Ở lại thành phố ăn Tết cổ truyền  -  sự lựa chọn của nhiều người lao động khó khăn

Do ảnh hưởng của Covid-19 và thiên tai, hơn 193.000 công nhân quê ở miền Bắc, miền Trung sẽ ở lại TP HCM ăn Tết, tăng 20% so với năm trước. Tính đến thời điểm này có khoảng 70% công nhân sẽ ở lại ăn Tết tại TP HCM. Tại xóm trọ công nhân gần Khu chế xuất Linh Trung 1, không khí Tết vẫn chưa đến và người lao động vẫn miệt mài với công việc thường ngày của mình.

Không có tiền về quê vì dịch bệnh

Sẽ không có gì đáng nói nếu như số lượng người lao động về quê ăn Tết như các năm trước. Trên thực tế, năm nay tại TP HCM có đến 70% công nhân không về quê ăn Tết. Lý do chính họ đưa ra là do năm nay bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhiều người lao động mất việc, hoặc nghỉ giãn cách dẫn tới lương giảm, không có tiền để về quê… Có nhiều người mới xin được việc trong vài tuần, thậm chí vài ngày trở lại đây. Mặc dù nhiều công nhân khó khăn được công đoàn hỗ trợ vé tàu, xe ô tô về quê ăn Tết, nhưng đa số công nhân không được nhận hỗ trợ, họ chọn cách ở lại để tiết kiệm chi phí.

Chị Phương Loan (quê Thái Bình, hiện đang làm tại Công ty Freetrend, Khu chế xuất Linh Trung 1, TP HCM) vừa đi làm về. Chị vội vã đón con rồi tất bật cho các con ăn bữa cơm chiều. Khi tôi hỏi về dự định Tết, hỏi chị đã mua vé về quê ăn Tết chưa? Chị Loan lắc đầu: “Tết không về cô ơi, tiền đâu mà về, sống được ở đây mùa dịch này là đã tốt lắm rồi”.

Xóm trọ công nhân tại Khu chế xuất Linh Trung 1, TP HCM.

Ảnh N.N

Ở lại thành phố ăn Tết cổ truyền  -  sự lựa chọn của nhiều người lao động khó khăn

Vừa cho thằng nhỏ ăn, chị Loan nhắc đứa lớn 7 tuổi đang học lớp 2 trường gần xóm trọ đi tắm rửa để trông em. Chị Loan bảo Tết mà cũng không có nhiều đơn hàng để tăng ca thì làm sao có tiền để về quê được. Rồi chị trầm ngâm nhớ lại thời điểm này năm ngoái, hai vợ chồng chị làm không hết việc vì tăng ca tới đêm muộn. Con cái phải nhờ hàng xóm về sớm trông giùm. “Lúc đó mệt, nhưng vui vì có nhiều tiền cô ạ. Công nhân mà không được tăng ca thì chỉ có đói dài thôi”, chị Loan chia sẻ.

Cứ nói chuyện được một lúc, chị Loan lại thở dài vì hoàn cảnh của gia đình trong năm nay. Một tay bế con, tay kia không ngừng đút cho con ăn. Thỉnh thoảng chị lại đưa mắt vào nhà, hỏi đứa lớn đã tắm xong chưa… Cuộc sống của chị gần 10 năm nay đều như vậy, công việc lặp lại đến phát chán, nhưng vẫn phải cố gắng vì con cái, vì cuộc sống.

Ở lại thành phố ăn Tết cổ truyền  -  sự lựa chọn của nhiều người lao động khó khăn

Công nhân đi chợ chuẩn bị bữa cơm chiều. Ảnh N.N

“Năm ngoái vợ chồng chị cũng định đặt vé để về quê đấy vì cũng phải gần 5 năm nay chưa ăn Tết ở quê rồi. Nhưng thời điểm đó tăng ca nhiều, ham tiền nên bảo thôi để năm nay về. Nhưng đúng là trời không theo ý mình, cả năm dịch bệnh, vợ chồng chị phải lấy tiền tiết kiệm ra để nuôi con, nuôi gia đình. Vì thời điểm khó khăn, hai vợ chồng phải nghỉ thay phiên nhau đến mấy tháng trời. Cho nên Tết này cũng xác định ở lại thành phố thôi. Huống chi, bây giờ ngoài đó dịch Covid-19 cũng đang quay lại”, chị Loan tâm sự.

Tết ấm áp nhờ tình nghĩa xóm trọ

Cạnh những căn phòng công nhân khóa cửa có phòng của chị Thanh (quê Nghệ An, đang làm việc tại Công Ty TNHH Sản Xuất Upgain Manufacturing tại Khu chế Xuất Linh Trung 1). Chị Thanh cũng vừa đi làm về, đang chuẩn bị cơm chiều. Tôi hỏi Tết này chị tính sao, chị Thanh bảo còn tính gì nữa, dịch bệnh lại thiếu tiền thì ở thành phố ăn Tết thôi. Đây cũng không phải lần đầu tiên chị không về quê ăn Tết.

