghìn mã lực và công nghệ hệ thống treo chủ động ở mức giá tương đối phải chăng. Pedro Pacheco, Phó chủ tịch nghiên cứu của Gartner, nói với Automotive News Europe rằng “vấn đề lớn nhất của Porsche chính là Trung Quốc”.

Để khắc phục những thách thức nói trên, Porsche đang thay đổi đội ngũ lãnh đạo, với Michael Steiner, cựu giám đốc phát triển của Tập đoàn Volkswagen, chuyển sang giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của Porsche. Vào cuối tháng 2, Porsche cũng đã thay thế các giám đốc tài chính và bán hàng.

Được biết đến với các mẫu xe thể thao cao cấp và di sản đua xe lâu đời, Porsche có giá trị thương hiệu mạnh mẽ hơn nhiều các đối thủ mới nổi. Nếu thương hiệu Đức có thể vượt qua vài năm tới và đưa các mẫu xe điện thế hệ mới ra thị trường, tình hình của họ chắc sẽ được cải thiện đáng kể.

Tin mới hơn

Xiaomi SU7 Ultra lập kỷ lục xe điện thương mại nhanh nhất

Xiaomi SU7 Ultra lập kỷ lục xe điện thương mại nhanh nhất

Với thành tích 7 phút 4,957 giây, Xiaomi SU7 Ultra chính thức trở thành xe điện thương mại có thời gian hoàn thành vòng đua Nürburgring Nordschleife (Đức) nhanh nhất từ trước tới nay.
5 tháng đầu năm, HDBank tặng 2.000 căn nhà tình thương

5 tháng đầu năm, HDBank tặng 2.000 căn nhà tình thương

Trong 5 tháng đầu năm 2025, HDBank đã trao kinh phí xây dựng hơn 2.000 căn nhà tình thương trên cả nước, tiếp nối mạch nguồn yêu thương mà ngân hàng đã lan tỏa trên chặng đường hơn 35 năm qua.
Danh sách 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Danh sách 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Kể từ ngày 12/6/2025, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố. Trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp.

Tin tức khác

VietinBank: Nhân tài là trái tim của chuyển đổi

VietinBank: Nhân tài là trái tim của chuyển đổi

Trong kỷ nguyên số, VietinBank xác định Chuyển đổi số là một trong bốn trụ cột chiến lược quan trọng giúp VietinBank định hình vị thế tiên phong và kiến tạo tương lai mới. Đó là sự chuyển đổi không chỉ về công nghệ mà còn là bước chuyển mình mạnh mẽ về con người, mô hình hoạt động và tư duy. Để hiện thực hóa Hành trình Chuyển đổi, VietinBank đang đẩy mạnh thu hút nhân tài số, xây dựng môi trường làm việc năng động, sáng tạo.
Quy trình sản xuất thịt ủ mát an toàn, truy xuất được nguồn gốc

Quy trình sản xuất thịt ủ mát an toàn, truy xuất được nguồn gốc

Tại các nước châu Âu, một trong những nơi tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, các công ty sản xuất thịt đã nghiên cứu và sử dụng các công nghệ hiện đại trong quy trình giết mổ - chế biến - bảo quản và vận chuyển để giúp thịt luôn tươi ngon.
Biệt thự Vịnh Bình Minh tại Vinhomes Wonder City: Tài sản kép siêu hiếm dành cho giới đầu tư tinh hoa

Biệt thự Vịnh Bình Minh tại Vinhomes Wonder City: Tài sản kép siêu hiếm dành cho giới đầu tư tinh hoa

Với số lượng giới hạn, thiết kế độc bản cùng chính sách tài chính đột phá, dòng biệt thự tại Vịnh Bình Minh – Vinhomes Wonder City (Đan Phượng, Hà Nội) đang trở thành “tài sản kép” vừa để an cư đỉnh cao, vừa là khoản đầu tư sinh lời bền vững được giới đầu tư săn đón.
Đề xuất bỏ thu lệ phí trước bạ 5% với xe máy đăng ký tại thành phố

Đề xuất bỏ thu lệ phí trước bạ 5% với xe máy đăng ký tại thành phố

Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định mức thu lệ phí trước bạ 5% với xe máy đăng ký tại các thành phố.
Xem thêm