e magazine
12/05/2021 10:35
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành tài chính - ngân hàng

12/05/2021 10:35

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất chắc chắn sẽ tác động mạnh tới lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng (TCNH) nói chung, trong đó có vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC) ngành TCNH nói riêng. Do vậy, việc xác định rõ một số quan điểm về phát triển NNLCLC ngành TCNH trong CMCN 4.0 là điều mang tính cấp thiết.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành tài chính - ngân hàng trong cách mạng công nghiệp 4.0

Ảnh minh họa. Nguồn: sme.misa.vn

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất chắc chắn sẽ tác động mạnh tới lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng (TCNH) nói chung, trong đó có vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC) ngành TCNH nói riêng. Do vậy, việc xác định rõ một số quan điểm về phát triển NNLCLC ngành TCNH trong CMCN 4.0 là điều mang tính cấp thiết.

Vì sao cần phát triển NNLCLC trong ngành TCNH

Khái niệm nguồn nhân lực (NNL) tập trung ở ba vấn đề sau đây: Thứ nhất, xem xét NNL dưới góc độ nguồn lực con người - yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội; thứ hai, NNL bao gồm số lượng và chất lượng, trong đó mặt chất lượng thể hiện ở trí lực, nhân cách, phẩm chất đạo đức, lối sống và sự kết hợp giữa các yếu tố đó; thứ ba, nghiên cứu về NNL và phát triển NNL nhất thiết phải gắn liền với thời gian và không gian mà nó tồn tại.

Để có NNLCLC, đủ sức đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của ngành TCNH, thích ứng với sự phát triển của CMCN 4.0, cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: (i), NLĐ phải được nâng cao về trình độ dân trí; (ii), NLĐ phải có khả năng sáng tạo cao; (iii), NLĐ phải có khả năng thích ứng và có tính linh hoạt cao.. Bên cạnh đó, còn đòi hỏi NLĐ phải có các năng lực cần thiết về kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, hợp tác, tác phong lao động công nghiệp, lương tâm nghề nghiệp...

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành tài chính - ngân hàng trong cách mạng công nghiệp 4.0

NLĐ phải được nâng cao về trình độ, đủ sức đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của ngành TCNH, thích ứng với sự phát triển của CMCN 4.0. Nguồn: mcg.com.vn

CMCN 4.0 đã và sẽ tạo ra những thay đổi căn bản, toàn diện trong mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, NNLCLC sẽ đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của ngành TCNH, vai trò quyết định đó được thể hiện rõ qua một số điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, NNLCLC là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển ngành TCNH; là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác. So với các nguồn lực khác, NNL với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý.

Thứ hai, NNLCLC là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, góp phần to lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và thời đại CMCN 4.0.

Thứ ba, NNLCLC là điều kiện để ngành Ngân hàng chú trọng đổi mới, tăng cường đào tạo NNL công nghệ cao; tăng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng đủ năng lực, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu quản lý, kinh doanh ngân hàng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ so với khu vực và thế giới.

Thứ , với sự phát triển của CMCN 4.0 như hiện nay, trong xã hội sẽ xuất hiện nguy cơ nhiều ngành nghề sẽ mất dần đi (nhân viên tín dụng, tư vấn tài chính cá nhân), trong khi đó, các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử, công nghệ thông tin hoặc sáng tạo nội dung trên nền tảng số sẽ lên ngôi.

Thứ năm, việc chú trọng phát triển NNLCLC trong ngành TCNH sẽ góp phần quan trọng giúp cho các tổ chức TCNH có được lợi thế cạnh tranh, góp phần thay đổi tư duy theo hướng trước đây là tập trung chủ yếu vào cắt giảm chi phí. Điều này sẽ kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ của phương thức quản lý, điều hành cơ cấu lao động, việc làm, kỹ năng của NLĐ…

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành tài chính - ngân hàng trong cách mạng công nghiệp 4.0

Với sự phát triển của CMCN 4.0 như hiện nay, các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử, công nghệ thông tin hoặc sáng tạo nội dung trên nền tảng số sẽ lên ngôi. Nguồn: bing.coM

QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NNL HIỆN TẠI

Một là, phát triển NNLCLC phải được coi là hướng ưu tiên đặc biệt nhằm phục vụ cho phát triển ngành TCNH bền vững trong thời đại CMCN 4.0. Hiện ngành TCNH Việt Nam đang có đà phát triển mạnh, song còn đang trong giai đoạn phát triển trình độ thấp, do vậy, tập trung phát triển NNLCLC là sự lựa chọn tối ưu và là khâu đột phá để đẩy mạnh phát triển ngành TCNH trong bối cảnh mới.

Hai là, phát triển NNLCLC phải gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngành TCNH cần đặc biệt chú trọng gắn việc phát triển NNL với khai thác, sử dụng lao động sao cho có hiệu quả; gắn với mở rộng thị trường lao động tạo ra sự liên kết giữa đào tạo và sử dụng NLĐ; tuân theo nguyên tắc đào tạo theo định hướng đào tạo gắn với nhu cầu của sản xuất xã hội.

Ba là, phát triển NNLCLC ngành TCNH là việc không thuộc riêng ai. Ngày 8/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 986/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, quan điểm của Chính phủ coi hệ thống tiền tệ, ngân hàng và hoạt động của các tổ chức tín dụng là huyết mạch của nền kinh tế, tiếp tục giữ vai trò trọng yếu trong tổng thể hệ thống tài chính Việt Nam. Phát triển NNLCLC ngành TCNH cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với các ngành, các cấp và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TCNH.

