Thứ ba 06/06/2023 20:39
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028

Phát huy vai trò của công đoàn trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Nghiên cứu - TS. Hà Sơn Thái - ThS. Lã Trọng Đại, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng

Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới nêu rõ: “Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh là góp phần quan trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và bảo vệ chế độ XHCN”.
Phát huy vai trò của công đoàn trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Hòa Bình và huyện Lạc Sơn thăm xưởng may của Công ty TNHH J.WGLOBAL GARMENT.

Nghị quyết cũng xác định: “Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, có năng lực thích ứng và giải quyết các vấn đề đặt ra, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới; là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước; làm tốt vai trò cầu nối, giữ mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với GCCN, NLĐ”.

Xây dựng Công đoàn vững mạnh là yêu cầu cấp thiết

Trải qua nhiều giai đoạn cách mạng, với những bối cảnh, điều kiện khác nhau, thách thức khác nhau, vai trò của công đoàn luôn được thể hiện đậm nét. Đặc biệt, trong hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Công đoàn Việt Nam đã thực sự vươn mình cả về quy mô tổ chức, vị thế, vai trò, xứng đáng là tổ chức đại diện cho lực lượng tiên phong nhất trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới, khu vực đang có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp. Ở trong nước, bên cạnh những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước vẫn còn tồn tại không ít hạn chế, yếu kém, bất cập; những nguy cơ lớn đe dọa sự ổn định và phát triển của đất nước trên con đường đi lên CNXH vẫn đang tồn tại, thậm chí có những nguy cơ diễn biến phức tạp hơn. Các thế lực thù địch vẫn ra sức tiến hành các thủ đoạn thâm độc nhằm chống phá nước ta. Đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải tiếp tục tăng cường, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nắm bắt cơ hội phát triển. Việc xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có Công đoàn vững mạnh, làm tiền đề cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc càng trở nên cấp thiết.

Phát huy vai trò của công đoàn trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Công đoàn các Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh tập huấn nghiệp vụ công đoàn cho cán bộ CĐCS.

Giải pháp phát huy vai trò của công đoàn

Để thực hiện tốt Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhằm phát huy vai trò của công đoàn trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, theo chúng tôi, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường sự chủ động và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Công đoàn Việt Nam. Phát huy vai trò là đại diện cho NLĐ, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Công đoàn cần chủ động hơn nữa trong việc tham gia đề xuất, xây dựng các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của GCCN và của NLĐ.

Hai là, phát huy dân chủ, làm nòng cốt xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Công đoàn cần phát huy quyền dân chủ của CNVCLĐ, xây dựng tinh thần đoàn kết nội bộ, mở rộng đoàn kết trong khối liên minh công - nông. GCCN và Công đoàn Việt Nam có lợi ích căn bản thống nhất và phù hợp với lợi ích các giai tầng và các tổ chức khác trong toàn xã hội, do đó, cần tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội với công đoàn; phát huy quyền làm chủ của đoàn viên, hội viên; kết hợp, xử lý hài hòa lợi ích hợp pháp, chính đáng của các giai tầng xã hội, tích cực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc làm nền tảng vững chắc để tạo đồng thuận xã hội và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phát huy vai trò của công đoàn trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Công nhân Công ty TNHH Delta Galil Việt Nam (Bình Định) tham gia buổi đối thoại về pháp luật lao động, BHXH, ATVSLĐ trong doanh nghiệp.

Ba là, phát huy chủ nghĩa yêu nước của GCCN. Lấy ý thức dân tộc chân chính làm động lực và điểm tương đồng để tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Công đoàn Việt Nam với tư cách là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của GCCN và của NLĐ cần làm nòng cốt trong đẩy mạnh việc tuyên truyền, khơi dậy trong GCCN niềm tự hào về truyền thống dân tộc và khát vọng phát triển, từ đó phát huy chủ nghĩa yêu nước, ý thức dân tộc, lòng tự tôn, khí phách và khát vọng của dân tộc trong mỗi NLĐ; qua đó, xây dựng niềm tin, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn “công tâm, thạo việc”. Cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ CĐCS chủ yếu là kiêm nhiệm, có rất ít thời gian cho hoạt động công đoàn. Ở doanh nghiệp ngoài nhà nước, cán bộ công đoàn hưởng lương và chịu sự quản lý của NSDLĐ nên chịu áp lực và rất dễ bị chi phối. Công đoàn cấp trên cần quan tâm hỗ trợ CĐCS trong thương lượng, đối thoại, giải quyết tranh chấp lao động... đồng thời, có cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn. Để xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn “công tâm, thạo việc”, cũng cần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ công đoàn ở cơ sở. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách đối với cán bộ công đoàn, tập trung vào việc xây dựng chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp. Có các hình thức ghi nhận những cống hiến của họ; các chính sách ưu đãi trong đào tạo, bồi dưỡng; các hình thức động viên khen thưởng nhằm tạo động lực để cán bộ công đoàn phấn đấu, làm việc.

