Ở đâu có niềm vui, ở đó có sáng tạo
Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn

Ở đâu có niềm vui, ở đó có sáng tạo

Võ Văn Sơn
Tác giả: Võ Văn Sơn
Gần 20 năm làm việc tại Công ty Cổ phần May Công Tiến (thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang), anh Phan Văn Vĩ có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, làm lợi cho công ty hàng trăm triệu đồng/năm. Anh vinh dự là một trong những công nhân được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng Bằng Lao động sáng tạo năm 2023.
Niềm vui từ những “Mái ấm Công đoàn” ở thành phố Hồ Chí Minh

Làm lợi cho công ty hàng trăm triệu đồng/năm

Anh Vĩ sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông tại xã Tân Thới, huyện Phong Điền (TP. Cần Thơ). Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên sau khi học hết lớp 9, anh Vĩ đã chọn học nghề để sớm có được việc làm phụ giúp gia đình. Năm 2006, anh vào làm việc tại Công ty Cổ phần May Công Tiến. Nhờ chịu khó học hỏi, anh đã nhanh chóng trở thành một trong những công nhân có tay nghề giỏi của công ty.

Ở đâu có niềm vui, ở đó có sáng tạo
Anh Phan Văn Vĩ. Ảnh: ĐVCC

Hiện nay, công việc chính hằng ngày của anh Vĩ là may một công đoạn, hoàn thiện thân trước của những chiếc quần với các khâu như: May túi trước, khâu moi, kê đũng, kê khóa… để công ty xuất khẩu nước ngoài. “Ở đâu có niềm vui, ở đó có sáng tạo” là phương châm làm việc của anh Vĩ. Với anh, niềm vui chính là đam mê trong công việc, là khát vọng được cống hiến và sáng tạo.

Mỗi ngày trôi đi, anh đều miệt mài làm việc, nghiên cứu để hiện thực hóa niềm đam mê của mình; hạnh phúc hơn khi những sáng kiến, sáng tạo ấy có tính ứng dụng cao, phục vụ tốt cho công việc, cho sự phát triển chung của doanh nghiệp. Qua 19 năm làm việc, anh Vĩ đã có nhiều sáng kiến, cải tiến trong lao động được lãnh đạo công ty ủng hộ và đưa vào áp dụng trong thực tế mang lại hiệu quả.

Anh Vĩ cho rằng, nghề may đòi hỏi người thợ phải cẩn thận từng chi tiết nhỏ, từ đường kim, mũi chỉ ban đầu cho đến khi hoàn thành sản phẩm, bởi chỉ sai sót hay giữ lệch một chút sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức sản phẩm, cả dây chuyền, chế độ của anh, chị em lao động cũng như uy tín của công ty.

Do đó, trong quá trình làm việc, anh đã nghĩ ra ý tưởng sáng tạo, giúp giảm bớt thời gian, nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, để sáng kiến đạt hiệu quả và đi vào thực tế thì người thực hiện phải am hiểu chuyên môn, nắm chắc các kỹ thuật từ cắt may, sử dụng máy móc và không ngừng tự học hỏi, tìm tòi, sáng tạo.

Anh Vĩ chia sẻ: “Thực tiễn trong quá trình làm việc trực tiếp tại chuyền cùng với các anh chị em công nhân, bản thân tôi nhận thấy có những khó khăn, bất cập mà máy móc chưa đáp ứng được. Tôi luôn trăn trở và nghĩ ra giải pháp cải tiến để công việc thuận lợi hơn, làm sao cho sản lượng, năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn; từ đó mới tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động. Trước khi đề xuất và thực hiện một sáng kiến, cải tiến nào đó, bản thân mình phải nắm vững quy trình, công nghệ, am hiểu và làm tốt công việc hiện tại. Từ đó, mới có đủ cơ sở để cải tiến và đưa ra các giải pháp tối ưu, hiệu quả nhất vào thực tiễn”.

Ở đâu có niềm vui, ở đó có sáng tạo
Anh Vĩ (áo xanh) hỗ trợ công nhân công ty trong công việc. Ảnh: ĐVCC

Đôi tay thoăn thoắt đưa sản phẩm vào máy, anh Vĩ vừa làm vừa cho chúng tôi biết về những sáng kiến của mình, trong đó điển hình là sáng kiến “Cải tiến lập trình đóng túi sau mã hàng FA1708” đã giảm 70 giây/sản phẩm, được công ty áp dụng trên 13 chuyền may với 124.000 sản phẩm, tổng lợi ích trên 283 triệu đồng/năm. Với sáng kiến ý nghĩa này cùng với nhiều sáng tạo lớn nhỏ khác, anh Vĩ tiếp tục khẳng định năng lực và tâm huyết của mình với sáng kiến “Cải tiến lập trình diễu nắp túi mã hàng AS172MJ” đã giảm 24 giây/sản phẩm, được công ty áp dụng trên 14 chuyền may với 260.000 sản phẩm, tổng lợi ích 235 triệu đồng/năm.