Bốn là, phát triển NNLCLC ngành TCNH phải tôn trọng quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, đồng thời phải tính đến yếu tố hội nhập quốc tế. Cụ thể là cần tiếp cận với việc định hướng phân ngành hoặc lĩnh vực trong nghiên cứu và đào tạo TCNH để triển khai đào tạo ở bậc đại học và sau đại học. Trong đó, cần tập trung đào tạo về kỹ năng và kiến thức thực tế của ngành Ngân hàng.

Năm là, các cơ sở đào tạo trong ngành (chủ lực là Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh và Học viện Ngân hàng Hà Nội) cần đẩy mạnh hợp tác với các ngân hàng nhằm xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh và chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường (công nghệ tài chính, ngân hàng số, thương mại điện tử, quản trị công nghệ thông tin). Liên kết đào tạo quốc tế cũng cần tăng cường hơn về chất để góp phần xây dựng NNLCLC.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành tài chính - ngân hàng trong cách mạng công nghiệp 4.0

Các cơ sở đào tạo trong ngành cần đẩy mạnh hợp tác với các ngân hàng nhằm xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh và chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường. Nguồn: toplist.vn

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NNLCLC NGÀNH TCNH TRONG TƯƠNG LAI

Thực tế, những quan điểm trên đã được Ngân hàng Nhà nước nắm bắt trước những biến chuyển trong nhu cầu nhân lực của ngành và đã ban hành Quyết định số 1537/QĐ-NHNN về việc Phê duyệt Ban hành Kế hoạch triển khai chiến lược phát triển NNL ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Cả thực tiễn và lý luận đã chứng minh rằng, CMCN 4.0 đã đặt ra nhiều thách thức và phát sinh thêm rất nhiều ngành nghề mới trên thị trường lao động. Đối với ngành TCNH, các vấn đề đặt ra sẽ là: Tiếp tục phát triển những yếu tố nền móng, đổi mới tư duy để phát triển các kỹ năng, tố chất cần có trong tổng thể chiến lược phát triển của ngành TCNH; hoàn thiện hành lang pháp lý tạo môi trường thuận lợi phát triển thị trường NNL chất lượng cao; thị trường sản phẩm khoa học công nghệ phải phản ánh đầy đủ quan hệ cung - cầu, làm căn cứ hoạch định chiến lược và chính sách cho ngành TCNH; đổi mới mô hình kết nối giữa trường đại học và doanh nghiệp theo hướng giáo dục 4.0 theo kịp với xu hướng công nghệ hiện đại trong nền kinh tế 4.0.

Để làm được điều này, theo chúng tôi thì cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:

Một là, tăng cường hợp tác, liên kết giữa các trường đại học với doanh nghiệp. Việc gắn kết doanh nghiệp và trường đại học sẽ tối ưu hóa chương trình thực tập, gắn đầu ra quá trình thực tập với công việc cụ thể.

Hai là, cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển NNLCLC trong quá trình phát triển kinh tế tri thức và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới hiện nay.

Ba là, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả một số cơ chế, chính sách ưu đãi, ưu tiên trong công tác đào tạo và thu hút nhân tài bằng chế độ tiền lương, tiền thưởng, nhà công vụ, điều kiện làm việc nhằm tránh tình trạng chảy máu chất xám như hiện nay.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành tài chính - ngân hàng trong cách mạng công nghiệp 4.0

Ưu tiên và thu hút nhân tài bằng chế độ tiền lương, tiền thưởng, điều kiện làm việc nhằm tránh tình trạng chảy máu chất xám như hiện nay. Nguồn: tienphong.vn

Bốn là, các cơ sở đào tạo đổi mới tư duy và cách tiếp cận theo hướng: Đổi mới chương trình giảng dạy, phương thức đào tạo, xóa bỏ cách học thụ động, sách vở, tăng cường giờ thực hành, giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận ứng dụng công nghệ hay mô hình hoạt động thực tế.

Tài liệu tham khảo:

  1. Đảng CSVN (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, HN.
  2. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và NNL đi vào CNH, HĐH, Nxb CTQG, HN.
  3. Trần Mai Ước (2018), Năng suất lao động - Một trong những yếu tố lõi để nâng cao cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam: Thực trạng, tiềm năng và thách thức", Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trường Đại học Kinh tế Luật.
  4. Trần Mai Ước (2019), NNLCLC ngành TCNH trong CMCN 4.0 - Một số nội dung cơ bản, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia "Phát triển NNLCLC ngành TCNH trong CMCN 4.0", Nxb Hồng Đức, ISBN 978-604-89-0571-2.
  5. World Bank, World Development Indicators, London Oxford, 2000.
  6. Accenture (2018), Future Workforce Survey – Banking Realizing The Full Value Of AI, https://www.accenture.com/_acnmedia/PDF-77/Accenture-Workforce-Banking-Survey-Report

Chú thích:

[1] Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

Bài viết: PGS. TS Trần Mai Ước1

Chánh Văn phòng Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh

Phát hiện nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng, Hà Nội có nên giãn cách xã hội? Phát hiện nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng, Hà Nội có nên giãn cách xã hội?

Từ ngày 27/4 đến trưa 10/5, 26 tỉnh, thành trên cả nước ghi nhận 442 người nhiễm Covid-19 trong đợt dịch này, trong đó

Về “cuộc chiến” giữa VinFast và Trần Văn Hoàng Về “cuộc chiến” giữa VinFast và Trần Văn Hoàng

Tôi không hô hào phải dùng hàng Việt mới là yêu nước trong thời buổi toàn cầu hóa này bởi khi bạn có tiền, ...

Câu lạc bộ Công đoàn số tháng 5 năm 2021 Câu lạc bộ Công đoàn số tháng 5 năm 2021

Nhằm mang lại tiếng cười thư giãn, vui vẻ cho bạn đọc sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt nhọc, Tạp chí Lao động ...

Xem phiên bản di động