Phát huy vai trò của công đoàn trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, LĐLĐ huyện Hải Hà (Quảng Ninh) thăm công nhân bị tai nạn giao thông của Công ty TNHH Hoa Lợi Đạt, KCN Cảng biển Hải Hà.

Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ luôn đồng hành cùng với các tổ chức chính trị - xã hội khác xây dựng khối đại đoàn đoàn kết toàn dân tộc, thống nhất chặt chẽ quanh Đảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/06/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.

Vai trò của Ban Nữ công Công đoàn trong chăm lo, bảo vệ cho lao động nữ Vai trò của Ban Nữ công Công đoàn trong chăm lo, bảo vệ cho lao động nữ

Từ những phát hiện, đề xuất, kiến nghị của BNC công đoàn các cấp, Tổng Liên đoàn và các cấp công đoàn đã chủ động ...

Xây dựng giai cấp công nhân, Công đoàn Việt Nam vững mạnh Xây dựng giai cấp công nhân, Công đoàn Việt Nam vững mạnh

Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình ...

Những vấn đề đặt ra đối với tổ chức và hoạt động công đoàn Những vấn đề đặt ra đối với tổ chức và hoạt động công đoàn

92 năm ra đời và phát triển, tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống chính ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Nghiên cứu -

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm lớn lao, sâu sắc đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghiên cứu -

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu nhằm xây dựng, củng cố tổ chức Công đoàn theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn.

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Cán bộ là gốc rễ của mọi sự thành bại của tổ chức và điều này đã chứng minh qua thực tiễn. Trước những yêu cầu của thời kì mới, nhiệm vụ đặt ra trong xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn (CBCĐ) là gì? Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề năng lực, trình độ, chất lượng đội ngũ CBCĐ trong thời gian tới như thế nào? Cần đưa ra giải pháp, kiến nghị gì để xây dựng đội ngũ CBCĐ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đoàn viên, người lao động và bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề tổ chức Công đoàn Việt Nam cần quan tâm thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028.

Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh và phát triển đoàn viên trong bối cảnh mới

Công đoàn -

Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh và phát triển đoàn viên trong bối cảnh mới

Vần đề xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; thu hút, tập hợp người lao động (NLĐ) và tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng trở nên cấp thiết. Đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP, phê chuẩn Công ước 87, Công ước 98 của ILO.

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Nghiên cứu -

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Việc đại diện của NLĐ tại doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung như đại diện tham gia đảm bảo việc làm, tiền lương, hợp đồng lao động, đào tạo nghề, đối thoại, thương lương, ký kết thỏa ước lao động tập thể, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, an toàn, vệ sinh lao động, BHXH, BHYT, lãnh đạo đình công...

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Nghiên cứu -

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bằng tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho giai cấp công nhân; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục giác ngộ giai cấp.

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước

Dệt may là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Vậy, người lao động, doanh nghiệp được lợi gì từ TƯLĐTT ngành? Cùng lắng nghe chia sẻ của đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam trong Chương trình Talk Công đoàn.
Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được? Kinh tế tuần

Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được?

Ngày 24/05, chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã cho biết, sau hơn 1 tháng triển khai, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội (NOXH) vẫn chưa phát sinh dư nợ, nghĩa là chưa có đồng vốn nào được cho vay ra. Vậy điều gì khiến cho gói tín dụng có lãi suất ưu đãi hơn từ 1,5-2% lại không giải ngân được? Điểm tắc nghẽn nằm ở đâu? Và làm thế nào để thúc đẩy giải ngân gói tín dụng này trong thời gian tới góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu căn NOXH từ nay đến năm 2030?
3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi Tôi công nhân

3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi

Chương trình Tôi công nhân ngày hôm nay sẽ gợi ý 3 công việc phù hợp với người lao động (NLĐ) ở tuổi ngoài 40.
30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Công đoàn số

30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được thành lập đánh dấu sự đổi mới về nội dung hoạt động trong hệ thống Ngân hàng, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò mới của tổ chức Công đoàn - đại diện cho người lao động trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Đọc thêm

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Nghiên cứu -

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước đến năm 2030 và 2045: “Đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao” được Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Nghiên cứu -

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Luật Công đoàn 2012 là cơ sở pháp lý quan trọng để Công đoàn Việt Nam tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát huy vai trò và ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống chính trị - xã hội. Sau hơn 10 năm áp dụng, Luật Công đoàn 2012 đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, đặt ra yêu cầu đòi hỏi cần tiếp tục sửa đổi hoàn thiện nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và hội nhập kinh tế quốc tế.

Yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn trong tình hình mới

Công đoàn -

Yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn trong tình hình mới

Trong môi trường mới có tham gia của các tổ chức đại diện khác của người lao động, để công đoàn phát huy được vai trò của mình, từ đó duy trì và thu hút đoàn viên, đồng thời tiếp tục xây dựng hình ảnh, uy tín và vị thế của Công đoàn trong xã hội, cán bộ công đoàn đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Năm giải pháp để hạn chế “tín dụng đen” tại địa bàn khu công nghiệp

Emagazine -

Năm giải pháp để hạn chế “tín dụng đen” tại địa bàn khu công nghiệp

Lợi dụng khó khăn về tài chính của công nhân, lao động (CNLĐ) trong hoàn cảnh dịch bệnh thời gian qua, cùng sự thiếu hiểu biết của người lao động (NLĐ) về các quy định, trình tự vay và cho vay của các tổ chức tín dụng chính thống, tội phạm cho vay “tín dụng đen” (TDĐ) bằng nhiều thủ đoạn, phương thức đã giăng bẫy, lôi kéo NLĐ tham gia vay lãi cao, gây ra những hệ lụy nặng nề. Điều đó đòi hỏi các cơ quan, đoàn thể trong đó có tổ chức Công đoàn phải có các giải pháp căn cơ, bền vững để hạn chế, tiến tới xóa bỏ loại hình tín dụng bất hợp pháp này trong CNLĐ.

Nhận diện phương thức hoạt động “tín dụng đen” trong công nhân lao động

Nghiên cứu -

Nhận diện phương thức hoạt động “tín dụng đen” trong công nhân lao động

“Tín dụng đen” (TDĐ) nói chung, TDĐ trong công nhân lao động (CNLĐ) những năm qua là thực trạng nhức nhối, diễn ra ngày càng trắng trợn, tinh vi. Bài viết dưới đây phân tích nguyên nhân, nhận diện phương thức hoạt động của TDĐ và kiến nghị một số giải pháp góp phần xóa bỏ vấn nạn này.

Stress nghề nghiệp đối với lao động ngành linh kiện điện tử

Nghiên cứu -

Stress nghề nghiệp đối với lao động ngành linh kiện điện tử

Nghiên cứu này được tiến hành trên 327 đối tượng công nhân sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử và 52 nhân viên hành chính văn phòng tại một số nhà máy sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử.

Vai trò của công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vai trò của công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động tại doanh nghiệp

Xây dựng quan hệ lao động (QHLĐ) hài hòa, ổn định và tiến bộ là một chủ trương lớn mà Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm và quyết tâm thực hiện, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Thúc đẩy hơn nữa quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Thúc đẩy hơn nữa quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp

Năm 2008, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 11/NQ-TW về công tác phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết này, ngày 20/01/2018, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 21/CT-TW về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới. Quán triệt chủ trương của Đảng, các cấp Công đoàn Việt Nam đã có nhiều hoạt động hiệu quả thúc đẩy thực hiện quyền của lao động nữ (LĐN).

Quan hệ lao động: Những vấn đề mới và một số khuyến nghị

Nghiên cứu -

Quan hệ lao động: Những vấn đề mới và một số khuyến nghị

Quan hệ sản xuất trong kinh tế thị trường được hình thành ở Việt Nam từ khi đổi mới. Quan hệ lao động (QHLĐ) do nhiều chủ thể tương tác với nhau thông qua cơ chế tham vấn, đối thoại, thương lượng tạo thành cơ chế vận hành của QHLĐ: cơ chế hai bên và cơ chế ba bên.

Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ở Lào Cai: Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Nghiên cứu -

Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ở Lào Cai: Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Qua một năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị khóa XIII về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 02-NQ/TW), LĐLĐ tỉnh Lào Cai đã có nhiều cách làm mới phù hợp với tình hình của địa phương, bước đầu tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức lẫn hành động của cấp ủy, chính quyền và các cấp công đoàn, đạt được nhiều kết quả thiết thực.