Những giải pháp, sáng kiến này của anh Vĩ giúp cho công đoạn lắp ráp nhanh hơn, rút ngắn thời gian, giảm lao động, chất lượng sản phẩm nâng lên, tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động và được áp dụng rộng rãi tại các chuyền may, tiết kiệm chi phí cho công ty.

Động lực sáng tạo

Là một công nhân, bản thân anh Vĩ luôn tích cực, chủ động học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, nỗ lực vượt qua khó khăn, sắp xếp thời gian hợp lý để vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ, vừa học hỏi, tìm tòi những cách làm hay, sáng tạo của đồng nghiệp; đồng thời, tham gia tốt các phong trào do tổ chức Công đoàn phát động. Khi hỏi về động lực để có nhiều sáng kiến mang lại hiệu quả thực tiễn, anh Vĩ cho rằng, mỗi sáng kiến là một ý tưởng của anh khi mày mò, tìm hiểu các quy trình hoạt động, quy trình sản xuất.

Theo anh Vĩ, trước khi một sáng kiến cải tiến nào được triển khai, anh tham khảo ý kiến góp ý của đồng nghiệp, sau đó đề xuất với Ban lãnh đạo công ty. Khi trình bày với lãnh đạo công ty, anh đều được khuyến khích, hoan nghênh làm mẫu thử. Khi áp dụng thành công, bắt đầu cải tiến đồng loạt, đem lại hiệu quả.

“Tôi rất cảm ơn Ban lãnh đạo công ty, công đoàn, cảm ơn các anh em đồng nghiệp rất nhiều. Những sáng kiến, cải tiến tôi nếu không nhận được sự ủng hộ, động viên, góp ý thì mãi mãi không thể thành hiện thực. Tôi luôn tâm niệm mình làm việc gì thì cũng làm hết mình và làm tới cùng; đem hết khả năng, trí tuệ, sự tập trung để hoàn thành tốt nhất. Việc sáng kiến cải tiến giúp làm giảm chi phí, lợi nhuận công ty tăng lên luôn là động lực thôi thúc tôi cùng anh chị em nổ lực”, anh Vĩ bộc bạch.

Nói về những sáng kiến thành công của mình, anh Vĩ khiêm tốn chia sẻ: “Từ nhỏ, tôi đã phải sống vất vả. Tôi rất muốn được đi học đại học như các bạn nhưng hoàn cảnh không cho phép… Trong quá trình trực tiếp sản xuất, tôi nhận thấy nhiều công đoạn có thể cải tiến giúp tiết kiệm sức lao động của công nhân. Từ đó, tôi vận dụng những kiến thức học được từ đồng nghiệp và kinh nghiệm đã tích lũy trong nhiều năm làm việc để bắt tay vào thực hiện cải tiến kỹ thuật. Với tôi, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật chính là niềm đam mê, do đó khi mỗi sáng kiến, cải tiến thành công như đứa con tinh thần, động lực to lớn giúp tôi cố gắng hơn nữa để ngày càng có nhiều đóng góp cho công ty”.

Để có được những kết quả trên, bên cạnh sự cần cù, đam mê và sự gắn kết chia sẻ của các anh em đồng nghiệp, anh Vĩ cho biết, đó còn là sự quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện của Ban Giám đốc Công ty, của Ban chấp hành Công đoàn… “Các sáng kiến, sáng tạo của tôi và anh em trong công ty đều xuất phát từ thực tế công việc, từ các phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật do công đoàn công ty phát động. Từ các phong trào này, chúng tôi đã có thêm nhiệt huyết và động lực để nghiên cứu, sáng tạo. Qua đó, góp phần vào sự phát triển chung của công ty ngày một vươn xa”, anh Vĩ tâm sự.

