e magazine
09/10/2020 16:10
Phong trào thi đua yêu nước gắn với yêu cầu liên tục cải tiến, đi lên của ngành Dệt may

09/10/2020 16:10

Trong giai đoạn 2015 - 2020, phong trào thi đua yêu nước do Công đoàn Dệt may phối hợp với Tập đoàn Dệt may phát động đã thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và người lao động.
Phong trào thi đua yêu nước gắn với yêu cầu liên tục cải tiến, di lên của ngành Dệt May

Giai đoạn 2015 - 2020, ngành Dệt may đối mặt với nhiều khó khăn, sự kiện bất ngờ không nằm trong kế hoạch. Đó là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, chi phí đầu vào của doanh nghiệp liên tục tăng và đặc biệt là đại dịch Covid-19 làm chuỗi cung ứng đứt gãy, khiến việc làm, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn…

Phong trào thi đua yêu nước gắn với yêu cầu liên tục cải tiến, di lên của ngành Dệt May

Trước tình hình đó, Tập đoàn và Công đoàn Dệt may Việt Nam đã phối hợp phát động các phong trào thi đua yêu nước đáp ứng yêu cầu liên tục cải tiến, liên tục vươn lên của ngành. Các đơn vị thành viên Tập đoàn đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng gắn với thực tiễn đơn vị và đảm bảo thống nhất thực hiện.

Các phong trào thi đua yêu nước do công đoàn phát động đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. Trong đó, phong trào thi đua Lao động giỏi, lao động sáng tạo đã gắn với từng cá nhân, tổ nhóm, đơn vị, là phong trào thi đua trọng tâm của ngành.

Phong trào thi đua yêu nước gắn với yêu cầu liên tục cải tiến, đi lên của ngành Dệt May

Ở cấp ngành, phong trào được thúc đẩy bằng việc tổ chức hiệu quả Ngày hội lao động sáng tạo trong 2 năm (2018 - 2019). Ở cơ sở, các câu lạc bộ sáng kiến được hình thành, ngày hội ý tưởng được tổ chức, không gian sáng tạo được củng cố, cơ chế khuyến khích được tăng cường.

Qua 5 năm, toàn ngành có trên 6.000 sáng kiến cải tiến được hình thành, áp dụng, làm lợi cho doanh nghiệp 203,5 tỷ đồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, phong trào đã tiệm cận các yêu cầu về số hóa trong quản trị hệ thống, tự động hóa trong các khâu của quá trình sản xuất, giải phóng sức lao động.

Trong phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” qua 5 năm thực hiện đã có 57.587 lượt nữ công nhân, lao động được công nhận là phụ nữ “Hai giỏi”, được các cấp khen thưởng. Từ năm 2019, Công đoàn Dệt may Việt Nam đã phát động Giải thưởng Nguyễn Thị Sen, mang tên bà Tổ nghề may, được duy trì hằng năm nhằm tặng thưởng những nữ CNVCLĐ tiêu biểu của ngành.

Phong trào thi đua yêu nước gắn với yêu cầu liên tục cải tiến, di lên của ngành Dệt May
10 lao động nữ được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Thị Sen

Kết quả, giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện của Tập đoàn tăng bình quân hàng năm 5,62%. Doanh thu tăng đều qua các năm với tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 5,65%/năm. Về tỷ lệ nội địa hóa, lợi nhuận ròng, lợi nhuận trước thuế công ty mẹ cũng tăng trưởng hằng năm. Tỷ lệ cổ tức bình quân trong 5 năm đạt 5,2%/năm. Thu nhập của người lao động có mức tăng trưởng bình quân đạt 7%/năm, từ 6,3 triệu đồng năm 2015 lên 8,3 triệu đồng năm 2020, tăng 2 triệu đồng/người/tháng so với năm 2015.

Tại Đại hội thi đua yêu nước lần thứ V (2020 – 2025) và kỷ niệm 25 năm thành lập, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã vinh dự được đón nhận Cờ thi đua Chính phủ. Tập đoàn và Công đoàn Dệt may Việt Nam cũng bình chọn, tôn vinh 14 tập thể, 85 cá nhân điển hình tiên tiến, 15 cá nhân có thành tích xuất sắc nhất trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 - 2020. Đã có 12 doanh nghiệp được tôn vinh “Doanh nghiệp vì người lao động” của ngành; 10 công nhân được trao giải thưởng Nguyễn Thị Sen.

Với những thành tích đó, Tập đoàn Dệt may Việt Nam vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2015. Năm 2017, Tập đoàn Dệt may Việt Nam là 1 trong 12 đơn vị được vinh danh trong chương trình “Vinh quang Việt Nam - Dấu ấn 30 năm đổi mới”.

Phong trào thi đua yêu nước gắn với yêu cầu liên tục cải tiến, di lên của ngành Dệt May

Dự báo, trong giai đoạn 2020 – 2025, ngành Dệt may tiếp tục phải chịu sức ép cạnh tranh quyết liệt trên thị trư­ờng trong nước và quốc tế. Bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp là phải tìm mọi cách tiết giảm tối đa các chi phí có liên quan đến giá thành sản phẩm. Vì vậy, phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm được các đơn vị thành viên trong Tập đoàn chú trọng, quan tâm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang ảnh hưởng ngày càng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là đối với ngành sử dụng nhiều lao động như Dệt may.

Theo ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam: “Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng các phong trào thi đua yêu nước của Tập đoàn đã khơi dậy, lan tỏa tình yêu và say mê lao động trong cán bộ, công nhân viên; không ngừng khích lệ người lao động luyện tay nghề thành thợ giỏi; thi đua giỏi một nghề biết nhiều nghề; thi đua đạt năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm, hiệu quả, thi đua dạy tốt, học tốt... đã góp phần quan trọng để Tập đoàn khẳng định vai trò đầu tàu của ngành Dệt may Việt Nam".

PV
Ảnh: Duy Minh
Đồ họa: Duy Minh

Xem phiên bản di động