Vào TP HCM lập nghiệp từ những năm 2000, số lần chị được về quê ăn Tết với gia đình chỉ đếm trên đầu ngón tay. Một phần vì kinh tế khó khăn, phần vì chị bị tật ở chân nên đi lại không tiện. Năm nay ở lại nhà trọ ăn Tết cùng với vài hộ công nhân nữa nên chị nghĩ mình sẽ không buồn.

Chị Thanh đang làm bữa cơm chiều.

Ảnh N.N

Ở lại thành phố ăn Tết cổ truyền  -  sự lựa chọn của nhiều người lao động khó khăn

“Tết năm nay có khi lại đặc biệt hơn mọi năm đó em ạ. Biết vì sao không? Vì nhiều gia đình làm công nhân trong xóm trọ chị ở cũng không có tiền về quê đâu. Mọi người hầu như đều ở lại ăn Tết cả. Như vậy, anh, chị, em công nhân mỗi gia đình góp gạo thổi cơm chung ăn ngày Tết cũng thấy ấm áp như ở nhà ấy chứ. Mọi người đang rủ nhau cùng tổ chức bữa cơm ăn ngày mùng 1 Tết đây. Đón giao thừa cũng cùng nhau luôn. Mấy hôm trước, nhiều gia đình còn bảo sẽ đi chơi đâu đó trong mấy ngày Tết, mà hôm qua với nay nghe tin dịch bệnh trở lại, chắc mọi người không đi chơi nữa. Chỉ không đi chơi thôi chứ vẫn ăn uống, chúc Tết với nhau vui vẻ em ạ”!, chị Thanh cười tươi, hạnh phúc kể về dự định của anh em trong xóm trọ.

Xóm trọ nhỏ chứa được khoảng chục căn phòng đều là công nhân làm việc tại Khu chế xuất Linh Trung 1. Người thuê trọ hầu như quê ở miền Trung, miền Bắc, vì cùng cảnh làm ăn xa quê nên họ yêu quý nhau, chia sẻ và giúp đỡ nhau lắm. Chỉ tay về đứa bé hàng xóm, chị Thanh bảo ngày nào chị cũng giúp bố mẹ cái Ngọc Anh đưa nó đi học. Chị bảo vì bố mẹ bé Ngọc Anh đi làm sớm, còn chăm thêm thằng nhỏ nên sáng nào chị cũng giúp đưa đi học. Chính vì thế, bọn trẻ trong khu trọ rất yêu quý chị Thanh, mỗi lần chạy ngang qua là ghé vào phòng chị chơi, nói vài câu gì đó.

Ở lại thành phố ăn Tết cổ truyền  -  sự lựa chọn của nhiều người lao động khó khăn

Gia đình công nhân, mỗi người một việc.

Ảnh: Nguyễn Nga

Chị Thanh bảo đây chính là “bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Ở đây ai có nấu món gì ngon cũng chia sẻ cho chị và ngược lại. Cho nên, năm nay có ở lại ăn Tết chắc cũng không một mình, không cô đơn, mà chỉ nhớ nhà, nhớ bố mẹ chút thôi. Nhưng đã xác định đi làm ăn xa thì việc xa gia đình quen rồi, nhớ cha mẹ cũng phải thích nghi thôi.

Với những người công nhân phải ở lại ăn Tết nơi đất khách quê người, đó là một thiệt thòi. Nhưng, chính tình nghĩa giữa những công nhân có chung hoàn cảnh với nhau cùng đùm bọc, cùng sẻ chia sẽ làm cho họ thấy ấm áp hơn, được an ủi hơn. Bên cạnh đó, LĐLĐ TP HCM cùng các cấp công đoàn sẽ hỗ trợ họ bằng những giá trị thiết thực nhất.

Ở lại thành phố ăn Tết cổ truyền  -  sự lựa chọn của nhiều người lao động khó khăn

Nhiều người lao động vẫn tất bật làm việc để mong có thêm tiền chi tiêu trong Tết. Ảnh N.N

Tăng cường, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với tổ chức và hoạt động công đoàn Tăng cường, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với tổ chức và hoạt động công đoàn

Tạp chí điện tử Cuộc sống an toàn trân trọng giới thiệu toàn văn tham luận về “Đổi mới tổ chức, hoạt động công đoàn, ...

Cô gái 330 tỷ và trí tuệ của người Việt Cô gái 330 tỷ và trí tuệ của người Việt

Thông tin cô gái 28 tuổi ở Cầu Giấy thu nhập 330 tỷ đồng/năm nhờ viết phần mềm trên Google Play và App Store và ...

Cán bộ công đoàn kỳ vọng sẽ có nhiều quyết sách đúng đắn, có lợi cho người lao động Cán bộ công đoàn kỳ vọng sẽ có nhiều quyết sách đúng đắn, có lợi cho người lao động

Theo dõi Đại hội XIII của Đảng, những đảng viên là cán bộ công đoàn trên khắp cả nước đặt nhiều kỳ vọng vào những ...

Bài viết: Nguyễn Nga

Đồ họa: Russia