Với sự nhiệt huyết và tinh thần không ngừng trau dồi học hỏi, anh Vĩ đã trở thành một công nhân có tay nghề cao, đạt được nhiều danh hiệu thi đua các cấp. Nhiều năm liền, anh được công ty và công đoàn cơ sở khen thưởng vì có thành tích trong lao động. Điển hình năm 2023, anh Vĩ vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo và Bằng khen vì có thành xuất sắc trong phong trào thi đua và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.

Nhanh nhẹn, hoạt bát và rất thân thiện đó là cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi tiếp xúc với anh Vĩ. Còn trong lao động sản xuất, anh luôn là người công nhân cần mẫn, chịu khó tìm tòi học hỏi và có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật áp dụng hiệu quả vào thực tế sản xuất. Ngoài tích cực tham gia phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, anh Vĩ còn nhiệt tình đào tạo, kèm cặp, giúp đỡ các công nhân mới vào nghề. Anh đã giúp đỡ hơn 500 công nhân, đồng nghiệp học tập nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc. Anh Vĩ cũng nhiệt tình tham gia và đạt nhiều thành tích cao trong các phong trào thi đua, chương trình nâng cao tay nghề của Ban Giám đốc và các cấp công đoàn phát động.

Ông Nguyễn Văn Việt, Phó Giám đốc, kiêm Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần May Công Tiến nhận xét: “Công ty hiện có 1.500 công nhân. Anh Phan Văn Vĩ là một trong những công nhân tiêu biểu, có tinh thần trách nhiệm cao và đặc biệt luôn tích cực phát huy tinh thần sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, từng nhiều lần được công ty khen thưởng, biểu dương.

Ở đâu có niềm vui, ở đó có sáng tạo
Anh Vĩ (áo xanh) cùng các công nhân trong tổ may. Ảnh: ĐVCC

Anh Vĩ luôn sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệm của mình cho những người mới vào nghề, giúp họ nâng cao tay nghề. Không chỉ giỏi nghề, anh Vĩ còn rất tích cực, hăng hái tham gia công tác đoàn thể, nhất là phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”. Anh đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật áp dụng trong sản xuất, làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng, nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp”.

Bà Trần Tuyết Nhung, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Gò Công, chia sẻ: “Những năm qua, phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” được phát động sâu rộng trong các cấp công đoàn toàn thành phố Gò Công, thu hút đông công nhân lao động tham gia. Qua các phong trào thi đua đã kích thích tinh thần làm việc, khơi gợi ý tưởng, giúp người lao động phát huy tiềm năng, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp và cho chính thu nhập của công nhân.

Điển hình, anh Phan Văn Vĩ (Công ty Cổ phần May Công Tiến) đã không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có nhiều sáng kiến, sáng tạo cải thiện năng suất lao động. Riêng năm 2023, anh Vĩ đã có hai sáng kiến được công ty áp dụng vào quy trình sản xuất, góp phần giảm chi phí, tăng lợi nhuận hàng trăm triệu đồng, đóng góp thiết thực cho sự phát triển của đơn vị”.

Để có được thành quả như vậy, bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Công ty, sự đoàn kết tập thể… Anh Vĩ cũng tâm niệm rằng, muốn thành công thì khi làm bất kể công việc gì dù nhỏ hay lớn, đều phải thực sự đam mê, nhiệt huyết. Đồng thời, chịu khó học hỏi từ những người làm nghề lâu năm, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc và chưa hiểu với đồng nghiệp để tìm ra phương pháp tối ưu, tích cực nhất, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng công việc tại đơn vị công tác.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ V do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: [email protected]

Có một Chủ tịch Công đoàn không ngừng đổi mới, sáng tạo Có một Chủ tịch Công đoàn không ngừng đổi mới, sáng tạo

Thầy Nguyễn Thanh Hưởng – Chủ tịch Công đoàn cơ sở Trường THCS Trần Hưng Đạo (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) là một ...

Cô giáo 30 năm tận tâm, nhiệt huyết với nghề dạy học ở Thủ đô Cô giáo 30 năm tận tâm, nhiệt huyết với nghề dạy học ở Thủ đô

Cô Hà Phương Liên, giáo viên Trường Tiểu học Trung Yên (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) không chỉ là người tận tâm ...

Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát

Với các thầy, cô giáo Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Tả Ngảo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), hạnh phúc là ...

Tin mới hơn

Từ những bước chân đầu tiên đến trái ngọt đầu đời

Từ những bước chân đầu tiên đến trái ngọt đầu đời

Gắn bó gần 4 năm với Công đoàn Trường Mầm non Đại Mỗ B (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội), tôi trưởng thành từng ngày – cả trong chuyên môn lẫn cuộc sống. Công đoàn là điểm tựa vững chắc, là nơi nâng bước tôi từ những ngày đầu bước vào nghề, giúp tôi vững tin gắn bó với sự nghiệp trồng người đầy thiêng liêng và ý nghĩa.
Dấu ấn của Công đoàn Vietcombank Bắc Sài Gòn

Dấu ấn của Công đoàn Vietcombank Bắc Sài Gòn

Những năm qua, ngoài việc nâng cao chất lượng đời sống đoàn viên của đơn vị, Công đoàn Vietcombank Bắc Sài Gòn còn lan tỏa những giá trị nhân văn, không ngừng nỗ lực mang lại điều tốt đẹp cho xã hội.
Đảng viên công nhân Lê Chí Mộng: Đam mê sáng tạo, hết mình làm theo lời Bác

Đảng viên công nhân Lê Chí Mộng: Đam mê sáng tạo, hết mình làm theo lời Bác

Với hơn 20 năm gắn bó tại Xí nghiệp Nước giải khát Suối Xanh (thuộc Công ty Lương thực Tiền Giang), anh Lê Chí Mộng – là tấm gương tiêu biểu của sự nỗ lực không ngừng trong lao động và sáng tạo. Từ một công nhân kỹ thuật, anh đã phấn đấu vươn lên vị trí Tổ trưởng Tổ kỹ thuật, không chỉ làm chủ thiết bị công nghệ mà còn đóng góp nhiều sáng kiến cải tiến sản xuất, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của xí nghiệp.

Tin tức khác

Người cán bộ công đoàn hết mình với công việc

Người cán bộ công đoàn hết mình với công việc

Trong những năm qua, cô giáo Văn Thị Kim Loan – Chủ tịch Công đoàn cơ sở Trường Trung học cơ sở Bình Thạnh (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) luôn hết mình chăm lo đến đời sống của những công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn để họ có động lực, niềm tin vươn lên trong cuộc sống.
Công đoàn đồng hành với giáo viên trong giảng dạy và vươn lên thoát nghèo

Công đoàn đồng hành với giáo viên trong giảng dạy và vươn lên thoát nghèo

Công đoàn cơ sở Trường trung học cơ sở Bình Thạnh (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) là một tập thể trẻ, khỏe, nhiệt tình, năng động; luôn đồng hành với công đoàn viên nhà trường góp phần thực hiện sứ mạng và là chỗ dựa vững chắc cho công đoàn viên trong sự nghiệp giáo dục của huyện nhà.
Có một niềm hạnh phúc ấm áp, dịu dàng

Có một niềm hạnh phúc ấm áp, dịu dàng

Giờ đây, sau gần hai năm gắn bó với ngôi Trường THCS Thắng Nhất (TP. Vũng Tàu, Bà Rịa- Vũng Tàu), tôi không còn là cô giáo lẻ loi của ngày đầu nữa. Cảm giác bơ vơ, lạc lõng như chú chim non lần đầu rời tổ đã tan biến từ bao giờ, nhường chỗ cho một niềm ấm áp dịu dàng.
Người thầy giáo thân thiện, tạo môi trường giáo dục đoàn kết

Người thầy giáo thân thiện, tạo môi trường giáo dục đoàn kết

Trường THCS Tân Hưng Tây, xã Tân Hưng Tây (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) là một trong những đơn vị còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Thế nhưng, những năm qua, tập thể nhà trường đã luôn đoàn kết, gắn bó hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Để tạo nên sức mạnh đoàn kết đó, phải nói đến sự nỗ lực không ngừng của thầy Phan Văn Tiếp - Chủ tịch công đoàn trường trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên.
Sự đồng hành bền bỉ của công đoàn

Sự đồng hành bền bỉ của công đoàn

Trường THCS Thắng Nhì, nằm giữa lòng thành phố biển Vũng Tàu (Bà Rịa- Vũng Tàu) từng là một ngôi trường nhỏ bé với vô vàn khó khăn trong những ngày đầu thành lập. Cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên còn hạn chế, học sinh chủ yếu là con em lao động tự do, đời sống bấp bênh. Nhưng vượt lên tất cả, đơn vị đã từng bước vươn lên, phát triển mạnh mẽ nhờ tinh thần đoàn kết, sự tận tâm của tập thể giáo viên và đặc biệt là sự đồng hành bền bỉ của Công đoàn nhà trường.
Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Xem thêm